Trí nhớ của con người có nhiều điều bí ẩn và thú vị mà nhân loại chưa thể khám phá hết. Các bạn có thể sẽ muốn biết một vài điều dưới đây.
Nhiều người nói rằng họ có trí nhớ kém, nhưng phần lớn là sai. Cách hoạt động của trí nhớ có thể gây bất ngờ, gây thất vọng, kỳ lạ – nhưng không hẳn là “kém”.
Đối với đa số chúng ta thì vấn đề không nằm ở trí nhớ của chúng ta, mà nằm ở sự hiểu biết của chúng ta về cách hoạt động của trí nhớ.
Vài điều về trí nhớ
Nói không sợ quá đáng, một phần đóng góp quan trọng cho nền văn minh nhân loại xưa giờ chính là trí nhớ của các kỳ nhân. Từ kinh Tân Ước của Cơ Đốc Giáo, Tứ Thư Ngũ Kinh của Nho Giáo, Tam Tạng thánh điển của Phật giáo,… đều được lưu giữ bằng trí nhớ của các thiên tài trước khi được phổ biến và bảo lưu bằng văn bản. Trong lịch sử cận đại của Trung Quốc, hơn hai trăm ngôi tháp tổ độc đáo ở hậu viên chùa Thiếu Lâm sau khi bị đám Hồng Vệ Binh phá hủy đã được một nhà sư trong chùa ngồi nhớ lại và vẽ mẫu cho thợ xây mới, chính xác đến từng viên gạch.
Chưa hết, ngay sau cuộc di tản năm 1959 từ đất Tàu, hàng ngàn bức bích hoạ khổng lồ trong các tự viện Tây Tạng đã được các Lạt-ma chụp lại bằng trí nhớ và tái hiện ngon lành trên xứ Ấn ngay sau đó. Tương truyền trước lúc ra đi, các Lạt-ma có trí nhớ siêu việt này đã ngồi im lặng trước các bức bích họa đó trong mấy ngày trời để copy chúng vào óc mình. Người Việt ta xưa giờ cũng thỉnh thoảng xuất hiện vài tay có sức cường ký kinh thiên kiểu đó, thấyqua một lần thì suốt đời không quên, như xưa có ông Lê Quý Đôn và trước 1975 có nhà văn Đàm Quang Thiện (theo cụ Lãng Nhân). Nhưng có cơ hội sử dụng trí nhớ trác việt đó một cách hữu ích thì có lẽ chưa nhiều.
Nhiều người hôm nay đã có bụng nghi ngờ trí nhớ của tôn giả Ànanda khi họ đọc thấy trong suốt 25 năm theo hầu Phật, ngài đã “nhớ không sót một lời Phật nói và đã nghe qua thì không cần hỏi lại”. Tôi vốn người kém cõi, nhưng tin chuyện đó. Lý do đơn giản thôi: Chịu khó để ý một chút ta sẽ thấy khoảng cách của thiên hạ với nhau nhiều khi lớn không tả được, từ khả năng trí óc đến chuyện may rủi. Không thể đem cái hạn chế của bản thân làm thước đo vạn vật. Chuyện đó xưa nay đã hại không biết bao nhiêu người rồi. Tôi chỉ biết nói chừng đó thôi, những gì ngoài ra xin mời thiên hạ đọc chơi mấy bài báo vớ vẩn dưới đây.
10 điều bất thường thú vị của trí nhớ
Sau đây là 10 điều bất thường thú vị của trí nhớ đem lại một sự hiểu biết tốt hơn về thứ làm chúng ta nhớ – hoặc quên.
1. Chứng quên thời thơ ấu
Hầu hết những người trưởng thành không thể nhớ lại phần lớn , nếu không nói là bất kì thứ gì, từ trước 3 tuổi.
Đó là cái mà Sigmund Freud lần đầu tiên gọi bằng thuật ngữ “chứng quên thời thơ ấu”.
Một nghiên cứu mới về ký ức thời thơ ấu tiết lộ rằng chứng quên thời thơ ấu bắt đầu từ khoảng 7 tuổi (Bauer & Larkina, 2013).
Các kết quả cho thấy giữa 5 và 7 tuổi, trẻ em có thể nhớ lại khoảng 63% và 72% các sự kiện mà chúng lần đầu tiên nhớ lại lúc 3 tuổi.
