Loài ruồi nhà thường gặp có tên
khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều
thực phẩm và chất thải.
Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như ỉa chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.
* Vòng đời:
Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đọan: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà từ trứng nở thành ruồi trưởng thành thường mất từ 3 – 5 ngày. Ruồi trưởng thành có
đời sống khỏang 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp có thể sống đến 3 tháng.
Ruồi nhà có sức
sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần.
Trứng ruồi thường được đẻ thành khối trên chất hữu cơ như phân bón, rác rưởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rưởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng. Giai đọan nhộng thường kéo dài từ 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi con đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé bao nang và chui ra ngòai. Ngay sau khi nở, ruồi giang cánh để khô và cứng cơ thể. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản.
* Một số tập tính của ruồi:
Ruồi trưởng thành có màu xám đen, dài 6-9 mm và có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt ngực. Kiểu miệng liếm hút. Cả ruồi đực và cái đều ăn tất cả thức ăn, rác rưởi, chất thải của người và cả phân động vật. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết nếu sau 48 giờ không hút nước. Một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần.
Ruồi họat động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngòai bờ rào, hần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp … Ruồi thường tập trung ở các điểm tìm kiếm thức ăn, nơi giao phối, nơi đẻ trứng và nơi trú đậu. Ban đêm ruồi ưa đậu ở trần nhà và những cấu trúc treo cao khác, nhìn chung gần với nơi kiếm ăn, nơi đẻ và tránh được gió.
* Ảnh hưởng của ruồi đối với sức khỏe cộng đồng:
Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.
Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …
Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.
* Các biện pháp phòng chống:
Có thể diệt ruồi trực tiếp bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc bằng các biện pháp vật lý như bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện. Dù bằng cách nào cũng cần phù hợp với điều kiện vệ sinh môi trường.
-Làm mất hoặc làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi: Cần có rãnh thóat nước, phân, nền sàn nên làm bê tông và xối sạch hàng ngày ở chuồng trại súc vật, gia cầm. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa và có điều kiện nên làm khô phân trước khi ruồi có thời gian đẻ và phát triển. Làm tấm đậy các hố xí hở, và nên xây dựng những hố xí kín ở những khu dân cư. Rác rưởi và các chất thải hữu cơ cần làm sạch triệt để bằng cách thu dọn vào vật chứa, chuyên chở và xử lý đúng cách.
-Làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến: Ruồi thường được thu hút bởi mùi phát ra từ các ổ đẻ của chúng, mùi sinh ra từ thức ăn cá, xương, đường mía, sữa, hoa quả lên men …Cần giảm và làm sạch những chất này.
-Đề phòng sự tiếp xúc giữa ruồi và mầm bệnh: Nguồn mầm bệnh của người và động vật bao gồm phân của người và động vật, rác thải, cống rãnh, mắt đau, chỗ lở loét, vết thương mổ …
-Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhà ăn và với người: Đậy kín chạn bát, thức ăn. Làm lưới cửa ra vào và cửa sổ cũng như chụp màn để bảo vệ
trẻ con khi ngủ để không cho ruồi và các côn trùng khác vào.
Ruồi là côn trùng nhỏ thường bu kín
thức ăn, đồ dùng làm mất vệ sinh và mang nhiều mầm bệnh. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn loại bỏ chúng dễ dàng, tự nhiên.
2.Phương pháp vật lý:
Chúng ta có thể sử dụng những lọai bẫy ruồi như: bẫy ruồi, bẫy dính, bẫy điện…Sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn và ruồi sẽ bị nhốt trong bẫy ruồi, bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết.
Một số biện pháp hóa học như sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lưu, phun không gian, phun hóa chất diệt dòi vào ổ đẻ của ruồi …Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh, được áp dụng khi có dịch tả, kiết lỵ, đau mắt, nhưng hạn chế sử dụng bởi vì ruồi phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh.
Một số hóa chất sử dụng làm bả diệt ruồi như các hợp chất phospho hữu cơ (dichlovos, diazinon, malathion …); hợp chất carbamat (propoxur, formaldehyd ..).Các hóa chất sử dụng để phun tồn lưu hoặc phun không gian như các hóa chất nhóm pyrethroid: Alphacypermethrin, cyfluthrin,deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin …
4.Phương pháp dân gian:
Ruồi thích ánh sáng thường ban ngày, như do ruồi có mắt kép phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu. Vì vậy người ta cho nước sạch vào túi nylon, treo trong nhà, ruồi bay qua bay lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon đựng nước, ruồi sợ và bay xa. Đây là biện pháp các quán hàng
ăn uống thường sử dụng rất có hiệu quả.
