X

Outbound Link, Nofollow và Dofollow ảnh hưởng SEO

Outbound link và inbound link có tác dụng gì với Seo? Có nhiều link quá có tốt cho website không? Đây chắc hẳn là điều mà nhiều webmaster quan tâm và muốn biết. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Outbound link và ảnh hưởng của nó đến Seo

Outbound link là gì?

Outbound link là link liên kết từ trang web của bạn đến các website khác, trong một website nếu số lượng link out càng lớn thì chất lượng website của bạn càng bị Google đánh giá thấp. Ngược lại link liên kết trỏ từ website khác đến website của bạn là Inbound link 
Có nhiều ý kiến cho rằng link Out ra ngoài website là không tốt, khi website của bạn có quá nhiều link Out ra ngoài thì việc làm lợi cho những website có link của chúng ta trỏ tới càng tăng. Để có thể hạn chế được giá trị mà nó đem lại cho các website khác ta có thể đặt trang thái link là link Nofollow cho những link Out đó.
Để các Outbound link này không có tác động đến Seo, cần phải tạo ra càng nhiều liên kết tốt thông qua những bài viết chất lượng. Và việc tạo ra những liên kết chất lượng trỏ đến những trang web uy tín chất lượng thì website của bạn càng có lợi hơn.

Ảnh hưởng của Outbound link đến các yếu tố SEO

Outbound link chất lượng có giúp thay đổi PR của website

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng việc tạo ra link liên kết đến một trang web khác liệu có tốt hay không? Nếu link trỏ ra ngoài website đó có lợi thì link như thế nào là tốt và link như thế nào là không tốt.
– Link không tốt là những link trỏ đến những website có nội dung không cùng chủ đề với nội dung trang web của bạn. Bạn có thể giới hạn được quyền cho những link này bằng cách đặt thuộc tinh rel = “nofollow” cho nó.
– Link tốt là link trỏ đến website có nội dung cùng chủ đề với website của bạn. Và lưu ý trang web đó cũng phải là một trang chất lượng có PR, PA, DA cao.
>>> Ví dụ trong trường hợp này, mình đang viết bài liên quan đến chủ đề về SEO và đặt 1 link trỏ đến website của trường đào tạo SEO Vinamax là website có cùng chủ đề và chỉ số PA, DA, PR tương đối cao.
– Link tới những website có tên miền là .edu, .org, .gov có lợi hơn nhiều so với những tên miền khác. Tương tự như vậy thì những backlink từ site này trỏ về site của bạn cũng rất giá trị.
Outbound link không hề có hại nhưng cũng không cần thiết phải có những outbound link để tăng PR của website lên. Link out trỏ tới những site có nội dung chất lượng cao và cùng với chủ đề của site của bạn hầu như sẽ không có tác động đến site mà chỉ mang tính tích cực cho PR website của bạn.
Việc liên kết với những site chất lượng sẽ có lợi rất nhiều với các site khác, và website của bạn cũng không hề bị giảm uy tín hay bị coi là spam hay sử dụng những thủ thuật seo tiêu cực.
Rất nhiều webmaster cảm thấy bất lợi khi đặt outbound link đến những website khác, với lo ngại rằng việc này bằng cách nào đó có thể làm sụt giảm PageRank của họ.
Có nhiều bàn luận về outbound link xoay quanh 2 ý kiến, một là outbound link làm giảm PageRank, hai là việc trao đổi ào ạt với các site sẽ gây tác động xấu đến inbound link khiến Google cho rằng bạn đang dùng thủ thuật SEO “black hat” (thủ thuật đánh lừa các thuật toán trên công cụ tìm kiếm). Tuy nhiên cả 2 nhận định trên đều không chính xác.
1. Đầu tiên, outbound link không làm triệt tiêu đi những tác động tích cực mà Inbound link đem lại cho website.
Giả sử rằng Google Pagerank của bạn đang là là 4, và 1 page trên website của bạn có 8 link ra ngoài, điều đó sẽ không ảnh hưởng có hại gì đến Pagerank của bạn cả.
Nó có thể làm lợi cho PR của website kia, nhưng không tiêu tốn chút PR nào của bạn khi làm vậy. Phần PR được lợi mà bạn mang lại cho website kia tương đương với PR của website bạn chia cho số lượng outbound link đặt ở trang đó. Vậy, nếu PR 4 chia cho 8 outbound link có nghĩa là bạn đem lại cho site kia 0.5 đơn vị PR juice.
Logic này cũng áp dụng cho các link nội bộ và ích lợi các page trong cùng một website mang lại cho nhau.
