Trải qua quãng thời gian của một đời người có lẽ cảm giác nóng giận là cảm giác thường gặp nhất, bạn đã biết cách giữ bình tĩnh và điềm đạm trong mọi tình huống hay chưa?
Bạn sẽ trở nên mệt mỏi nếu lúc nào cũng vội vã. Thật căng thẳng nếu cứ chìm ngập trong những vấn đề mà bạn không thể giải quyết.
Trong cuộc sống, hầu hết ai cũng từng rơi vào tình trạng căng thẳng và nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày do áp lực từ công việc, gia đình, con cái, các mối quan hệ khác. Khi ấy áp lực sẽ khiến mọi người mất bình tĩnh. Và điều chúng ta cần làm là giữ bình tĩnh để thư giãn bản thân. Bài viết này chỉ ra một số cách khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để tâm trạng tốt hơn khi rơi vào tình trạng căng thẳng.
Cách giữ bình tĩnh |
Đối diện với áp lực một cách bình tĩnh, bạn sẽ biết rằng “không quá khó khăn như mình nghĩ”. Bỏ đi những gì đang làm bạn căng thẳng, lùi lại một bước, đừng quá đặt nặng vấn đề sẽ thấy hiệu quả hơn.
1. Ngừng lại và hít một hơi thở sâu
Việc đầu tiên bạn nên làm là ngừng hết mọi suy nghĩ và hít một hơi thở sâu. Đừng làm bất kỳ điều gì một cách vội vã, bởi vì bạn có thể sẽ phải hối hận sau đó. Hãy nhắm mắt lại, đếm từ 1 đến 10 rồi sau đó hít một hơi thở sâu.
Khi cảm thấy kích động, chúng ta thường có xu hướng thở nhanh hoặc nông. Chú ý đến hơi thở của mình, bạn sẽ trải nghiệm được cảm giác thư giãn ngay lập tức. Tập hít thở chậm và sâu, mọi bực tức sẽ nhanh chóng lắng xuống.
Lần sau, khi bạn vướng phải một tình huống căng thẳng, hãy dừng lại một phút và làm những bước sau:
Hít thở sâu bằng bụng năm lần.
Tưởng tượng mỗi lần thở ra là bạn tống căng thẳng ra ngoài.
Mỉm cười, nếu cần thiết hãy giả vờ cười, bạn sẽ thấy khó mà nhăn nhó với một nụ cười trên gương mặt.
Hãy thực hành bài tập này thường xuyên, ở công sở cũng như ở nhà, nếu bạn thấy cần thiết.
2. Thả lỏng và thiền.
Thiền được xem là liệu pháp giúp tâm trạng bình ổn. Dành một khoảng thời gian ngắn trong ngày để thiền và cảm nhận sự yên tĩnh, thư thả trong tâm hồn.
Hãy dành ra 5 phút để trấn tĩnh sự căng thẳng: ngồi xuống, duỗi thẳng hai tay và giữ nhịp thở ổn định. Đôi lúc, tất cả những gì bạn cần khi cơn stress kéo đến chỉ là vài phút bình tĩnh, hoàn toàn không nghĩ ngợi. Sau đó có thể nạp lại năng lượng cho tinh thần và tiếp tục công việc của mình.
Sau khi tập hít thở sâu, hãy kiểm tra xem trên cơ thể bạn có nơi nào chưa thả lỏng tự nhiên hay không (Nghiến răng? Rút vai? Có bộ phận nào chưa ở trạng thái tự nhiên?) . Mát-xa nhẹ nhàng những vùng đang căng thẳng để đưa cơ thể về trạng thái thư giãn hoàn toàn (cũng nên tưởng tượng rằng bạn đang ở một nơi nào đó làm bạn thấy yên bình: bãi biển, bồn tắm nước nóng, hoặc trên một con đường quê…) .
Để mọi việc diễn ra tự nhiên.Tận thế đến rồi chăng? Không hề (chắn chắn đấy) . Làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn chẳng giúp ích gì cho bạn cả, vì nó đã ở đấy rồi. Thôi cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên.