Diệt ruồi
Bạn có thể sử dụng loại băng keo dính hai mặt chuyên diệt ruồi. Loại băng keo này có mùi mật thơm nên rất thu hút ruồi. Hương muỗi hay vỏ bưởi phơi khô cũng có thể đuổi ruồi.
– Để vài cây cà chua con trong phòng. Ngửi mùi cây cà chua, ruồi sẽ sợ bay đi ngay.
– Trên mặt
thức ăn ruồi hay đậu, hãy để mấy cọng hành sống lên đó, ruồi sẽ không dám đậu lên đó đâu..
– Đặt ở cạnh cửa ra vào hay trên cửa sổ một số cây toả hương về đêm như cây bạc hà, hoa bóng năm. Ngửi thấy mùi của các cây này ruồi cũng không dám bay vào nhà .
– Đốt vỏ quýt : nếu ta đem vỏ quýt khô vào trong phòng để đốt, những mùi khó chịu trong phòng không những hết mà ruồi muỗi cũng hết luôn.
– Treo những túi nylon chứa nước trong veo dùng để xua đuổi ruồi là căn cứ vào đặc điểm ruồi thích ánh sáng thường ban ngày, do mắt kép của ruồi có phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu. Khi ruồi bay đi bay lại tìm chỗ trú đậu đã gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon chứa nước trong, ruồi sẽ sợ và bay ra nơi khác. Biện pháp này đơn giản nhưng xua đuổi ruồi rất có kết quả.
NHỬ
– Gắn một cái phễu giấy cứng lên miệng một cái chai thuỷ tinh, trong chai có đựng loại thức ăn ruồi ưa thích. Khi ruồi đã chui vào chai thì không tài nào ra được. Đổ nước vào chai hay bằng cách nào làm cho ruồi chết.
– Lấy một ít thức ăn có mùi tanh dẫn dụ ruồi rồi trộn đều với một ít dung dịch thuốc trừ sâu 2%. Chia hỗn hợp này vài phần đặt vào những chỗ ruồi hay đến. Ruồi ăn phải sẽ chết. Loại mồi này độc nên để vào chỗ dâm mát, hai ba ngày thay một lần đề phòng gia súc ăn phải
– Lấy một ít nhựa thông và dầu thầu dầu , hai phần bằng nhau. Cho nhựa thông vào nồi, đổ thêm ít nước, đun trong vài phút. Sau khi nhựa nóng chảy, đổ từ từ thầu dầu vào, đảo trộn đến khi sôi thì bắc ra khỏi bếp. Cho một ít đường vào hỗn hợp này, bạn sẽ có một loại keo bẫy ruồi thật tốt. Bôi keo này lên tấm bìa rồi treo ở chỗ ruồi hay bay tới. Nếu ruồi chạm vào thì sẽ không thoát ra được.
– Lấy 7 phần nhựa thông , 1phần đường đỏ, 2 phần dầu máy. Đun nóng nhựa thông rồi đổ dầu máy vào. Tiếp đó cho đường vào, ngâm 3-5 phút, đem phơi khô là được. Chỗ đặt bẫy ruồi nhỏ thêm vài giọt tinh dàu thơm cho thêm phần hấp dẫn.
– Bắt ruồi muỗi bằng nước đường : Mùa hè muỗi rất nhiều, 1 cách đơn giản để bắt được muỗi là ta dùng chai bia đã dùng hết đựng từ 3-5 ml nước đường, cũng có thể đựng 1 ít bia cũng được, đặt lên bàn hoặc trong phòng nơi có nhiều ruồi muỗi. Khi ngửi thấy mùi đường ngọt hay mùi bia, muỗi sẽ bay đến và bị dính vào chai. Nếu đặt ở ngoài nhà, một đêm có thể bắt được hàng chục thậm chí hàng trăm con muỗi.
DIỆT
Trong mùa hè, ruồi muỗi nhiều, khi bạn chưa mua được loại thuốc diệt ruồi vừa ý, bạn có thể chế một loại thuốc rất hiệu quả: Lấy 1-2 viên thuốc sổ giun hoà tan với nước đường trong cái đĩa rồi đặt ở những nơi nhiều ruồi muỗi. Chúng ăn phải sẽ chết ngay.
