Trước đây, tiêu chuẩn để đưa ra quyết định của mình lúc nào cũng là “Mình làm vậy có đúng hay không?” Đúng, có nghĩa là phải kết hợp với các tiêu chuẩn khác đã được đề ra và ngầm được mọi người công nhận là đúng. Chúng ta luôn so sánh việc mình làm với các tiêu chuẩn đó để phán quyết. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, làm vậy bản thân các bạn có cảm thấy thoải mái, có vui vẻ với quyết định đó không, hay chỉ cần ĐÚNG là được?<br />
Mình đã dần dần thay đổi suy nghĩ của mình, bởi mình cũng không rõ cái nào THẬT SỰ ĐÚNG. Có thể chuyện này đối với A thì đúng, nhưng với B là sai. Có thể bạn khen A dễ thương, A rất vui nhưng không chắc rằng bạn nói cùng 1 câu đó với B thì B sẽ vui vẻ.
Mình đã chọn làm những việc mang lại niềm vui cho mình, và từ đó cuộc sống của mình cũng thay đổi, theo chiều hướng tích cực hơn xưa rất nhiều.
2. Chuẩn bị nhiều lựa chọn
Nếu chỉ có 1 quyết định, việc lựa chọn sẽ vô cùng khó khăn, vì nếu lỡ kết quả không như ý muốn thì làm thế nào?<br />
Ví dụ như bạn muốn trở thành ca sỹ chuyên nghiệp, bạn khăn gói từ dưới quê lên thành phố thi Đại Học, bạn rất quyết tâm ôn luyện và học hỏi. Đó là 1 điều tốt, nhưng nếu thất bại thì sao? Đó là lúc bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình các lựa chọn thứ 2, thứ 3. Như không vào được đại học thì có thể học Cao Đẳng, không thì học Trung Cấp. Không đủ tiền đi học thì có thể xin 1 chân làm part-time, xin đi hát cho các quán cafe, vừa học vừa phát triển,….. Biết đâu 1 ngày bạn lọt vào mắt xanh 1 ông bầu nào đó và được nâng đỡ; hoặc tài năng của bạn sẽ được công nhận bởi chính các khán giả yêu thích giọng hát của bạn.
3. Chọn cái mình ít ghét hơn
Có khi nào bạn làm 1 chuyện được cho là đúng đắn, nhưng bản thân các bạn lại thấy khó chịu, không thoải mái chưa?<br />
Ví dụ như bạn đến 1 quán nước, bạn muốn uống sinh tố, nhưng quán chỉ có bán trà và cafe, bạn buộc phải chọn giữa 2 món đó. Vậy thì cứ chọn món nào mình ít ghét hơn, có thể nhâm nhi mà không cảm thấy bực bội khó chịu trong lòng.
4. Từ bỏ hoặc dấn thân
Mình sẽ lấy việc đi shopping làm ví dụ cho việc Từ bỏ. Ví dụ như ngày hôm đó bạn muốn mua 1 cái bình đựng nước có hình gấu Pooh thật dễ thương, nhưng đi hết các siêu thị vẫn không tìm đúng cái mình mong muốn, hãy từ bỏ lúc này, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy vào 1 ngày nào khác.
Trong công việc, bạn lúc nào cũng muốn việc mình làm được thành công, thành tích của mình được công nhận. Bạn ngưỡng mộ anh A chị B vì thành tích họ quá rực rỡ. Nhưng hãy tìm hiểu họ xem, ai đạt được thành công cũng đều phải trải qua nhiều lần thất bại cả. Từ đó rút kinh nghiệm và làm tốt hơn. Phải biết dấn thân, thử nghiệm.
Vì vậy đừng phí nhiều thời gian cho việc ngồi suy tính thiệt hơn, cứ làm thử đi, thất bại cũng không sao cả. Thất bại là mẹ của thành công mà.
5. Nghĩ đến kết quả sau đó
Ví dụ như bạn được đề bạt lên chức Trưởng phòng, bạn cảm thấy rất sung sướng và hãnh diện. Nhưng hãy suy nghĩ kỹ lại những hệ lụy sẽ kéo theo sau đó : bạn phải làm việc nghiêm chỉnh hơn, càng bị nhiều người soi hơn, phải có trách nhiệm với công việc hơn, công việc sẽ nhiều hơn,….; bạn sẽ được tăng lương, sẽ được hãnh diện, sẽ được tự do điều khiển người khác,….. Sau khi cân nhắc giữa lợi và hại hãy đưa ra quyết định phù hợp với mình bạn nhé!
6. Xem trọng BẢN THÂN
Khi phải quyết định 1 điều gì đó, hãy đặt lợi ích bản thân lên để xem xét.
Ví dụ như ngay từ nhỏ cha mẹ đã hướng bạn theo học ngành Y, trở thành 1 bác sỹ tài giỏi, làm nở mặt gia đình. Nếu bản thân các bạn cũng muốn trở thành bác sỹ thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu bản thân các bạn muốn trở thành giáo viên, thành ca sỹ, hướng dẫn viên du lịch,…. chẳng hạn, tại sao không làm cái mình muốn?<br />
Vâng, câu trả lời của 1 số bạn có thể là chữ HIẾU. Nhưng hãy nghĩ xem, khi làm 1 việc mình không thích bạn có hạnh phúc không? có vui vẻ không? Không hạnh phúc, không thoải mái, không vui vẻ thì có làm lâu dài được không? có làm tốt được không? Những người thân của bạn khi nhìn vào đó có cảm thấy vui vẻ theo được không khi bản thân bạn cũng không vui vẻ?<br />
Nếu bản thân mình không vui thì chắc chắn mình không thể mang lại niềm vui cho ai được hết. Để làm người khác hài lòng, bản thân mình phải hài lòng về mình trước đã. Để yêu thương người khác, phải yêu thương bản thân mình trước đã.