1. Cá bình tích
Cá bình tích đen hay cá hắc molly là loài cá ôn hòa, nếu bạn định nuôi một bể cá cộng đồng gồm nhiều loại cá khác nhau thì sẽ không thể thiếu chúng được.
Một trong những điều tuyệt vời nhất của cá bình tích đen là chúng có thể thích nghi với nhiều loại nước khác nhau từ nước ngọt tới nước lợ và thậm chí là nước pha muối ở nồng độ cao.
Cá bình tích đen sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ 20 tới 27 độ C. Khả năng sinh sản trong bể cá của chúng rất tốt, từ một cặp đực cái trong bể cá, sau một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ sinh sản cho bạn rất nhiều cá con.
2. Cá hà lan
Cá hà lan cũng có rất nhiều loại và màu sắc khác nhau để người chơi lựa chọn. Cũng như cá bình tích, cá hà lan có khả năng sinh sản tốt, nhưng cần lưu ý cá con sinh ra rất dễ bị các cá thể khác trong cùng bể ăn thịt.
Chúng dễ ăn uống và nếu thả trong bể thủy sinh, có nhiều cây thủy sinh thì bạn không cần phải cho chúng ăn.
3. Cá bảy màu
Cá bảy màu rừng là loài cá cảnh được rất nhiều người chơi cá cảnh ưa chuộng được biết đến với cái tên như cá bảy màu endler hay cá khổng tước endler.
Cá endler khá khỏe và thích nghi được các điều kiện sống khắc nghiệt chúng có thể sống trong các cống rãnh hoặc các ao nước tù và sinh sản rất nhanh. Loại cá này sống ôn hòa dễ ghép chung với các loại cá khác đặc biệt thích hợp nuôi trong các loại bể cá cảnh mini với các loại cá nhỏ khác. Sinh sống thành bầy đàn với nhiều cá thể, thích sống trong môi trường có nhiều ánh sáng mặt trồng nhiều rong rêu và các loại cây thủy sinh.
4. Cá ngựa vằn
Những con cá ngựa vằn nhỏ nhắn này thực sự là một ý tưởng tuyệt vời cho người bắt đầu chơi. Nó còn được dùng để thử nước khi hệ thống lọc bể cá chưa ổn định.
Cá ngựa vằn có nhiều màu sắc khác nhau, ưa sống ở tầng mặt nước, rất hiếu động có thể thả ở bể thủy sinh.
5. Cá kiếm
Cá kiếm có hình dạng khá giống với cá hà lan, tuy nhiên cá đực có vây hậu môn dài ra phía sau như một lưỡi kiếm. Đó là lý do tại sao chúng lại có tên là cá kiếm.
6. Cá hắc quần, cá váy
Cá hắc quần hay thường gọi là cá váy sống khá ôn hòa, nên nuôi chúng thành cặp hoặc thành đàn nhỏ sẽ tốt hơn rất nhiều.
Cá hắc quần là một loài cá khỏe mạnh, ít bệnh thật, ăn khỏe và ăn được hầu hết các loại thức ăn.
7. Cá neon
Nhắc đến cá đàn thả bể thủy sinh chắc chắn chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến cá neon. Trên thị trường hiện có khá nhiều loại cá neon khác nhau, với cá neon thường giá từ 10.000 tới 15.000 đ/đôi với cá neon vua thì giá có thể cao hơn từ 20.000 tới 30.000 đ/đôi. Đối với cá neon, khi thả vào bể thủy sinh, bạn nên tuân thủ quy trình thả cá một cách chặt chẽ.
Cá neon là loài cá dễ nuôi trong môi trường thủy sinh. Do tập tính sống hiền lành, màu sắc đẹp và hay bơi thành đàn nên cá neon được nhiều người chơi thủy sinh ưa thích.
Nếu cần một sự nhấn nhá khác lạ cho bể thủy sinh, bạn nên lựa chọn cá neon đen. Tuy ít phổ biến trên thị trường nhưng bạn sẽ bị nghiện khi ngắm nó bơi trong bể thủy sinh gia đình bạn đó.
8. Cá sóc đầu đỏ
Cá sóc đầu đỏ là loại cá đàn thả bể thủy sinh thường xuyên được lựa chọn nhất. Chúng thực sự như những chú sóc nhỏ, vô cùng đáng yêu, sức sống lại tuyệt vời, khi thả vào bể thủy sinh , ít bị hao hụt. Hơn nữa, tập tính bơi theo đàn của chúng cũng đáng để bạn nuôi thử, với nhiều loại cá khác, khi môi trường nước ổn định, cá sẽ ít bơi theo đàn hơn, nhưng với cá sóc đầu đỏ, không có chuyện đó xảy ra.
9. Cá tên lửa
Cá tên lửa có kích thước lớn hơn các loại cá đàn thả bể thủy sinh khác, do đó chúng thường được lựa chọn để thả ở những bể thủy sinh có kích thước lớn. Vẻ đẹp và sự quyến rũ của cá tên lửa là điều không phải bàn cãi. Giá của cá tên lửa cũng khá cao từ 100.000 đ/đôi tới 250.000 đ/đôi. Lưu ý, trong thời gian mới thả vào bể, cá rất hay nhảy ra ngoài.
10. Cá tam giác
Ngoại hình đặc biệt của cá tam giác khiến chúng được những người chơi thủy sinh tinh tế lựa chọn cho những bố cục thủy sinh riêng. Ngắm chúng ta có thể liên tưởng tới những cánh chim di cư đang bay về nơi xa xăm, hay những đàn cò về nơi trú ngụ khi hoàng hôn đến.
11. Cá anh đào
Cá anh đào khá phổ biến trên thị trường, tập tính bơi theo đàn cũng kém hơn một số loại cá khác. Nhưng vẻ đẹp của chúng có thể làm vừa lòng bất cứ người chơi thủy sinh khó tính nào. Trên thị trường, cá anh đào thường có giá từ 10.000 đ/đôi tới 15.000 đ/đôi.
12. Cá chim cánh cụt
Tương tự như cá tam giác, cá chim cánh cụt cũng sở hưu một ngoại hình ấn tượng và cá tính. Việc thả chúng trong một bể thủy sinh có bố cục hợp lý sẽ tạo ra một cảnh quan khó quên đối với bất cứ người chơi thủy sinh nào.
13. Cá hồng tử kỳ
Cá hồng tử kỳ là loài cá cảnh vốn khá phổ biến, chúng đã xuất hiện từ khá lâu trên thị trường Việt Nam. Giá cả không cao, sống khỏe và rất đẹp là những ưu điểm của chúng.
Lời kết
Hy vọng những loài cá đẹp dễ nuôi này sẽ có ích cho sự lựa chọn của bạn. Một hồ thủy sinh đẹp lung linh thì ít nhất nuôi một trong số các loài cá ở trên!
– Bể cá để bàn nhỏ gọn
– Kích Thước: 35.7×22.3×38 cm
Sản phẩm khuyên dùng khác:
– Giúp điều chỉnh lượng thức ăn và cho những ngày đi chơi; đi công tác xa
– Chất liệu an toàn
– Bơm hút cặn bẩn ra xô
– Chỉ cần bấm nút & di chuyển đầu hút khắp bể