Nước ta ở vùng nhiệt đới, vì vậy trong
sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều loài ruồi trú đậu ở trong nhà, gây mất vệ sinh và làm khó chịu, phiền hà cho con người. Loài ruồi hoạt động phổ biến nhất là Musca domestica, Musca vicina… Muốn xua đuổi hay diệt ruồi, có nhiều phương pháp khác nhau.
Việc treo những túi nylon chứa nước trong veo dùng để xua đuổi ruồi là căn cứ vào đặc điểm ruồi thích ánh sáng thường ban ngày, do mắt kép của ruồi có phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu. Khi ruồi bay đi bay lại tìm chỗ trú đậu đã gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon chứa nước trong, ruồi sẽ sợ và bay ra nơi khác. Biện pháp này đơn giản nhưng xua đuổi ruồi rất có kết quả.
Một biện pháp dân gian đơn giản khác cũng đã được ứng dụng căn cứ vào đặc điểm ruồi thường thích ánh sáng thường ban ngày và sợ tối. Vì vậy khi có nhiều ruồi hoạt động ở trong nhà, có thể dùng quạt xua đuổi hết ruồi ra khỏi nhà và thả rèm cửa sổ, mành cửa chính, ngăn không cho ruồi bay lại vào nhà. Do trong nhà bớt ánh sáng nên số lượng ruồi sẽ giảm và ruồi không bay vào nhà được nữa.
Nếu muốn diệt ruồi, có thể dùng mồi bả diệt bằng cách dùng hóa chất loại propoxur với tỷ lệ thấp 1-2% trộn với bột tôm nghiền nhỏ, cho đường ngọt và một ít nước vào trộn đều để có dạng sền sệt. Đựng mồi bả diệt ruồi đã
pha chế vào một cái đĩa và đặt vào nơi có nhiều ruồi hoạt động. Tránh không cho trẻ em tới gần vị trí đĩa đặt mồi bả diệt ruồi hoặc chó, gà … ăn phải mồi bả vì sẽ nguy hiểm do nhiễm độc hóa chất. Đĩa đựng mồi bả diệt ruồi phải loại bỏ đi, không được tận dụng lại để đựng thức ăn.
Có thể dùng một số nguyện phụ liệu tự nhiên có sẵn trong nhà bếp sau đây để đuổi ruồi rất hiệu quả:
1. Đinh hương:
Theo
Ehow , cách đơn giản nhất là đặt một vài nắm đinh hương vào tấm vải thưa, sau đó treo tấm này gần cửa ra vào hoặc cửa sổ.
2. Tiêu đen:
Ruồi không thích mùi nồng của hạt tiêu đen. Vì vậy, trộn lòng đỏ trứng với đường, một muỗng canh hạt tiêu đen trong một món ăn. Đặt món ăn này ở những nơi bạn muốn đuổi ruồi, lưu ý khi hỗn hợp thức ăn này khô, bạn phải làm mồi khác thay thế.
3. Bạc hà:
Bạn có thể sử dụng bạc hà tươi hoặc sấy khô để đuổi ruồi. Giống như đinh hương, treo những túi bạc hà gần cửa sổ hoặc cửa ra vào. Ngoài ra, bạn có thể cắt nhỏ lá bạc hà rồi thả vào cốc nước và đặt trên bàn hoặc cửa sổ. Thêm húng quế để đạt hiệu quả cao hơn.
4. Lá hương thảo
Có màu xanh, dễ trồng, chịu hạn hán, nhiệt độ, gió tốt. Lá này rất hấp dẫn ong bướm, nhưng mùi hương mạnh của nó lại gây khó chịu với các loài côn trùng, ruồi, muỗi.
5. Cây oải hương
Có mùi thơm có thể xua đuổi ruồi, sâu bướm và bọ chét. Bạn có thể trồng cây trong vườn để đuổi ruồi bên ngoài. Còn ở trong nhà, treo một vài bông hoa oải hương khô gần khu vực ruồi thường lui tới.