Tuy nhiên, vào khoảng 8 hoặc 9 tuổi thì trẻ chỉ nhớ lại được khoảng 35% các sự kiện.
Khi còn nhỏ, hồi cá ngựa – một phần của não quan trọng cho trí nhớ – vẫn còn đang sinh sản các tế bào thần kinh: những nơ ron mới liên tục được sinh ra.
Cho đến khi quá trình này hoàn thành, chúng ta thấy nó khó mà lưu giữ những ký ức dài hạn về bản thân.
2. Google ghi nhớ giúp bạn
Nếu bạn từng lo lắng về tác động của internet đối với đầu óc của bạn thì khía cạnh này của trí nhớ dường như tăng thêm những nỗi lo ấy.
“Hiệu ứng Google” là phát hiện cho thấy chúng ta có xu hướng quên những thứ mà chúng ta biết mình có thể tìm kiếm trên internet.
Trong một nghiên cứu của Sparrow et al. (2011) những người tham gia được điều khiển để nghĩ rằng họ hoặc là có thể tìm được những vật mà họ được yêu cầu nhớ lại từ một máy vi tính, hoặc những vật bị xóa.
Kết quả cho thấy trí nhớ của mọi người tệ đi đối với những vật mà họ nghĩ là họ có thể tìm kiếm.
Điều quan trọng là, mặc dù sự thật là trí nhớ của con người tệ đi khi họ có thể tiếp cận thông tin thì họ lại biết rõ hơn về nơi tìm thấy thông tin đó.
Giả sử bạn có thể tìm kiếm hầu hết mọi thứ trên internet thì điều đó có nghĩa là chúng ta cuối cùng sẽ quên hầu hết mọi thứ?
Tác giả của nghiên cứu, Betsy Sparrow, xem đây như là một sự tái tổ chức của cách chúng ta ghi nhớ sự việc:
“Bộ não của chúng ta dựa vào internet để ghi nhớ rất giống với cách chúng ta dựa vào trí nhớ của một người bạn, một thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Chúng ta ít nhớ được bản thân thông tin hơn là nhớ được nơi mà thông tin có thể được tìm thấy”.
Như vậy, đây không phải là một bước lùi, mà là một sự tiến hóa trong cách trí nhớ làm việc.
3. Những cảm xúc tiêu cực mất đi nhanh hơn
Về trung bình, những cảm xúc tiêu cực bị quên nhanh hơn những cảm xúc tích cực.
Một nghiên cứu yêu cầu con người viết về những việc đã xảy ra với họ qua một khoảng thời gian kéo dài nhiều tháng.
Sau đó họ được yêu cầu nhớ lại những sự kiện đó 5 năm sau.
Một điều kỳ lạ xảy ra đối với hầu hết mọi người (không-bị trầm cảm): những sự việc tiêu cực bị quên với tỷ lệ cao hơn so với những sự việc tích cực.
Các nhà tâm lý không biết chính xác tại sao điều này xảy ra, nhưng dường như nó là một phần của hệ miễn dịch tâm lý tự nhiên của chúng ta, giúp bảo vệ chúng ta chống lại những cú đánh không tránh khỏi của cuộc sống.
4. Xử lý sâu sắc
Sự thật là một sự kiện hoặc một ký ức càng được xử lý sâu sắc thì khả năng sự kiện đó được nhớ lại sau này càng lớn.
Một nghiên cứu cổ điển yêu cầu mọi người cố gắng nhớ một danh sách các từ (Craik & Tulving, 1975).
Một số người được yêu cầu tập trung vào những chi tiết bên ngoài, như âm của các từ hoặc chúng được viết như thế nào. Còn nhóm khác thì phải xử lý ý nghĩa của các từ.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những người đã suy nghĩ về ý nghĩa của các từ đã làm tốt nhất trong một bài kiểm tra sau đó.
Tìm kiếm những mối liên kết sâu xa hơn là cách để làm những ký ức vững chắc trong tâm trí.
5. Sự bóp méo ký ức
Khi một ký ức bị “quy gán sai” một số khía cạnh ban đầu xác thực của một ký ức trở nên bị bóp méo qua thời gian, không gian hoặc hoàn cảnh.
