Gia vị là một phần không thể thiếu cho mỗi bữa ăn. Nhưng sử dụng chúng như thế nào để
món ăn ngon mà vẫn giữ
sức khỏe gia đình? Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Nêm nếm gia vị là một công đoạn vô cùng quan trọng để tạo nên bữa ăn ngon. Tuy nhiên, một số gia vị nếu nêm “quá tay” không chỉ ảnh hưởng vị
hương vị món ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình.
1. Tỏi
Tỏi có tác dụng rất tốt trong việc chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Khi chiên xào, các món ăn nhiều gia vị cần phi thơm với dầu, bạn nên cho tỏi vào sau cùng để tỏi không bị cháy. Vì tỏi cháy sẽ mất đi chất dinh dưỡng và làm món ăn có vị đắng.
Một điều các bạn cần phải chú ý là tỏi tươi luôn giữ được nhiều chất dinh dưỡng và an toàn hơn những củ đã mọc mầm hoặc héo. Do đó, chỉ nên tích lượng tỏi vừa đủ dùng cho vài ngày, khi hết hãy mua thêm để đảm bào tỏi luôn tươi ngon và bảo vệ sức khỏe gia đình mình nhé.
Tiêu giúp mang đến mùi hương đặc trưng cho món ăn và là gia vị không thể thiếu cho các món như thịt, cá kho tiêu,… Nhiều người có thói quen ướp tiêu vào thực phẩm trước khi chế biến. Tuy nhiên, khi trải qua công đoạn đun nấu ở nhiệt độ cao, tiêu sẽ mất đi mùi hương đặc trưng và các chất dinh dưỡng vốn có. Để đảm bảo giữ được mùi thơm, các bạn chỉ nên rắc tiêu vào khi thức ăn đã chín. Ngoài ra, tiêu xay sẵn rất dễ mất mùi, nếu muốn giữ tiêu dùng lâu các bạn phải để nguyên hạt và cất ở nơi khô thoáng nhé.
Các bạn lưu ý với các món khô như xào, kho có đường chỉ nên đun với lửa nhỏ thôi nhé. Đối với các món chiên, nướng cũng vậy, bạn nên hạn chế tẩm ướp đường để món ăn khi nấu không cháy, khét gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình. Gợi ý cho bạn: ướp món nướng với mật ong cũng giúp món ăn thêm ngon, không sợ cháy mà lại bổ dưỡng hơn. Khi chế biến các món canh hoặc xào, đường nên được cho vào sau muối để không bị vị mặn lấn át. Các bạn nhớ đừng nêm đường khi món ăn gần chín nhé, vì đường lâu tan hơn các loại gia vị khác, sẽ làm cho món ăn của bạn ngọt hơn mong muốn.
Đường là một gia vị tạo vị ngọt và cũng được sử dụng phổ biến trong các món ăn đặc biệt trong ẩm thực Nam Bộ. Đường mà chúng ta sử dụng trong chế biến hiện nay thường được chế biến từ cây mía và cơ thể chúng ta dễ dàng chuyển hoá. Trong nấu nướng, đường cũng có thể được nêm nếm dễ dàng tại nhiều thời điểm nhưng cần lưu ý vì đường rất dễ bị cháy nên đối với các món chiên, nướng, chúng ta nên sử dụng ít đường để tẩm ướp thực phẩm để đảm bảo tính cảm quan cho món ăn.
Đối với các bệnh nhân tiểu đường, việc dùng gia vị này cũng nên tuân theo những khuyến cáo của bác sỹ.
4. Quế và Hồi
Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng. Vì thế, cần lưu ý nếu dùng quế ở dạng cây, nên cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Còn nếu dùng ở dạng bột, nên hòa với một ít nước.
