X

Những con đường ngắn nhất dẫn đến viêm đại tràng

SKĐS – Hiện nay, viêm đại tràng là một trong những bệnh lý phổ biến tại các khoa tiêu hoá. Bệnh dễ thành mạn tính và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.
Viêm đại tràng do đâu?
Do chế độ ăn uống không khoa học : Ăn uống không điều độ, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt, lạm dụng rượu bia gây rối loạn chức năng và tổn thương niêm mạc đại tràng là những nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ dẫn đến táo bón, lâu ngày cũng dễ gây viêm đại tràng.
Do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng: Các loại vi khuẩn gây bệnh lỵ (Shigella, Salmonella), nhiễm nguyên sinh động vật (amip), nhiễm ký sinh trùng (giun sán)… có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mạn tính .
Do chế độ vận động không hợp lý: Thói quen ít vận động, ngồi nhiều, nhịn đại tiện gây táo bón làm tổn thương niêm mạc đại tràng dẫn đến viêm đại tràng.
Các nguyên nhân khác: Viêm đại tràng còn có thể do cơ thể thiếu canxi, vitamin A, C, E và khoáng chất Se; rối loạn thần kinh thực vật hoặc không có nguyên nhân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng:
Đau bụng: Vị trí đau không cố định, thường lan theo dọc khung đại tràng. Đau âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn. Cơn đau tăng lên sau khi ăn và trước khi đại tiện. Cơn đau dễ tái phát khi người bệnh uống bia rượu, ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ hay thức ăn lạ.
Cơn đau âm ỉ lan dọc theo khung đại tràng
Trướng bụng, đầy hơi: Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu dọc theo khung đại tràng.
Rối loạn vận chuyển phân : Đại tiện nhiều lần trong ngày (2 – 6 lần) hoặc ngược lại táo bón 2 – 3 ngày mới đi ngoài được. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa. Đặc biệt, khi ăn thức ăn lạ hay các món nhiều dầu mỡ rất dễ đi ngoài.
Các triệu chứng khác khá đa dạng, thay đổi tùy từng bệnh nhân và theo từng thể bệnh. Đa số người bệnh ăn uống không ngon miệng, chán ăn, gầy sút, có thể thiếu máu. Tùy từng nguyên nhân có thể gây sốt trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc không gây sốt.
Giải toả nỗi lo viêm đại tràng
Viêm đại tràng dễ tái phát, khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Bệnh nhân cần có chế độ ăn nhiều chất xơ đồng thời phải kiêng rượu bia, chất béo, các gia vị như ớt cay, hạt tiêu và hạn chế một số loại thực phẩm sinh hơi nhiều như khoai lang, khoai mì… Tăng cường vận động, tập thể dục nhằm tăng co bóp đại tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hạn chế ngồi lâu và nhịn đại tiện.
Mộc hoa trắng – thảo dược quý trị viêm đại tràng
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung hàng ngày viên uống được chiết xuất từ các thảo dược như Mộc hoa trắng, Mộc hương, Hoàng liên, Bạch truật, Kha tử … có công dụng bổ tỳ, hành khí, chỉ thống, kiện vị, hoá thấp chỉ tả giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, đi ngoài phân sống, ỉa chảy, kiết lỵ do viêm đại tràng cấp và mãn tính, rối loạn tiêu hoá do uống nhiều rượu bia.
Theo suckhoedoisong.vn
Chuyên mục: Sức Khỏe
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.