6. Húng quế
Là loại
thảo dược thường được sử dụng để nấu ăn, lá này có một mùi hương khiến loài ruồi rất ghét. Bạn nên trồng chậu húng quế đặt ở gần cửa ra vào hoặc gần bàn ăn để ngăn chặn ruồi xâm nhập. Hoặc bạn có thể sử dụng túi húng quế khô gần khu vực nhiều ruồi.
7. Giấm:
Trộn vài giọt xà phòng cùng với quế vào một chai giấm và lắc đều. Dung dịch giấm và quế sẽ xua đuổi ruồi, xà phòng khiến ruồi không thể bám vào các vật thể.
8. Tinh dầu sả:
Trộn một muỗng canh dầu với 453 g sả, lắc đều và phun trực tiếp vào ruồi và những nơi nhiều ruồi. Mặc dù không giết ruồi trực tiếp, tinh dầu sả sẽ cản trở khả năng bay của ruồi và cho phép bạn tiêu diệt chúng dễ dàng hơn.
9. Lá nguyệt quế
Là một thảo dược thường được sử dụng nấu ăn và nó cũng có một mùi hương khó chịu khiến ruồi và các loài côn trùng khác như bướm, gián tránh xa. Bạn có thể trồng nguyệt quế hoặc sử dụng lá khô để ngăn cản ruồi xâm nhập.
10. Cây cúc ngải
là một loại thảo dược có hoa rất hiệu quả trong việc xua đuổi ruồi và chống mối, mọt, kiến, chuột, muỗi… Tuy nhiên, lưu ý trước khi sử dụng cúc ngải để đuổi ruồi vì chúng chứa loại dầu có thể gây viêm da.
11. Ngải cứu
là thảo dược có vị đắng và có khả năng diệt côn trùng, xua đuổi bọ ve, ruồi và bướm đêm. Bạn có thể trồng loại cây này gần cửa ra vào để đuổi ruồi và các loài côn trùng khác.
12. Cửu lý hương,
Một loại cây thân gỗ có đặc tính tẩy uế, diệt côn trùng và ruồi (đặc biệt là ruồi giấm) một cách tự nhiên.
Ruồi giấm sinh sản trên bề mặt rau, củ, quả khiến con người vô tình đưa nhiều vi khuẩn có hại vào cơ thể mà chẳng hay biết.
Sau đây là mẹo đuổi ruồi giấm tránh xa khỏi hoa quả
Ruồi giấm, hay còn có tên gọi khác là ruồi trái cây, vì chúng thích trái cây, đồ ngọt, cũng như quá trình lên men hoa quả, giấm ăn. Chắc hẳn không ít gia đình từng khổ sở vì ruồi giấm bu đầy lên những đĩa hoa quả sơ sểnh để lộ trên bàn. Đây là lúc ruồi giấm sinh sản trên bề mặt trái cây, rau củ và khiến
thức ăn nhiễm khuẩn.
Vì trứng ruồi giấm rất khó phát hiện bằng mắt thường nên khi ăn hoa quả, trái cây bị nhiễm trứng ruồi giấm, con người dễ dàng bị truyền các loại vi khuẩn, vi rút kí sinh trên cơ thể ruồi. Thậm chí, vào năm 2014, một phụ nữ Đài Loan (48 tuổi) đã phải vào viện cấp cứu sau một ngày bị đau tai dữ dội. Các bác sĩ đã thấy đầu dịch máu trong ống tai và sau khi thăm gáp, mọi người sững sờ khi bắt ra một con giòi (ấu trùng ruồi giấm) vẫn còn sống.
Ruồi giấm chui vào lỗ tai một bệnh nhân nữ
Mùa hè nóng nực nên ruồi giấm sinh sản càng nhanh. Chúng dường như có ở khắp mọi nơi – trên bát đựng trái cây, bồn rửa nhà bếp, và khó chịu nhất là cứ loanh quanh khi bạn đang nấu bếp. Vì hình dáng rất nhỏ và linh hoạt, bạn không thể tiêu diệt ruồi giấm bằng vỉ đậm. Trong khi đó, sử dụng thuốc xịt lại độc hại cho mọi người trong gia đình. Vậy làm thế nào để phòng và diệt trừ ruồi giấm tự nhiên? Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phòng tránh ruồi giấm sinh sôi nảy nở trong gia đình.