5. Muối
Muối là một gia vị hết sức căn bản trong chế biến thực phẩm, ngoài việc tạo vị mặn cho thực phẩm, gia vị này còn kết hợp hiệu quả với các gia vị khác, đặc biệt là bột ngọt giúp cho món ăn đậm đà hơn. Muối có thể được tẩm ướp thực phẩm trước khi chế biến hay nêm vào các món ăn trong quá trình gia nhiệt. Muối Iot được khuyên dùng để tránh các bệnh như bướu cổ, đần độn.
Hiện nay, hầu như mọi người đều thừa nhận chế độ dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng trong phòng ngừa và xử trí một số bệnh tim mạch, trước hết là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành.
Yếu tố nguy cơ chính của tai biến mạch máu não là tăng huyết áp. Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người ta thường kể đến lượng muối trong khẩu phần. Các thống kê dịch tễ học cho thấy ở các quần thể dân cư ăn ít muối thì bệnh tăng huyết áp không đáng kể và không thấy có tăng huyết áp theo tuổi. Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo chế độ ăn muối dưới 6g/ngày là giới hạn hợp lý để phòng tăng huyết áp.
Ngoài chức năng tạo vị, ướp muối cũng là một biện pháp hữu hiệu để bảo quản thực phẩm khỏi sự phân huỷ của các vi sinh vật làm ôi thiu thực phẩm. Sử dụng nước muối loãng cũng là một cách thức rửa rau phổ biến của nhiều bà nội trợ để phòng ngừa chứng giun sán.
6. Bột ngọt
Được
phát minh từ năm 1908, bột ngọt đã trở thành một gia vị thực phẩm được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong công nghiệp chế biến thực phẩm và trong bếp ăn gia đình. Chính vì thế đã có rất nhiều những
nghiên cứu khoa học của các tổ chức Y tế và
sức khỏe hàng đầu thế giới về tính an toàn của bột ngọt trong hơn 30 năm qua, trong đó:
Tại Mỹ, từ năm 1959, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) coi bột ngọt là một chất điều vị an toàn cho mục đích sử dụng tương tự như muối, tiêu, dấm…..
Năm 1987, Ủy ban các Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Lương nông (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Liên Hiệp Quốc đã xếp bột ngọt vào danh mục các chất nhìn chung là an toàn trong sử dụng và không khuyến cáo liều lượng sử dụng hàng ngày.
Năm 1995, Liên hiệp các Hội sinh học thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB) – một tổ chức của các nhà khoa học độc lập trong báo cáo của mình cũng tái xác nhận bột ngọt là an toàn cho hầu hết mọi người sử dụng ở mức độ thông thường.
Năm 1991, Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu cũng khẳng định bột ngọt là an toàn và cho phép dùng không có khuyến cáo về liều lượng sử dụng hàng ngày.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xếp bột ngọt vào danh mục phụ gia thực phẩm, thuộc nhóm chất điều vị được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm theo Quyết định số 3742/QĐ – BYT ngày 31/8/2001.
Trước đây có thông tin cho rằng bột ngọt sẽ bị biến tính tại nhiệt độ cao. Tuy nhiên, theo các công trình nghiên cứu mới nhất, bột ngọt chỉ bị biến đổi và mất tác dụng điều vị ở nhiệt độ cao hơn 300 độ C. Trong khi đó nhiệt độ nấu ăn thông thường của chúng ta chỉ khoảng 100 – 250 độ C (ví dụ như nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C, bơ là 115 – 130 độ C, dầu thực vật 170 – 200 độ C); đối với 1 vài món ăn dùng những thiết bị nướng để đẩy nhiệt độ lên cao để đạt cảm quan cho thực phẩm thì nhiệt độ cũng không vượt quá 250 độ C. Quan trọng hơn là ở nhiệt độ quá cao thì chính các thành phần trong thực phẩm như protein sẽ bị biến đổi trước và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chính vì thế, bột ngọt có thể nêm nếm vào bất kì giai đoạn nào của quá trình gia nhiệt và tuỳ thuộc vào từng món ăn, chúng ta có thể được tẩm ướp trước với những món nướng, chiên hay gia giảm trực tiếp khi xào nấu.