3. Tự hỏi mình một số câu hỏi và viết chúng ra
Đừng bao giờ phản ứng lại khi bạn đang thực sự bị kích động vì bấy giờ bạn giống như là một nồi nước sôi vậy. Hãy nhìn vào trong tâm mình và tự hỏi một số câu để đánh giá tình hình như: Mình có thể chịu được tình huống khó chịu này không? Mình có hiểu lầm gì không? Sự việc này có đáng không? Lúc giận dữ trông mình như thế nào nhỉ? Mặt mình có đỏ lên không? Mình có vung tay vung chân không? Liệu mình có muốn làm việc với ai giống như mình bây giờ không? Dĩ nhiên là không. Việc bận rộn với những câu hỏi trên sẽ khiến não bộ của bạn được bảo vệ tránh phản ứng thái quá. Chúng rất hữu ích cho những người đang tức giận.
Nếu bạn vẫn cảm thấy không vui sau khi đã cố gắng loại bỏ cảm xúc tiêu cực, vậy hãy viết nó ra. Viết ra cảm xúc của bản thân là cách để giữ bình tĩnh rất tốt bởi vì nó cho phép bạn có thể phân tích và làm sáng tỏ sự phức tạp của vấn đề, từ đó đi đến một giải pháp. Nó cũng khiến cho não của bạn đào thải sự việc đó ra vì nó đã được lưu lại cố định ở một chỗ khác rồi.
4. Tâm sự với ai đó
Một trong những điều khiến chúng ta mất bình tĩnh và nổi nóng là vì chúng ta bị mắc kẹt với những suy nghĩ trong đầu của mình. Nếu bạn có một người bạn bên cạnh trong tình huống đó, hãy kể và chia sẻ với họ. Nếu không có ai ở bên cạnh, hãy gọi điện cho bạn bè và nói về cảm xúc của bạn. Nói ra với ai đó sẽ khiến cho “cục tức” đi ra khỏi lồng ngực và bạn sẽ bình tĩnh hơn. Còn nếu bạn vẫn cảm thấy kinh khủng dù đã thử mọi cách, bạn gặp vấn đề quá lớn trong công việc hay trong quan hệ, hãy cân nhắc việc nói chuyện cùng một chuyên gia. Một bác sĩ tâm lý có thể biết được xu hướng hành vi của bạn và sẽ đưa ra giải pháp giúp bạn.
5. Hãy đốt cháy cơn giận trong việc tập thể dục
Mặc dù chúng ta cố gắng không để cơn giận dữ thoát ra, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng tràn ra bề mặt được. Khi đó thì cách tốt nhất là hãy chuyển năng lượng giận dữ sang các bài tập thể dục. Hãy đứng lên, ngồi xuống, chạy bộ, tập gym để đốt cháy dòng năng lượng. Tập thể dục giúp tiêu hao cơn bực tức, làm cho tinh thần phấn khởi lên, giúp bạn cảm thấy khỏe hơn và vui vẻ hơn. Bạn cũng có thể đi ngủ một chút nếu bạn cảm thấy quá thất vọng. Ngủ cũng có thể làm cho bạn bình tĩnh hơn, làm nguôi ngoai cơ thể và tâm trí.
6. Ra ngoài và kết nối với thiên nhiên
Mẹo cuối cùng là hãy bước ra ngoài và tận hưởng không khí cũng như ánh nắng mặt trời. Đi bộ một vài phút dưới bóng cây, nhìn chim chóc bay trên bầu trời và cảm nhận gió lùa qua mái tóc. Kết nối với tự nhiên, không khí tươi mát sẽ giúp bạn bình tĩnh lại. Đây là một trong những giải pháp có tác dụng tức thời đấy nhé.
Ngoài ra, một khi bạn đã quá mệt mỏi thì bỏ đi ra ngoài sẽ là một ý tưởng hay. Theo nghĩa đen, nó giống như việc bạn đang dạo bộ. Dạo bộ tốt cho cơ thể, thể chất khá cũng hỗ trợ phần nào cho mặt tinh thần. Bên cạnh đó, việc ở lì trong môi trường đang gây áp lực chỉ khiến căng thẳng kéo dài hơn mà thôi. Ra ngoài đi bộ hoặc tập vài bài thể dục nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn.
Thỉnh thoảng, tìm đến những nơi bình yên khi cảm thấy căng thẳng với bộn bề cuộc sống sẽ giúp bạn được thư thái hơn. Việc làm này không chỉ giải thoát bạn khỏi thực trạng đầy áp lực hiện tại mà những khung cảnh tĩnh lặng xung quanh còn mang lại những hiệu ứng xoa dịu cảm xúc và thể chất của bạn.
