Trí nhớ của con người được xem là tài sản “vô hình và vô giá”, nếu thiếu nó chúng ta không thể làm được điều gì. Dưới đây là một số khám phá mới liên quan đến việc tăng, giảm trí nhớ của con người đứng trên bình diện khoa học.
1. Thuốc chữa bệnh có thể “xóa” trí nhớ của con người
Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương thường bị suy nhược bởi những kí ức khủng khiếp.
Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu nhằm tạo ra một số loại thuốc có thể làm giảm bớt hoặc chặn đứng quá trình “xóa sạch” trí nhớ và những kỉ niệm của nhóm người này, giúp họ phục hồi kí ức. Tuy nhiên, trong thực tế lại có rất nhiều loại thuốc can thiệp vào quá trình sinh hóa trong cơ thể, làm suy giảm nhận thức, trí nhớ của con người.
Vì vậy, dược phẩm được xem là mang tính hai mặt, vừa chữa khỏi bệnh lại có thể gây ra những phản ứng phụ ngoài mong muốn, gây giảm trí nhớ. Do đó, khi dùng bất kì loại thuốc gì mọi người nên tư vấn kĩ bác sĩ, sử dụng đúng hướng dẫn, tuyệt đối không được lạm dụng và tự ý dùng thuốc.
2. Những phông chữ khó giúp duy trì trí nhớ
Kết quả, những ai đọc phông chữ càng khó, khả năng nhớ thông tin lại càng tốt. Nghiên cứu hai, áp dụng ở các học sinh trung học, và cũng cho kết quả tương tự. Nhóm nào đọc các thông tin bằng các phông chữ khó thì kết quả trong bài kiểm tra trí nhớ cao hơn hẳn so với nhóm đọc các phông chữ đơn giản. Với phát hiện trên, giới chuyên môn khuyến cáo khi viết truyện tranh nên dùng những phông chữ để kích thích sự suy nghĩ, sự đọc và giúp trẻ nhớ được nội dung truyện lâu hơn.
3. Thói quen viết ra giấy làm tăng trí nhớ
Nhóm chuyên gia ở Đại học Ohio Mỹ (OSU) vừa kết thúc nghiên cứu dài kì và phát hiện thấy thói quen viết mọi thứ, đặc biệt những gì cần nhớ vào giấy, ra sách là việc làm hữu ích. Cách thực hành trực quan này giúp con người nhớ lâu và có tác động rất tích cực tới bộ nhớ. Qua nghiên cứu cho thấy, thói quen viết những suy nghĩ, những việc cần nhớ, cần làm ra giấy sau đó gấp gọn gàng và đặt nó vào một vị trí nhất định, khi cần giở ra xem sẽ có tác dụng làm mới bộ óc, thậm chí nếu bỏ đi cũng có tác dụng tương tự.
4. Thói quen rửa tay làm tăng trí nhớ
“Rửa tay tội lỗi” là một cụm từ khá phổ biến trong giới khoa học, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, có tác động rất lớn làm tăng trí nhớ cho con người. Trước tiên, sự sạch sẽ có tác động lớn đến sự cảm nhận của những người xung quanh. Không phải để đánh giá đạo đức hay những lỗi lầm người đó mắc phải mà nó tạo ra những cảm giác tích cực đối với những người cùng phòng. Thói quen rửa tay thực sự giúp cho con người cảm thấy bớt sai lầm quá khứ.
Ví dụ, những người ham chơi cờ bạc nhưng sau khi rửa tay nhắc họ về những cam kết mà bản thân đã ngầm định và đưa họ trở lại với những ý nghĩ tích cực hơn. Một khi thực hiện một quyết định khó khăn, nếu rửa tay sẽ giúp cho con người trở nên minh mẫn và đưa ra những quyết định sáng suốt. Sau khi rửa tay sẽ giúp con người tạo ra những ý nghĩ tích cực, những kỷ niệm hạnh phúc và hài lòng hơn.
5. Tăng trí nhớ nhờ học thêm một ngôn ngữ thứ hai
Học ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là khi còn nhỏ đã được chứng minh là có lợi suốt đời cho con người, trong đó có cả lợi ích làm tăng trí nhớ, hạn chế lú lẫn, sa sút trí tuệ. Trung bình, những người nói được hai hoặc nhiều ngôn ngữ thì sự trì hoãn, sa sút trí tuệ chậm hơn tới 4 năm so với nhóm dùng 1 ngôn ngữ. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy, “bộ nhớ công tác”, giống như bộ nhớ máy tính RAM (Random Acess Memory) của những trẻ nếu học thêm một ngôn ngữ hai hoạt động tốt và cuối đời trí khả năng giảm trí nhớ chậm hơn so với nhóm đơn ngữ.