7. Hạt nêm
Hạt nêm là một người bạn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn cho gia đình. Công dụng đặc trưng của hạt nêm là làm tăng vị đậm đà của món ăn nên tốt nhất là được dùng trong quá trình đun nấu. Tuy nhiên, các bạn không nên cho hạt nêm vào món ăn đã chế biến xong, vì hạt nêm sẽ bị vón cục ảnh hưởng đến mùi vị. Để bảo quản hạt nêm dùng được lâu, các bạn nhớ cho vào lọ đóng kín nắp tránh để không khí lọt vào gây ẩm mốc.
8. Dấm
Dấm là một gia vị có khả năng khử tanh, khử béo, làm tăng mùi thơm cho món ăn, làm mềm cenlulo trong rau và tránh sự pha lẫn các vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao… Không những thế, việc nêm một chút dấm vào món ăn còn làm giảm sự tổn thất vitamin C, thúc đẩy sự hòa tan các chất như canxi, photpho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thời điểm thích hợp nhất để cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã chế biến xong. Chỉ cần cho thêm một chút dấm, món ăn của chúng ta sẽ được bảo đảm các chất dinh dưỡng so với cách làm thông thường. Đặc biệt, điều này không hề làm ảnh hưởng đến hương vị, mà còn giúp món ăn tăng phần hấp dẫn hơn.
9. Rượu trắng
Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.
10. Ớt bột
Nếu muốn sử dụng gia vị để làm cho món ăn có thêm chút màu sắc thì ớt bột là một lựa chọn phù hợp. Mùi vị của ớt bột không quá cay nồng như ớt tươi nên sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
11. Hành
Hành có tác dụng trừ phong, lợi tiểu, giúp tiêu hóa và chống viêm. Hành dùng làm gia vị trong nhiều món ăn như kho, canh, các món xào, nấu, cháo… Phần củ hành thường dùng làm gia vị ướp thịt, tôm, cá làm chả, trộn gỏi…
Hành dùng làm gia vị trong nhiều món ăn như kho, canh, các món xào, nấu, cháo
12. Gừng
Thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men Zingibai làm thịt nhanh mềm. Nên sử dụng luôn vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị. Không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan. Gừng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa các rối loạn dạ dày. Gừng còn giúp ổn định lưu lượng máu và duy trì huyết áp.
13. Dầu hào và nước tương, nước mắm
Đối với nước tương và nước mắm, việc đun nấu ở nhiệt độ cao quá lâu sẽ dẫn đến phá hủy các chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm mất hương vị đặc biệt và cả các chất có sẵn của chúng. Đối với các món canh hoặc xào, việc nêm nước tương (xì dầu) và nước mắm càng trở nên quan trọng.
Cách tốt nhất để sử dụng các gia vị này là cho vào món ăn khi chuẩn bị kết thúc nấu rồi tắt lửa ngay. Cách làm này sẽ giúp chúng ta bảo toàn chất đạm có trong nước mắm và các chất dinh dưỡng trong món ăn.
Đối với các món xào, các bạn nên cho muối vào dầu, đợi khoảng 1 phút rồi mới cho thực phẩm vào xào
Dầu hào và nước tương chủ yếu dùng để tẩm ướp giúp tăng vị đậm đà và màu sắc cho món ăn, hơn nữa còn có thể dùng làm nước chấm.
Sử dụng gia vị vừa đủ dùng không chỉ giúp món ăn ngon mà còn có lợi cho sức khỏe gia đình bạn Đừng quên bộ ba hạt nêm, dầu hào, nước tương cho bữa ăn thêm đậm đà hương vị và thật thơm ngon nhé.
Chúc các bạn luôn chế biến được những món ăn ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe gia đình mình
Ms. Su – Blogsudo