X

Những dấu hiệu cần kiểm tra sức khỏe

Khát nước, khó thở và ngủ ngáy… là chuyện bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe.
Đau đầu dữ dội kèm sốt, khó thở… cần đến bệnh viện ngay 
Dưới đây là cách nhận biết sự khác biệt giữa các triệu chứng vô hại và có hại, theo Prevention .
Sụt cân dù không ăn kiêng
Bỗng dưng bạn mất đi 5% trọng lượng trong vòng 6 – 12 tháng mà không hề cố gắng giảm cân, đặc biệt là nếu bạn lớn tuổi. Cần đi bác sĩ ngay bởi sụt cân không rõ lý do có thể do mắc bệnh ung thư, trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh Parkinson, tiểu đường, cường giáp và một số bệnh khác.
Đau bụng kéo dài
Đau bụng có thể xảy ra do tiêu chảy, khó tiêu, bệnh loét, đau tim, chấn thương, táo bón, viêm ruột… Đặc biệt, nếu cơn đau kéo dài hơn ba ngày hoặc có liên quan đến chấn thương. Hoặc nếu các cơn đau kèm theo đau ngực, đau bụng dữ dội, kèm buồn nôn và nôn, kèm bụng phình to… là lúc bạn cần đi khám ngay.
Khó thở
Tập thể dục, lo lắng, viêm phế quản, hen suyễn,… có thể gây khó thở. Vì vậy, nếu khó thở kèm đau ngực, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, khó thở khi nằm phẳng, sốt cao, ớn lạnh và ho, môi hoặc ngón tay chuyển sang màu xanh, đừng chần chờ mà nên đến bệnh viện để được tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Đau đầu
Những cơn đau đầu mạn tính như đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng hoặc đau đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, thiếu ngủ, bỏ bữa ăn, nhiễm trùng xoang, quan hệ tình dụcuống rượu… thì cần được chẩn đoán và điều trị.
Đặc biệt, nếu cơn đau đầu bất ngờ và đau dữ dội kèm sốt, khó thở, cổ cứng hoặc phát ban, buồn nôn và nôn nặng, nhất là khi triệu chứng đau đầu kéo dài hơn 3 lần/tuần mà không thuyên giảm dù đã uống thuốc… cũng là dấu hiệu cho thấy cần được khám bệnh sớm.
Sốt
Sốt có thể do bệnh cúm hoặc viêm sau chấn thương. Vì vậy, nếu sốt hơn 3 ngày kèm gặp ảo giác, rối loạn tâm thần, bơ phờ hay co giật, mất nước, nhức đầu nặng, phát ban da, cứng cổ hoặc đau khi cúi cổ của bạn về phía trước… là cơn sốt cần phải được tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Ngủ ngáy
Ngáy có thể chỉ đơn giản là gây phiền bạn đời, nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của điều gì đó không ổn. Nếu chứng ngáy kèm thở hổn hển và khịt mũi, kèm triệu chứng buồn ngủ ban ngày, rất có thể bạn đã gặp các vấn đề về tim và huyết áp cao.
Phân đen
Những thay đổi về màu sắc của phân hầu như không ảnh hưởng gì bởi màu phân liên quan đến thức ăn hàng ngày như ăn củ cải đường, nam việt quất hoặc rau màu đỏ… Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy phân màu đỏ hoặc màu không liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, chuột rút, nôn mửa, sụt cân… nhiều khả năng bạn đã gặp vấn đề về tiêu hóa (như dạ dày, loét và ung thư)…
Đốm nâu trên da
Đốm màu nâu mới nổi lên trên da kèm hình dạng, màu sắc, kích thước bất thường hoặc trở nên ngứa hoặc đau, hãy dè chừng nguy cơ của các khối u ác tính.
Khát triền miên
Khát nước cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và một số thuốc tâm thần. Tuy nhiên, nên đi khám bác sĩ nếu cơn khát kèm với sưng ở chân và tăng cân nhanh, kèm theo buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi… những dấu hiệu của bệnh tim hoặc thận và đái tháo đường.
Theo www.thanhnien.com.vn
Từ khóa tìm kiếm: co the, the la dau hieu,
Chuyên mục: Sức Khỏe
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.