Một số ví dụ được nghiên cứu trong phòng thực nghiệm là:
Quy gán sai nguồn gốc của những ký ức. Trong một nghiên cứu, những người tham gia với những ký ức “bình thường” thường xuyên mắc sai lầm khi nghĩ rằng họ thu được một sự kiện bình thường từ một tờ báo, trong khi thực tế là những thực nghiệm viên đã cung cấp cho họ sự kiện đó (Schacter, Harbluk, & McLachlan, 1984).
Quy gán sai một khuôn mặt cho bối cảnh sai. Các nghiên cứu cho thấy các ký ức có thể trộn lẫn với nhau, do đó các khuôn mặt và những bối cảnh là hòa vào nhau.
Chuyên gia về trí nhớ Daniel Schacter cho rằng những quy gán sai đó có thể hữu ích cho chúng ta (Schacter, 1999).
Khả năng rút ra, trừu tượng hóa và khái quát hóa kinh nghiệm của chúng ta cho phép chúng ta áp dụng những bài học mà chúng ta đã học được trong một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
6. Hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik được đặt theo tên một nhà tâm lý học người Nga, Bluma Zeigarnik, người đã nhận thấy một việc kì lạ khi đang ngồi ăn ở một nhà hàng ở Vienna.
Những người phục vụ dường như chỉ nhớ những phiếu gọi món ăn đang trong quá trình phục vụ. Khi đã hoàn thành thì những phiếu gọi món ăn biến mất khỏi trí nhớ của họ.
Zeigarnik quay về phòng thực nghiệm để kiểm tra một lý thuyết về chuyện gì đang diễn ra.
Bà yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 hoặc những nhiệm vụ rất đơn giản trong phòng thực nghiệm (Zeigarnik, 1927). Thỉnh thoảng họ bị làm gián đoạn trong lúc thực hiện nhiệm vụ.
Sau đó bà hỏi họ về những nhiệm vụ nào họ nhớ làm. Con người có thể ghi nhớ những nhiệm vụ mà họ từng bị làm gián đoạn nhiều hơn gấp 2 lần so với những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.
Hiệu ứng Zeigarnik nói rằng những nhiệm vụ còn dang dở được ghi nhớ tốt hơn những nhiệm vụ đã hoàn thành.
7. Bối cảnh là vua
Thứ chúng ta có thể ghi nhớ phụ thuộc một phần vào tình huống và trạng thái tinh thần của chúng ta vào thời điểm đó. Đó là vì trí nhớ của chúng ta làm việc bằng cách liên tưởng.
Bản thân bối cảnh có thể chỉ về mọi kiểu sự việc: một số sự việc thì dễ dàng hơn để ghi nhớ ở một địa điểm nào đó, những sự việc khác thì dễ nhớ hơn khi chúng ta trải nghiệm về những mùi cụ thể, hoặc khi chúng ta đang có những trạng thái cảm xúc đặc biệt.
Một nghiên cứu chứng minh điều này bằng cách yêu cầu những người lặn biển học danh sách các từ hoặc là dưới nước 15ft hoặc học trên cạn (Godden & Baddeley, 1975).
Hóa ra khi họ học các từ dưới nước, họ đã nhớ được 32% số từ khi được kiểm tra dưới nước, nhưng chỉ nhớ được 21% khi được kiểm tra trên cạn.
Tất nhiên trí nhớ của chúng ta phức tạp hơn nhiều so với danh sách các từ. Nhưng nghiên cứu khẳng định rằng đối với trí nhớ thì bối cảnh rất quan trọng.
8. Sự bật mạnh của ký ức
Dù chúng ta có thể nhớ lại được rất ít từ khoảng trước 7 tuổi, thì độ tuổi thanh thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Từ giữa 10 và 30 tuổi, hầu hết những người trưởng thành trải nghiệm một số thời điểm lớn nhất trong đời họ. Đó là việc học, tuổi dậy thì, bắt đầu yêu, quyết định về nghề nghiệp, kết hôn, có đứa con đầu lòng …
Dù những năm sau này của cuộc đời họ có thể đầy ắp hạnh phúc và sự thỏa mãn, thì chính 2 thập kỷ đó là thời điểm mà đa số mọi người trải qua những thay đổi lớn nhất với bản sắc tâm lý, những mục tiêu và hoàn cảnh sống của họ.