7. Gạt bỏ hết những suy nghĩ vô ích trong đầu bạn
Điều này bao gồm những tư tưởng oán thù và những suy nghĩ như “thật không công bằng”… Những suy nghĩ này không giúp được gì cả. Chúng chỉ làm cho sự tức giận của bạn tồi tệ hơn. Hãy gạt bỏ chúng và bạn sẽ thấy mình dễ dàng bình tĩnh hơn. Ngoài ra, hãy tránh sử dụng những câu như “Anh luôn làm như vậy” hay “Anh không bao giờ biết lắng nghe người khác”, “Tốt hơn là anh nên…”, v.v… Những cách nói này sẽ khiến tình hình trầm trọng thêm. Thay vào đó, hãy tập trung suy nghĩ vào những điều tích cực, bạn sẽ thấy chúng hiệu quả hơn và xua tan cơn bực bội.
Tận hưởng trên từng chặng đường đi. Cứ chăm chăm vào đích đến cuối cùng sẽ nhanh chóng làm bạn đuối sức. Bạn đang đeo đuổi một mục tiêu to lớn, liều lĩnh, đòi hỏi nhiều thời gian và lòng nhẫn nại ư? Hãy chia nhỏ chặng đường thành nhiều cột mốc, và ăn mừng mỗi khi bạn vượt qua từng cột mốc ấy. Những phản hồi tích cực, đến thường xuyên, sẽ giúp bạn kiên trì hơn, vững lòng hơn, và tìm thấy nhiều niềm vui trong quá trình đạt được mục tiêu của mình.
8. Đánh giá toàn cục.
Cuối cùng, một phần nguyên nhân gây căng thẳng là do chúng ta cảm thấy không kiểm soát được những bất lợi đang diễn ra. Nếu vậy, bạn cần đưa ra quyết định phải làm thế nào để điều khiển tình hình. Hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy mình đang giải quyết vấn đề chứ không phải hoảng loạn vì nó. Sau khi suy xét và nhìn nhận cụ thể tình hình, bạn sẽ bình tĩnh và thông qua chúng dễ dàng hơn.
Lần sau khi bạn thấy thật căng thẳng, hãy hít thở thật sâu, và tự đánh giá lại:
Việc này có ảnh hưởng gì đến mình…
Trong tuần tới?
Trong tháng tới?
Trong năm tới?
Trong mười năm nữa?
Gợi ý: Chẳng ảnh hưởng gì cả. Tôi cược rằng hầu hết mọi sự phiền muộn của bạn sẽ chẳng can hệ gì đến tuần sau (thậm chí, nó còn chẳng ảnh hưởng gì đến ngày mai) . Đừng tự làm đau khổ mình vì những thứ không nằm trong tầm kiểm soát.
9. Đặt mình vào vị trí đối phương
Bạn đã bao giờ nghĩ về việc đặt mình vào vị trí của người phải đón nhận cơn giận dữ của bạn chưa? Bạn đã bao giờ nghĩ xem họ cảm thấy thế nào khi bạn la hét? Hãy thử làm những việc đó để học cách giữ bình tĩnh.
Đừng đòi hỏi bản thân phải hoàn hảo. Chẳng hề gì nếu bạn không phải là một người hoàn hảo. Tất cả những người ra vẻ hoàn hảo đều là người giả dối. Khi bạn đòi hỏi bản thân và người khác phải hoàn hảo, bạn chỉ làm khổ mình thôi.
10. Luyện tập sự nhẫn nại hàng ngày.
Mỗi ngày, bạn có thể luyện tính nhẫn nại, và khả năng đương đầu với sự căng thẳng, theo những cách sau đây:
Khi xếp hàng trong cửa hàng bách hóa, hãy chọn hàng dài nhất.
Đi dạo qua những công viên hoặc đường quê hẻo lánh.
Khi đi ngân hàng, hãy vào trong, thay vì chọn cách giao dịch từ trong xe hơi của mình.
Nếu bạn muốn giúp bạn bè mình trở nên nhẫn nại, hãy chia sẻ bài viết này với họ. Ngoài ra, hãy cho chúng tôi biết bạn đối diện với căng thẳng thế nào nhé.
Là người dễ rơi vào tình trạng căng thẳng thì khi tổn thương tinh thần, cách đơn giản nhất là làm những hành động đơn giản, thậm chí có vẻ “kỳ quặc” để giải tỏa. Việc này có thể ngăn chặn sự ức chế của các dây thần kinh và tâm trạng sẽ dần dần dịu lại. Thử phân tán sự tập trung bằng những trò cười để giảm căng thẳng.
Blogsudo