6. Chế độ ăn uống tác động lớn đến bộ nhớ
Với nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện thấy, thực đơn giàu chất béo bão hòa hoặc đường có thể cản trở khả trí nhớ và lưu giữ thông tin hoặc một chế độ ăn uống nghèo nàn có thể làm cạn kiệt nồng độ của một hóa chất có tên DHA trong não bộ. Đây là hóa chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành kí ức của con người.
Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa còn là thủ phạm gia tăng bệnh viêm não, gây mất trí nhớ và nhiều hệ lụy khác. Ngược lại, nếu khẩu phần ăn giàu mỡ béo omega-3 sẽ hạn chế chứng viêm nhiễm vì vậy mà giới chuyên môn thường khuyến cáo mọi người nên tăng cường, bổ sung dưỡng chất DHA và giảm các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều mỡ và muối, tăng cường uống nước sẽ có tác dụng rất tích cực cho sức khỏe của nào và cuối cùng giảm được nguy cơ suy thoái nhận thưc khi về già.
7. Thực hành nhiều giúp tăng cường trí nhớ
Từ lâu, khoa học đã nhận thấy vai trò to lớn của việc thực hành, vì thế mới có câu “thực hành nhiều thì thành thạo”. Ngoài ra, thực hành còn giúp tăng cường và kéo dài trí nhớ cho con người. Qua quét điện não đồ, nhà tâm lý học người Mỹ Gerd Thomas Waldhauser đã phát hiện thấy não của những người ưa hoạt động, vùng “lười” của não hoạt hóa mạnh hơn, ít bị liệt.
Nghiên cứu này cho thấy mọi người hoàn toàn có khả năng kiểm soát được quá trình nói trên giúp làm chủ trí nhớ bằng cách luyện tập trí nhớ, ngăn chặn quá trình suy giảm trí nhớ một cách thụ động. Thực tế, những người có vấn đề sức khỏe tâm thần mãn tính như bệnh trầm cảm hay bị tổn thương não do tai nạn, nếu không luyện tập thì não dễ bị liệt, nhưng chăm luyện tập, rèn luyện thì trí nhớ của họ nhanh chóng được phục hồi như những người bình thường.
8. Trí nhớ suy giảm theo tuổi tác
Khi con người về già, xu hướng hay quên được xem là phổ biến. Tuy nhiên, tần suất suy giảm còn phục thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe thể chất, chế độ ăn uống, trình độ học vấn, điều kiện vật chất, địa bàn sinh sống…
Sau khi thực hiện nghiên cứu ở hai nhóm, một nhóm độ tuổi 17 – 27, và nhóm còn lại từ 60 – 78 bằng cách nhớ các từ và hình vẽ sau khi đã xem. Kết quả, những người trẻ tuổi thường có trí nhớ tốt hơn. Riêng nhóm người cao niên nếu trước đó thường xuyên tiếp xúc với những bức tranh hay hình vẽ này thì trí nhớ của họ tốt hơn tới 30% so với nhóm cùng tuổi chưa nhìn thấy những chữ hay hình vẽ này bao giờ. Điều này cho thấy việc luyện tập, thực hành thường xuyên giúp con người hạn chế tốc độ suy giảm trí nhớ của não bộ.
9. Âm thanh, giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy những kí ức, kỉ niệm liên quan đến âm thanh có thể được não lưu giữ lâu hơn và một khi nghe thấy những âm thanh tương tự thì những ký ức này lại gợi về. Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy những âm thanh nhẹ nhàng trong khi đang ngủ cũng giúp cho con người có giấc ngủ sâu hơn và giúp củng cố thêm chức năng của bộ nhớ.
Chưa hết, giấc ngủ tốt cũng là tiêu chí quan trọng giúp kéo dài trí nhớ cho con người. Theo chuyên gia tâm lý người Mỹ, P. Walker thì giấc ngủ có thể giúp con người ghi nhớ được một số thứ, song cơ chế này con người lại không biết chính xác diễn ra như thế nào. Cách tốt nhất để tăng cường khả năng làm việc của não là duy trì giấc ngủ đủ, chất lượng. Khuyến cáo này được dựa vào thử nghiệm ở 2 nhóm người tình nguyện trẻ tuổi, khỏe mạnh, theo dõi những ngón tay lướt trên phím đàn của một người chơi piano và nhớ lại thứ tự chuyển động của những ngón tay nói trên.
Kết quả, nhóm người được ngủ tốt thì não làm việc tích cực và hiệu quả hơn, khả năng ghi nhớ lại thứ tự các thao tác của người chơi đàn tốt hơn từ 20 – 30% so với người không ngủ được hoặc giấc ngủ bị gián đoạn.