Dẫu xưa nay, quảng cáo bị mang nhiều tiếng “phiền phức”, “nói quá” nhưng không phải không có những quảng cáo hấp dẫn khiến người xem thích thú. Nếu quay trở lại thời gian với những quảng cáo xưa, độc giả sẽ không khỏi tò mò, thú vị. Tui là tui thích mấy cái tờ rơi quảng cáo này rồi đấy, tuy đơn giản nhưng đọc xong thấy vui vui, dễ chịu, chứ không thấy bực mình như các quảng cáo bây giờ. Có lẽ do những mẩu quảng cáo này đều chân chất, mộc mạc và đi thẳng vào vấn đề chăng?<br>
“Sống một cái nhà, thác một cái hòm” và thay vì dùng chữ Địa chỉ – Điện thoại thì ngôn ngữ xưa sử dụng từ Nhớ kỷ và Giây nói…
“Giật tít đúng insight” đánh trúng tâm lý chị em chỉ bằng những từ ngữ rất gần gũi, bình dân.
Không chỉ “ích nước, lợi nhà” mà xổ số kiến thiết còn thể hiện cái tình
Ngoài cách sử dụng ngôn từ khá “khiêu khích” trong ấn phẩm của mình, kem đánh răng Hynos còn sử dụng một chương trình nhạc khá thú vị (phát trên đài phát thanh Sài Gòn) để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng: “Răng em, răng em trắng muốt như ngà Nhờ kem, nhờ kem Hynos mà ra. Anh yêu em hay anh yêu kem, hay anh yêu anh bảy chà da đen? Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà da đen” Chính sự gần gũi, mộc mạc, tận dụng triệt để lời ăn tiếng nói của người tiêu dùng vào trong quảng cáo đã góp phần giúp các quảng cáo này ăn sâu vào tâm trí người đọc. Như vậy, “mỗi thời, mỗi cách”! Nhà quảng cáo sẽ đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một khác nhau. Tuy nhiên, phải nói rằng, lối chơi chữ và phong cách sử dụng ngôn từ của thời xưa đáng để các Copywriter ngày nay nghiền ngẫm, học hỏi để có được những câu khẩu hiệu, những ấn phẩm quảng cáo hiệu quả hơn.
(Blogsudo tổng hợp)
Từ khóa tìm kiếm: nhung quang cao, quang cao, quang cao, cach su dung ngon, tam tri nguoi, nguoi tieu dung, anh yeu em, em hay anh yeu, anh bay cha da, em anh yeu luon,