‘Giác quan thứ 6’ của động vật

Những giác quan kỳ lạ cho phép động vật nhận biết thế giới theo cách mà con người khó có thể tưởng tượng ra.

1-8385-1423212074.jpg
Nhện có bộ phận thụ thể cảm nhận sức căng cơ học rất nhỏ trên bộ xương ngoài, gọi là slit sensilla. Giác quan thứ 6 này giúp nhện đánh giá kích thước, trọng lượng của các vật, thậm chí chủng loại sinh vật mắc kẹt trong mạng nhện. Ngoài ra, nó cũng giúp nhện nhận biết sự khác biệt giữa chuyển động của côn trùng và chuyển động do gió tạo ra, hoặc thậm chí là một lá cỏ vô hại. Ảnh:Flickr

2-9728-1423212074.jpg
Loài comb jelly, sinh vật thân nhầy gốc phiến lược, có một cơ quan cân bằng đặc biệt gọi là túi thăng bằng (statocysts). Bộ phận trên giúp con vật tự định hướng trong các dòng chảy của đại dương mà không cần đến hệ thống thần kinh trung ương. Ảnh:: ZUMA Press

3-1963-1423212074.jpg
Những con rắn độc Pit Viper được nhận dạng dễ dàng nhờ một cặp “hố” sâu, nằm giữa lỗ mũi và mắt. Đây là bộ phận cảm biến nhiệt giúp rắn nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại vào ban đêm. Giác quan này nhạy cảm tới mức rắn có thể đánh giá chính xác khoảng cách và kích thước con mồi, ngay cả khi các giác quan khác bị mất đi. Ảnh: Flickr

4-7719-1423212074.jpg
Nhiều loài chim di cư sử dụng từ trường của Trái Đất như một chiếc la bàn để di chuyển ở khoảng cách rất xa. Chim bồ câu có những cấu trúc chứa sắt nằm bên trong mỏ được bố trí theo mô hình ba chiều phức tạp. Nó giúp con chim định hướng không gian và xác định vị trí địa lý. Ảnh: Wiki Commons

5-8514-1423212074.jpg
Cá heo là loài động vật định vị bằng tiếng vang. Do âm thanh truyền dưới nước tốt hơn trong không khí, nên cá heo có thể tạo ra hình ảnh ba chiều của môi trường xung quanh hoàn toàn dựa trên sóng âm thanh. Đặc điểm này cũng giống như một thiết bị định vị đồ vật dưới nước bằng sóng siêu âm. Ảnh: Flickr

Lê Hùng (Theo Mother Nature Network)

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *