Cây nở ngày đất là cây gì và có thực sự có tác dụng chữa được những bệnh nào? Các bạn có thể tham khảo một vài thông tin ở bài dưới
Tác dụng của cây nở ngày đất là gì? Liệu nó có chữa khỏi hẳn bệnh gút, bệnh tiểu đường như những lời đồn thổi?
Nở ngày đất, tên khoa học Gomphrena celosiodes Mart. Thuộc họ Rau dền Amaranthaceae.
Cây nở ngày đất còn được dân gian gọi là cây nở ngày.Cây phát triển dồi dào ở châu Phi với một vài loài thường xuất hiện ở phía Đông và Tây của Châu Phi, 120 loài được tìm thấy ở Queensland (Úc), Ấn Độ, Malaysia, vài vùng nhiệt đới Châu Mỹ và khoảng 46 loài được tìm thấy ở Brazil (theo báo cáo của Vieira và cộng sự, 2004).
Nó mọc hoang khắp nơi trên bãi cỏ, lề đường, các vùng đất cát, rừng và rất khó tiêu diệt. Đây là loại cỏ sống lâu, mọc nằm rồi đứng, phân nhiều nhánh, rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm trên thân. Lá không cuống, đầy lông màu trắng ở mặt dưới lá.
Cụm hoa hình bông trụ rộng khoảng 1cm, dài 2-3cm, có mang lá bắc phía dưới hoa 5-6mm, hoa có màu trắng. Không nên nhầm với cây Cúc bách nhật cùng chi nhưng khác loài (Gomphrena globosa L. Amaranthaceae), đôi khi dân gian cũng gọi là Bông nở ngày nhưng cụm hoa thì có màu đỏ tím
Cây thuộc thân thảo, có phiến lá đối xứng nhau với cuống lá nhỏ, hoa có màu trắng như màu cỏ lau… Đông y sử dụng loại cây thân thảo này để điều trị một số căn bệnh như tiêu viêm, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt, làm giảm lượng cholesterol trong máu, chữa các chứng như gút (gout), tiểu đường…
Tác dụng của cây nở ngày đất trong việc điều trị gút, tiểu đường trên thực tế là có thật. Chúng thường được dân gian sử dụng như một bài thuốc thông dụng trong việc điều trị chứng gút, tiểu đường lâu dài.
Cây nở ngày đất chứa nhiều flavones, flavonoïdes glycosides, gomphrenol giúp làm giảm các triệu trứng sốt, cảm cúm do virut gây ra, giúp ức chế các Acid uric trong máu, thải các độc tố ra ngoài, cây được dân gian sử dụng phổ biến và cũng chính từ bài thuốc đó mà khoa học đã tìm ra được dược tính từ cây để chiết xuất một số dược tính từ cây ra làm thuốc, Trên thị trường Điều đáng ngạc nhiên là tinh dầu từ lá giúp tán phong, tiêu viêm tốt cho phụ nữ sau sinh
Tác dụng của cây nở ngày đất – cách sử dụng bài thuốc theo dân gian
Hiện một số lương y đang sử dụng cây thân thảo này để điều trị bệnh Gout trong thời gian điều trị sớm nhất, Trong rễ cây có thành phần flavonoïdes và saponines làm giảm đau các triệu chứng cơ bắp va chạm gây ra, Người sử dụng nhiều chất đạm dẫn đến khớp, Gout qua tác dụng từ dược tính ở rễ, lá cây giúp điều trị hoàn toàn loại bệnh này
Ngoài các công dụng trên Cây nở ngày đất có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra hai thành phần Anti và cancereux giúp ức chế chống lại các tế bào ung thư gây ra, nó còn làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và cải thiện lưu thông tim mạch vành
Xét trên phương diện khoa học, tác dụng của cây nở ngày đất chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, xét trên phương diện là một bài thuốc dân gian, tác dụng của cây nở ngày đất không đơn giản chỉ là lời đồn thổi. Nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng chỉ dẫn và đúng bệnh, cây nở ngày đất sẽ hoàn toàn vô hại với cơ thể của người bệnh.
Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp một số cách dùng cây nở ngày đất để trị một số bệnh theo những bài thuốc dân gian:
Cách sử dụng cây nở ngày đất
Cây Nở ngày đất có tính nóng, sau khi uống nên bổ sung các loại nước mát giải nhiệt. Ví Dụ: Cây chùm ngây, cà gai leo…
Dùng sắc thuốc uống trị sốt, cảm cúm, tiêu độc : Lá, Thân, rễ, 30gr sắc với 1lit nước uống sau bữa ăn
Dùng điều trị Gout, khớp : Dùng 200gr cây nở ngày đất tươi ( cả hoa ) sắc với 1500 ml nước cạn còn 500ml , uống khi thấy khát, sắc lại khi nào thấy nhạt thì thôi, uống khi nào thấy bệnh khỏi hẳn thì giảm lượng thuốc còn 100g/ ngày, sắc uống thay nước hàng ngày, nếu dùng khô thì sắc lâu hơn một chút, lưu ý, phủ nử cho con bú, phụ nữ có thai, người huyết áp thấp thì không nên dùng.
Hoa Nở Ngày Đất có thể phơi khô hoặc để tươi. Hoa nở ngày đất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề.
Lá cây Nở Ngày Đất: phơi khô, ngâm trong 1 tách nước nóng, áu đó uống như uống trà. Lá có tác dụng cho người bệnh huyết áp, ho, tiểu đường.
Toàn cây Nở Ngày Đất: ngâm trong nước sôi, hoặc đun sôi lấy nước uống, được để nghị như một đơn thuốc cho bệnh tiểu đường.
Rễ cây nở ngày đất: có thể phơi khô ngâm rượu, hay xay nhuyễn thành bột để dành pha nước uống hay trộn bổ sung vào thức ăn, có khả năng làm giảm đau, an thần, giúp ngủ ngon.
Mùi vị thơm thơm như nước trà, để tủ lạnh uống càng ngon.uống bình thường ngâm trong nước đun sôi khoảng 10 phút( 9- 10 bông) tương đương 3 -9g.
Trị mỡ trong máu: say toàn cây uống hằng ngày, kết hợp với diệp hạ châu càng tốt.
Trị gout: sử dụng nước uống đậm nhạt tùy mức độ bệnh và nhu cầu người sử dụng.
Dùng sắc thuốc uống trị sốt, cảm cúm, tiêu độc : Lá, Thân, rễ, 30gr sắc với 1lit nước uống sau bữa ăn
Dùng điều trị Gout, khớp : Dùng 200gr cây nở ngày đất tươi ( cả hoa ) sắcvới 1500 ml nước cạn còn 500ml , uống khi thấy khát, sắc lại khi nào thấy nhạt thì thôi, uống khi nào thấy bệnh khỏi hẳn thì giảm lượng thuốc còn 100g/ ngày, sắc uống thay nước hàng ngày, nếu dùng khô thì sắc lâu hơn một chút, lưu ý, phủ nử cho con bú, phụ nữ có thai, người huyết áp thấp thì không nên dùng
Dùng trị sốt, cảm cúm, tiêu độc: Sử dụng phần lá, thân và rễ đã rửa sạch với khối lượng khoảng 30g sắc với 1 lít nước uống sau mỗi bữa ăn.
Dùng trị chứng huyết áp cao, tim mạch, giảm cholesterol trong máu: Dùng 50g toàn cây nở ngày đất đun với 1 lít nước và sử dụng sau mỗi bữa ăn.
Dùng điều trị Gout, khớp: Chuẩn bị 200g cây nở ngày đất còn tươi, nguyên hoa. Sau khi rửa sạch, sắc cây nở ngày đất với 1.500ml nước. Sắc đến khi lượng nước còn lại 1/3. Uống những khi cơ thể cảm thấy khát. Khi bắt đầu hết bệnh, giảm liều lượng xuống khoảng 100g, sắc và lấy nước uống hằng ngày.