Do đó mọi người có xu hướng nhớ khoảng thời gian này mãnh liệt nhất – đó là “sự bật mạnh ký ức” ; được đặt tên sau cú bật mạnh trên đồ thị của sự phục hồi những ký ức về bản thân của con người (màu đỏ).
9. Thành kiến nhất quán
Những kinh nghiệm mới không rơi vào một cái bảng trống; chúng ta không đơn thuần chỉ ghi lại những sự việc chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta.
Thay vào đó, mọi thứ chúng ta làm, nghĩ hoặc trải nghiệm, bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ và sự việc trong quá khứ đã xảy ra với chúng ta.
Một động lực tâm lý mạnh mẽ của con người đó là trở nên nhất quán.
Điều này có thể dẫn đến thành kiến nhất quán (consistency biasa): chúng ta có một xu hướng xây dựng lại quá khứ để làm nó trở nên thích hợp hơn với thế giới quan hiện tại của chúng ta.
Ví dụ, khi con người già đi, về trung bình, họ trở nên bảo thủ hơn về chính trị.
10. Hiệu ứng nhớ lại
Nhiều ký ức có vẻ chân thật nhưng hóa ra lại là sự nhớ sai, nếu không nói là toàn những sự kiện hư cấu, nếu chúng ta có thể kiểm tra.
Nhưng, liệu sự trôi qua lâu của thời gian có làm sai lạc trí nhớ, hoặc liệu có một số quá trình nào đó gây ra sự thay đổi này?
Trong một thực nghiệm, những người tham gia có những ký ức được lưu giữ theo cách được kiểm soát cẩn thận để kiểm tra điều này (St. Jacques & Schacter, 2013).
Các kết quả cho thấy những ký ức của con người vừa được tăng cường và bóp méo bởi quá trình nhớ lại. Điều này cho thấy chỉ đơn thuấn nhớ lại một ký ức đã đủ để củng cố nó.
Đây là một khía cạnh của sự thật rằng trí nhớ là một quá trình chủ động, tái xây dựng; việc nhớ lại một điều gì đó không phải là một hành động trung tính, nó làm cho ký ức đó mạnh thêm so với những ký ức khác.
Hy vọng là những “tính bất thường” đó của trí nhớ giúp nhấn mạnh sự thật là một số thứ mà chúng ta nghĩ là bất lợi của trí nhớ thì thực sự lại là những điểm mạnh.
Người có trí nhớ phi thường tiết lộ bí quyết
“Tôi sinh ra không có năng khiếu gì đặc biệt. Khả năng nhớ của tôi đều do tập luyện từ nhỏ mà có”. Đó chính là bí quyết mà Eran Katz – người lập kỷ lục Guinness về trí nhớ – tiết lộ
Kỹ năng được rèn luyện theo thời gian
Chúng ta thường không tự tin vào trí nhớ của mình và thường cho rằng mình sinh ra đã có một trí nhớ không hoàn hảo và tự chung sống với nó suốt đời. Theo Eran Katz, đó là quan niệm sai lầm. Anh đã lấy ví dụ về sự việc hay diễn ra hàng ngày như việc tìm chìa khoá.
Khi ở nhà, chúng ta thường xuyên phải đi tìm chìa khoá. Muốn ghi nhớ được việc này, trước đó ta phải tạo thói quen ra lệnh cho não bộ là mình đã để nó ở đâu.
Tương tự, chúng ta thường hay mắc hội chứng khoá cửa. Đó là khi đã ra khỏi nhà nhưng vẫn luôn băn khoăn là không biết đã khoá cửa chưa. Để tránh những băn khoăn không đáng có, trước khi ra khỏi nhà, hãy ấn tay nắm cửa hai lần và tự nói “mình đã khoá cửa”. Eran Kat cười nói: “Tất nhiên, nhiều người sẽ tưởng rằng mình bị tâm thần. Nhưng ít nhất khi ở viện tâm thần, ta vẫn nhớ rằng là mình đã khoá cửa.”
Luyện trí nhớ bằng cách gắn nó với liên tưởng
Một hiện tượng phổ biến, nghe nhưng không biết mình nghe gì, nhìn nhưng không biết mình nhìn gì. Chẳng hạn khi nhìn bức tranh nàng Mona Lisa của danh hoạ Leonardo de Vinci, ít người để ý rằng bên trái bức tranh còn có đồi, suối.
Khi chú ý đến việc gì đó, thường gắn kết nó với những gì ta quan tâm. Chẳng hạn khi yêu cầu vẽ bản đồ Nhật Bản, Hàn Quốc, ít người có thể vẽ được, nhưng khi yêu cầu vẽ bản đồ Italia, nhiều người vẽ được vì nó giống hình chiếc ủng. Điều đó không có gì ngạc nhiên.
Cách đây cả ngàn năm, người La Mã cổ đại đã biết luyện trí nhớ bằng cách gắn nó với liên tưởng. Làm thế nào để gắn với một sự việc ngẫu nhiên? Eran đưa ra một danh sách các sự vật ngẫu nhiên: giường, thảm, cá, váy, chó, ô tô… Không ai có thể nhớ được hết một danh sách dài.
Hãy phát huy trí tưởng tượng của mình vì trong đầu sẽ hình dung một bức tranh lộn xộn. Chẳng hạn, một con cá ươn nằm trên giường quấn chiếc thảm làm váy, một con chó lái ô tô… Khi liên hệ, nên liên hệ với cái mới nhất.
Bộ não chỉ nhớ những gì ta quan tâm
Eran tiết lộ bí quyết mà ông có thể nhớ được dãy số 24 con số trên bảng.
Eran Katz đã từng làm phép thử bằng cách mời 2-3 cặp lên sân khấu. Người đàn ông đứng đằng trước và không được nhìn vào người đàn bà. Khi yêu cầu người đàn ông mô tả những gì mà người phụ nữ đang mặc trên người. Hầu như không ai nhớ nổi vì đàn ông đâu có quan tâm tới quần áo, đồ nữ trang…
Anh nói vui: “Điều đó cho thấy chị em phụ nữ đang tốn rất nhiều tiền bạc vào những việc vô ích.”
Ngược lại, phụ nữ thường hay phàn nàn về trí nhớ của mình, nhưng cô ta có thể nhớ chính xác những bộ quần áo, những bữa tiệc cách đây 5 năm…
Những ví dụ này đã một lần nữa khẳng định cho kết luận của Eran, bộ não chỉ nhớ những gì chúng ta quan tâm.
Vì thế, theo Eran, đối với những người có khả năng nhớ tên hay nhớ mặt của người khác, chính tỏ người đó rất quan tâm tới người khác. Người có khả năng nhớ chuỗi số, chính tỏ người đó rất quan tâm tới tính toán. Người thông thái nói chung là người quan tâm tới nhiều thứ hơn. Điều đó cho thấy, nếu muốn có trí nhớ tốt, cần quan tâm tới nhiều thứ hơn.
Một hiện tượng nữa, những người cao tuổi thường cho rằng họ có thể nhớ những sự việc diễn ra cách đó 30-40 năm, nhưng không nhớ sự việc xảy ra ngày hôm qua. Thực ra, việc đó không liên quan tới tuổi tác. Vì cách đây 30- 40 năm, họ còn trẻ, mọi thứ đều mới lạ, thú vị và dễ dàng nhập vào bộ nhớ. Còn khi lớn hơn, nghe nhiều, biết nhiều, sự tác động đến não bộ không nhiều.
Vì thế, muốn có trí nhớ tốt, hãy nhận thức lại cuộc sống, yêu lại cuộc sống để thấy nó hấp dẫn. Hãy luôn nhiệt tình và yêu lấy cuộc sống từng phút giây để có trí nhớ tốt.
Mỗi tháng có thể học được một… ngoại ngữ
Người Nhật Bản, Thái Lan hay người châu Á nói chung rất sợ nói tiếng Anh vì luôn sợ nói sai. Cách học ngoại ngữ tốt nhất là sống trong môi trường ngôn ngữ đấy , kể cả nói sai.
Theo Viện nghiên cứu ngôn ngữ Washington, để giao tiếp được chỉ cần học thuộc 600 từ thông dụng nhất của mỗi ngôn ngữ. Với vốn từ này, bạn có thể viết được bài đăng trên tờ New York Times đối với tiếng Anh và trên tờ Le Monde bằng tiếng Pháp.
Để tránh những hiểu lầm đáng tiếc trong ngôn ngữ, hãy coi ngôn ngữ như âm nhạc. Trước khi học ngoại ngữ, hãy học cách phát âm cho thật chuẩn. Eran đã lấy ví dụ bằng từ Cảm ơn trong tiếng Việt, nếu người nước ngoài không phát âm chuẩn sẽ thành Come on trong tiếng Anh.
Eran cho biết, với 600 từ có thể làm chủ một ngôn ngữ, như vậy nếu mỗi ngày học 20 từ thì trong vòng 1 tháng có thể học được 1 ngôn ngữ.
Có sự quên hệ thống?
Bên cạnh việc luyện trí nhớ, tất nhiên cũng tồn tại việc quên hệ thống. Điều này do một số yếu tố tác động đến như sự căng thẳng (stress), mệt mỏi, làm việc quá nhiều, mất tập trung…
Eran lấy ví dụ khi một nhà báo đang viết bài mà có một cú điện thoại gọi đến. Mặc dù chỉ dừng lại để nghe 20 giây, nhưng người đó phải mất ít nhất 20 phút để bắt nhịp với công việc. Hay như việc kiểm tra hòm thư điện thư (check email) nhiều lần trong ngày sẽ gây mất tập trung. Lời khuyên của Eran là không nên kiểm tra hòm thư quá 4 lần trong một ngày.
Còn đối với những việc cần phải quên, theo Eran, cách tốt nhất là hãy tha thứ. Nếu tha thứ được thì sẽ quên được.
Mọi người được kiểm chứng trí nhớ đặc biệt của Eran khi anh yêu cầu mọi người đọc lên các con số bất kỳ để tạo nên dãy số… 24 con số. Eran không nhìn lên bảng mà có thể đọc lại chính xác dãy số đó theo chiều xuôi và ngược.
Anh cho biết, bí quyết này chính là anh học từ người Do Thái cổ. Đó là gắn 2 chữ số với một con chữ. Như vậy, thay vì nhớ 24 số, anh chỉ phải nhớ 12 chữ. Điều này sẽ dễ nhớ hơn.
Những điều thú vị về bệnh mất trí nhớ
1. Người mất trí nhớ thường không quên tên của mình, thường thì họ quên tên của người khác trước khi đến mức độ có thể quên chính bản thân
2. Bệnh nhân bị mất trí nhớ vẫn có thể lưu giữ những thông tin liên quan đến kiến thức cơ bản, ngôn ngữ xã hội và những kĩ năng xã hôi cơ bản khác (nghĩa là, người bệnh vẫn biết 1+1=2, vẫn còn khả năng nghe/nói, vẫn biết chào hay thậm chí là đi tè chẳng hạn )
3. Việc lạm dụng rượu và thuốc giảm đau, cũng như thuốc ngủ có thể dẫn đến mất trí nhớ
4. Bệnh mất trí nhớ đến hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa. Các thuốc cho bệnh nhân uống chỉ là thuốc bổ sung Axit-Amin để bổ sung dinh dưỡng trong quá trình trị liệu.
5. Thế giới mang ơn của hai bệnh nhân được giấu tên là H.M và R.B đã có đóng góp lớn cho việc
nghiên cứu căn bệnh này
– H.M phải phẫu thuật cắt bỏ một phần của não.
– R.B mắc bệnh thiếu máu lên não sau một ca phẫu thuật động mạch vành.
6. Thường rất khó đểp phân biệt người mất trí nhớ thật hay giả vờ, cũng như tổn thương vật lý hay cú sốc tâm lý (tức ảnh hưởng trực tiếp đến não (physical damaged – sát thương vật lý ) – do tai nạn chẳng hạn – hay ảnh hưởng do cú sốc/ stress nặng từ một ảnh hưởng nào đó đã vô hình tác động đến thần kinh – VD như bạn bị phá sản, bạn buồn và bị tâm thần ?)
7. Người ta phân loại bệnh mất trí nhớ theo:
– Nguyên nhân: Tổn thương vật lý hay cú sốc tâm lý (như trên).
– Hậu quả: Mất trí nhớ trước tai nạn và Mất trí nhớ sau tai nạn.
Sudo Trí Nhớ