1. Cắt đứt nguồn thức ăn của ruồi giấm
Ruồi giấm bị hấp dẫn bởi trái cây, rau củ,
thực phẩm lên men. Do vậy, bằng cách loại bỏ bất kỳ nguồn thực phẩm nào của ruồi giấm, chúng sẽ bị buộc phải ghé thăm một nơi khác.
– Lưu trữ rau củ, trái cây đúng cách
Sau khi đi chợ về, bạn không được để lộ trái cây, rau củ ra ngoài không khí. Bạn nên bọc kín trong túi vào cất ngay vào trong tủ lạnh. Trước khi chế biến, chỉ lấy ra một lượng vừa đủ và rửa sạch.
– Đậy kín hộp trái cây trên bàn
Khi bày trái cây trên bàn thì nên đậy kín để tránh thu hút nhiều ruồi giấm. Đặc biệt những hoa quả như nho, đào, mận,…là những thức ăn ưa thích của ruồi giấm.
– Không quăng rác thực phẩm vào thùng rác để hở.
Đừng giữ bất kỳ rau hay thịt thừa trong thùng rác trong nhà của bạn. Nếu thùng rác không có nắp thì bạn nên gói kín rác thải thực phẩm trong túi bóng khi vứt vào thùng.
– Sử dụng hoặc loại bỏ tất cả các quả chín nẫu.
Trái cây hư thối để hở ngoài không khí là lời mời gọi không thể tuyệt vời hơn đối với ruồi giấm.
– Rửa sạch các chai/lọ đựng sốt
Rửa sạch tất cả các loại chai/lọ sau khi dùng xong mà chưa vứt đi ngay. Ở đây bao gồm những chai sốt cà chua, sốt tương hay rượu.
– Cất trái cây xanh trong túi giấy
Đặt trái cây còn non trong túi giấy nâu bịt kín miệng sẽ giúp chúng chín muồi nhưng vẫn không thu hút ruồi giấm.
2. Lau sạch tất cả những góc thu hút ruồi giấm
Làm sạch tất cả các dấu tích còn lại của thức ăn, nước ép trái cây, v.v. sẽ giúp đảm bảo rằng ruồi giấm không còn làm phiền bạn.
– Rửa sạch tất cả bát đĩa sau khi sử dụng.
Tránh để bát đĩa bẩn qua đêm,
tốt nhất là nên rửa luôn sau khi ăn xong. Ngoài ra, sau khi rửa xong, bát nên đổ nước rửa bát xuống ống cống để giết chết hết ruồi giấm cũng như ấu trùng làm tổ trong đó. Các cặn bã tích tụ bên trong cống bồn rửa là nơi sinh sản lý tưởng cho ruồi giấm.
Bạn cũng có thể đổ đá xuống cống qua đêm. Mỗi một tuần, bạn có thể sử dụng baking soda và nước nóng để làm sạch triệt để ống cống. Khi vệ sinh nhớ đeo găng tay để không bao giờ chạm da vào chất thải khiến dính phải các vi khuẩn gây bệnh.
– Giặt khăn trải bàn thường xuyên
Hãy chú ý giặt kỹ khăn trải bàn bằng xà phòng, rửa sạch và vắt khô trước khi treo chúng lên. Bạn đừng nên giặt tay trong bồn rửa mặt vì có thể chúng sẽ lây nhiễm chéo trứng ruồi giấm ra nhau.
– Lau sạch bàn sau khi ăn xong
Lau sạch những mảnh vụn thức ăn vương vãi trên bàn. Trong nhà không có thức ăn thừa không chỉ hạn chế ruồi giấm mà còn vô số loài sâu bọ khác.
– Làm sạch phía trước, trong và sau của tủ lạnh mỗi tháng một lần.
– Lau sạch mặt bếp và xung quanh bếp ga thường xuyên.
Đổ hết sạch nước lau nhà và làm sạch thùng, giẻ lau. Không bao giờ để ứ đọng các vũng nước trong nhà.
Blogsudo Tổng Hợp
Từ khóa tìm kiếm: chung de dang, gan cua, gan cua ra vao, cua so, hat tieu, muong canh, ban co the su dung, de duoi ruoi, xua duoi ruoi, ban co the trong, kho gan khu vuc, loai thao, mot mui huong, ruoi xam nhap, tinh dau sa,musca domestica, nhung khu dan cu, noi co nhieu, chat thai, nguoi, cay ca chua, ruoi se so, thuc an ruoi, ra, ngui thay mui, bay vao nha,