2. Vấn đề thứ hai là về ý kiến – nếu có các outbound link thì hậu quả của việc “chảy máu” link 2 chiều có thể khiến cho Google cho rằng bạn đang sử dụng những thủ thuật gian lận – cũng không hẳn đúng.
Yếu tố đầu tiên là những site bạn link tới phải tương đồng với lĩnh vực của bạn. Những site này đến lượt họ sẽ đặt back link tới site của bạn, và nó chỉ cải thiện thứ hạng của bạn lên mà thôi. Nếu bạn đang link tới các site tốt, không có spam hay linkfarm thì các Inbound Link tương tác sẽ không làm hại PR của bạn.
Để đảm bảo rằng các outbound link không gây tác hại, nên tích cực tạo các link tương tác thông qua việc trao đổi các bài viết, chú ý sao cho các outbound link được đặt khắp page đó, thay vì tạo những trang “links” hay “resources” tràn ngập outbound link, bởi điều này không được Google đánh giá tốt và theo đó chúng sẽ không mấy tác dụng đối với việc nâng cao Pagerank của website.
Website của bạn càng được đánh giá như một địa chỉ cung cấp thông tin hữu ích thì các outbound links thích hợp chất lượng lại càng làm lợi cho bạn hơn. Trong khi việc giúp quảng cáo cho các site khác thông qua các outbound link có vẻ phi trực quan, bạn cũng sẽ có được những inbound link chất lượng cao đủ để nâng cao vị trí quảng cáo cho site của bạn, mà kết quả là sẽ ngày càng có nhiều page của bạn được xuất hiện trên bookmark của các trang xã hội như Digg và StumbleUpon.
Vậy điều gì tạo nên một outbound link chất lượng có thể thực sự giúp cải thiện PR?
Trong nhiều trường hợp chính là các outbound link giúp cho website có được PR tốt. Vấn đề mấu chốt là, những link đó phải phù hợp với nội dung thông tin trên website của bạn. Một bài viết theo sau bởi một danh sách dài dằng dặc các link sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều cho website của bạn.
Bạn cần tích cực link tới những blog post chất lượng trên các blogs phù hợp với chủ đề của bạn, những nguồn tài liệu liên quan và link tới phần nội dung vượt qua mức độ thông tin bạn có. Những sites này đương nhiên là phải phù hợp với nội dung trên web của bạn, nhưng nó không nhất thiết phải có cùng quan điểm bạn đưa ra.
Link tới các site có tên miền như .edu hay .org sẽ rất có lợi, tương tự như vậy back links từ những site đó cực kỳ giá trị vì những site này thông thường sẽ đem lại cảm giác phi thương mại và không có vẻ như bạn đang câu lượng truy cập đến web của mình.
Link tới các site bàn luận về lĩnh vực chủ đề liên quan tới web của bạn cũng rất có lợi cho bạn, bởi nó có thể link tới những trang danh mục như DMOZ hay Yahoo Directory. Link tới các site có vị trí tốt trên trang kết quả tìm kiếm – giả định rằng đó không phải là các đối thủ trực tiếp của bạn – cũng có lợi vì chúng được coi là những trang có uy tín trong lĩnh vực bạn liên quan tới.
Trong khi không nhất thiết phải có những outbound link để nâng cao PR, chúng cũng không gây hại như người ta thường nghĩ. Outbound links tới các site có nội dung chất lượng cao và tương đồng với thông tin trên web của bạn hầu như không tác động hoặc có thì cũng mang tính tích cực đến PR của website.
Sự liên kết giữa các site tốt có lợi cho rất nhiều site khác, và những kỹ sư thiết lập thuật toán xếp hạng của Google biết điều này. Link ra ngoài không phải là làm giảm uy tín website của bạn, nó cũng không khiến bạn bị tag là một trang spam hay có thủ thuật SEO black hat. Bạn không có gì phải e ngại về khả năng outbound link làm hại danh tiếng website của mình, thay vào đó hãy tìm cách biến website của bạn thành một kho thông tin tham khảo quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực thị trường bạn đang khai thác.
Nếu bạn hiện đang chuẩn bị bắt tay vào kinh doanh trực tuyến, bạn chắc chắn đồng ý rằng blog là những website mở mang đến cho bạn những lợi ích quảng cáo to lớn chỉ với khoảng thời gian rất ngắn, thêm vào đó, nó cũng đưa ra một môi trường hoàn hảo để cải thiện thứ hạng của website thông qua việc link ra ngoài-tới những weblogs hoặc site liên quan như đã đề cập trong bài viết này.

Nofollow và Dofollow là gì?

Backlink là những liên kết từ một website khác trỏ đến website hay web page của bạn. Nếu site của bạn được những site có thứ hạng cao liên kết tới, bạn sẽ được Search Engines tìm đến nhanh hơn. Tuy nhiên không phải backlink nào cũng giống nhau, mà chúng được chia thành 2 loại: Nofollow và Dofollow.
Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn mới học seo phân biệt được thế nào là dofollow và Nofollow cũng như cách thức để kiểm tra link do và link no cho 1 website.
1. Nofollow là gì ?
Nếu trang web của bạn liên kết tới 1 trang web đen (có nội dung xấu, sexy…) hoặc tới trang web đã bị penalty thì trang web của bạn sẽ bị mất điểm và bị tụt hạng. Thuộc tính rel = “nofollow” là một cách để bạn thông báo cho spider biết là không lần theo liên kết này.
nofollow
2. Google sẽ xử lý các link Nofollow như thế nào?
Theo google, bằng việc đặt thuộc tính “rel = nofollow” trong thẻ, webmaster nói cho các spider biết rằng đây là một liên kết không đáng tin cậy và xin đừng đặt độ tin cậy lên nó và dĩ nhiên, sẽ không có pagerank (hay tính backlink) cho các đường dẫn với rel nofollow.
Một số diễn đàn, blog có thể chặn SPAM liên kết, vì không có thời gian để kiểm tra các liên kết hoặc vì lo sợ liên kết ra bên ngoài quá nhiều sẽ làm giảm thứ  hạng các  trang  web.  Họ  có  thể  đặt  nofollow  để  các  liên  kết  này  không  có  tác  dụng backlinks.
Các webmaster có thể đặt nofollow tất cả các link trên trang web bằng cách dùng thẻ META. Bạn có thể kiểm tra bằng cách chọn view source HTML.
3. Dofollow là gì?
Ngược lại có nofollow là dofollow. Liên kết với thuộc tính DoFollow (hoặc đơn giản  là  không  có  nofollow)  dùng  để  thông  báo  cho  spider  biết  là  hãy  đi   theo (follow)  liên  kết  này  đến  website  khác.  Điều  này  có  lợi  cho  việc  xây  dựng backlinks.
Khi trao đổi liên kết, các bạn cũng cần để ý xem liên kết trỏ tới website của mình là nofollow hay dofollow. Với các blogger, các bạn không nên đặt nofollow của các liên kết trong nội dung comment.
4. Công cụ hỗ trợ kiểm tra Nofollow & Dofollow.
Để kiểm tra các liên kết ở một trang web là dofollow hay nofollow, bạn có thể addon sau vào Firefox:
https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/nodofollow/
Sau khi click  vào “continue to download” sẽ xuất hiện màn hình sau, bạn click vào “add to firefox” và chọn “install” cài đặt sau đó khởi động lại trình duyệt và xong. Bây giờ, khi muốn biết những liên kết ở một trang web là dofollow hay nofollow, bạn hãy vào một bài viết (có chứa link) của một website bất kỳ, sau đó bạn click chuột 
Nhìn vào màu sắc của links đó.Ví dụ, theo mặc định:
– Nếu link màu đỏ là no-follow.
– Nếu link màu xanh là do-follow.
Sudo Thiết Kế Web
Chuyên mục: Thiết Kế Web

Trang web này sử dụng cookies.