Người ta đã phỏng vấn 233 người giàu và 128 người nghèo trong suốt 5 năm để rút ra kết luận những người giàu có đều có 5 thói quen dưới đây.
Nếu chúng ta cứ nạp vào cơ thể những thức ăn nhanh từ ngày này qua ngày khác, chúng sẽ tác động xấu đến cân nặng cũng như sức khỏe. Nó sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường hoặc nhồi máu cơ tim. Khi bị bệnh, chẳng những bạn không thể đi kiếm tiền mà còn phải mang tiền đến “cống nộp” cho bệnh viện cũng như bác sỹ.
Luyện tập hàng ngày
Một lần nữa, những người giàu được phỏng vấn luôn đề cao sức khỏe. “76% người giàu luyện tập aerobic ít nhất 4 ngày/1 tuần, trong khi chỉ có 23% người nghèo làm việc đó”. Ông ta thêm rằng, thói quen này, cộng với việc ăn uống lành mạnh, chính là chìa khóa của người giàu. “Để trở thành người giàu, sức khỏe chính là chìa khóa”, Corley nói trong một cuộc phỏng vấn.
“Nếu bạn khỏe mạnh, bạn mới có thể lao động, bạn mới có nhiều năng lượng. Bạn làm việc nhiều giờ hơn, ít ngày ốm hơn, tăng năng suất sản xuất; giúp đạt được ước vọng thành công”.
Sự giàu có không chờ đợi
Họ đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành mọi thứ, họ ghi chú vào sổ tay. Phá vỡ các thói quen xấu cũng là bước quan trọng để thành công, Corley nói. “Khi ý nghĩ hãy từ từ bắt đầu mon men trong trí não, người giàu sẽ tìm cách quăng nó đi và la lớn rằng ‘hãy làm ngay’. Lập tại 3 từ này hàng trăm lần trong một ngày nếu cần thiết”, ông ta tiếp tục kết luận.
Luôn luôn học tập
Cũng theo nghiên cứu, 88% người giàu được phỏng vấn nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho công việc; trong khi chỉ 2% người nghèo làm điều đó. “Tôi thấy rằng, 76% người giàu thường đọc hai quyển sách hoặc hơn để trau dồi kiến thức nghề nghiệp hoặc tâm hồn; người nghèo không thế.
Vì thế, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục, đọc, tự hoàn thiện bản thân không ngừng mỗi ngày”, Corley tiếp. Việc không ngừng học tập khiến con người có nhiều tri thức cũng như động lực trong quá trình làm giàu.
Luôn chăm sóc các mối quan hệ
“Những người thành công thường là những sinh viên luôn cố gắng tìm cách xây dựng nhiều mối quan hệ. Họ luôn gọi lại khi thấy một cuộc gọi nhỡ. Họ không ngừng tìm kiếm các phương cách để giúp các mối quan hệ tiến triển”, Corley viết.
Họ nhớ các ngày sinh nhật, nhiều khi chỉ để gọi điện chúc mừng. Họ không ngừng mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, chia sẻ các mốc sự kiện, các thói quen hàng ngày với nhiều người. 79% người giàu bỏ ra hơn 5 giờ mỗi tháng để duy trì các mạng lưới quan hệ trong khi chỉ có 16% người nghèo làm thế.