Dùng trị tiểu đường: Đem lá cây nở ngày đất phơi khô, ngâm trong 1 tách nước nóng và sử dụng như trà. Người dùng cũng có thể sử dụng toàn cây nở ngày đất, sắc uống hoặc ngâm như pha trà để trị chứng tiểu đường.
Bên cạnh những bộ phận khác, tác dụng của cây nở ngày đất còn nằm ở phần rễ cây. Rễ cây được phơi khô, ngâm rượu hoặc tán bột rồi pha với nước hoặc trộn vào thức ăn. Cách làm này giúp cơ thể an thần và có được một giấc ngủ ngon sâu.
Một số lưu ý khi sử dụng cây nở ngày đất:
Trong cây Nở ngày có chứa nhiều oxalate. Theo cảnh báo của nhiều bác sĩ chuyên môn, nhiều người bị chứng tiểu đường nếu chủ quan, mua cây nở ngày đất về dùng mà dừng sử dụng các loại thuốc được chỉ định điều trị tiểu đường có thể dẫn đến những hội chứng như tăng huyết áp, dễ bị tiêu chảy, hư hàn, lâu dài ảnh hưởng đến gan, phổi… Tương tự với bệnh gút, nếu người dùng dùng không đúng liều lượng có thể nguy hại đến sức khỏe, bởi trên thực tế, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của cây nở ngày đất.
Nếu người ăn nhiều sẽ có dấu hiệu ngộ độc thường là run cơ, choáng váng, mất phương hướng nhận định, trầm cảm, sợ ánh sáng, người trở nên suy sụp tinh thần và dễ tử vong. Cũng cần chú ý với người có vấn đề bệnh mạn tính ở thận. Vì những cảnh báo trên nên mọi người cần thận trọng khi dùng.
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu chứng minh cây Nở ngày đất tác dụng trên các chủng vi trùng, nấm và không thấy ghi nhận tác dụng giảm đau do gout hoặc làm hạ đường huyết. Nhưng trước khi được công nhận là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh, những nhà nghiên cứu còn phải tiến hành thêm nhiều thử nghiệm nữa trước khi công bố.
Cây nở ngày đất là loại cây thuộc nhóm thanh nhiệt, giải độc nên khi dùng cần sử dụng đúng liều lượng và theo dõi những biểu hiện trên cơ thể. Nếu cơ thể có biểu hiện một số chứng như tiêu chảy, hư hàn thì ngưng dùng thuốc ngay.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng cây nở ngày đất.
Cây nờ ngày đất ngoài màu trắng còn có màu tím, đỏ… tuy nhiên chúng chỉ dùng để làm cây cảnh, không có tác dụng chữa bệnh.
Cây nở ngày đất thường nhiều màu như trắng tím, xanh, đỏ, tuy nhiên chỉ có cây màu trắng mới có tác dụng chữa bệnh.
Người dùng cần cẩn trọng trong việc sử dụng cây nở ngày đất, nhất là về liều dùng, cách dùng và xác định rõ dùng để trị bệnh gì. Việc tự ý sử dụng cây nở ngày đất khi chưa biết công dụng thế nào và không có sự theo dõi của thầy thuốc là không nên.
Có bệnh thì cần được chữa đúng thuốc đúng liều, dù thuốc chỉ là cây cỏ, vẫn phải theo lời hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, tránh để bị tiền mất tật mang.
Không có loại cây gì có tác dụng chữa nhiều bệnh đến vậy mà chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh. Hiện tại chưa có một cây thuốc nào gọi là “thần dược” và không có một loại thuốc phù hợp với tất cả mọi người, phải sử dụng đúng cách, đúng liều và đúng bệnh mới có hiệu quả. Đã là thuốc khi có dược tính chữa bệnh sẽ ít nhiều có tác dụng không mong muốn nên đều phải cẩn thận khi sử dụng.
Ngay cả với cây thuốc nam, bên cạnh mặt tốt cũng có mặt hạn chế, do đó, người dân, nhất là những người bệnh đang sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ không nên vì cả tin những lời đồn về tác dụng “chưa được kiểm chứng khoa học” của nhiều loài cây mà dùng bừa bãi sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.