Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh mãn tính. Môi trường ô nhiễm khiến căn bệnh này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những nước phát triển. Bệnh hen suyễn là gì và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.

Hen suyễn là một loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở sự lưu thông của không khí trong phổi. Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí luôn trong tình trạng bị viêm nhiễm, phù nề và dễ bị kích ứng. Sự có thắt và viêm đường dẫn khí sẽ làm thu hẹp đường dẫn khí, khiến bạn khó thở, lồng ngực nặng, thở khò khè kèm tiếng ran rít, cò cữ. Trong một vài trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết ra quá nhiều, có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí. 

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản

Chúng ta chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra hen.

Điểm chung của những bệnh nhân hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính và quá mẫn với nhiều loại dị nguyên.

Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề: “Tại sao người này có thể bị hen trong khi những người khác lại không bị ?”

Một số người khi mới sinh ra đã có khuynh hướng bị hen trong khi một số khác lại không có. Các nhà khoa học đang cố tìm ra các gen gây ra khuynh hướng này.

Môi trường mà bạn đang sống và cách sống của bạn xác định được một phần rằng bạn có bị lên cơn hen hay không.

Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Nó tương tự với phản ứng dị ứng ở nhiều điểm.

Phản ứng dị ứng là đáp ứng của hệ miễn dịch của cơ thể với những tác nhân lạ.

Khi các tế bào của hệ miễn dịch nhận thấy tác nhân lạ, chúng sẽ tạo ra một chuỗi những phản ứng giúp cơ thể chống lại.

Nếu chuỗi phản ứng này làm sản xuất dịch nhầy và co thắt phế quản chúng sẽ tạo ra những triệu chứng của một cơn hen.

Những tác nhân lạ trong bệnh hen được liệt kê ở bên dưới và chúng thay đổi tùy theo từng đối tượng.
Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguyên khác nhau. Có khi gần như tất cả những dị nguyên gây ra cơn hen ở một số người lại không gây ra triệu chứng gì ở những người còn lại. Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là:

Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt.

Hít phải không khí ô nhiễm.

Hít phải những tác nhân kích thích đường hô háp khác chẳng hạn như nước hoa hoặc chất tẩy rửa.

Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.

Hít phải những chất gây dị ứng (dị nguyên) chẳng hạn như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật.

Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản

Thời tiết lạnh, khô.

Cảm xúc hưng phấn hoặc stress.

Vận động quá nhiều.

Trào ngược dịch dạ dày – còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal reflux disease)

Sulphit – một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu.

Kinh nguyệt – ở một số phụ nữ (không phải là tất cả) có triệu chứng hen liên quan chặt chẽ đến chu kỳ kinh nguyệt.

Triệu chứng của bệnh

Khi đường thở bị kích thích hoặc nhiễm trùng có thể gây khởi phát cơn hen. Cơn hen có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau vài ngày hay vài giờ. Những triệu chứng chính của cơn hen bao gồm:

– Thở khò khè

– Không thở được.

– Co nặng ngực.

– Ho

– Nói khó

Những triệu chứng trên có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc đêm. Nếu xảy ra ban đêm, có thể nó sẽ làm phá vỡ giấc ngủ của bạn.

Thở khò khè là triệu chứng thường gặp nhất của cơn hen.

– Khò khè là tiếng rít đi kèm với nhịp thở.

– Tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra, tuy nhiên có cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào.

– Không phải tất cả những bệnh nhân bị hen đều thở khò khè và không phải tất cả những người thở khò khè đều bị hen.

Bạn có thể tự phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh hen suyễn dựa trên những biểu hiện thường gặp như sau:

Nhẹ – không liên tục: Thời gian kéo dài cơn hen không quá 1 giờ. Tần số xuất hiện cơn suyễn thường không quá hai lần một tuần và gặp những triệu chứng về đêm không quá hai lần một tháng. Độ nặng của cơn hen có thể thay đổi nhưng giữa các cơn hen không có triệu chứng.

Nhẹ – liên tục: Cơn hen có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn hai lần một tuần, triệu chứng về đêm nhiều hơn hai lần một tháng.

Trung bình – liên tục: Bệnh nhân lên cơn hen với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hàng ngày. Người bệnh phải thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày và cần đến sự can thiệp của thuốc cắt cơn để giảm triệu chứng hen suyễn.

Nặng – liên tục: Khi người bệnh mắc hen suyễn nặng, cơn hen đến liên tục, các triệu chứng về đêm thường xuyên xảy ra và người bệnh phải giới hạn sinh hoạt hàng ngày.
Phe Quan
phequanjpg


Phòng bệnh hen suyễn

Cần hạn chế tiếp xúc với các nhân tố gây bất lợi cho bệnh tình của mình như len, dạ, bụi, khói thuốc, các chất khử mùi, các loại dầu thơm…

Tránh dùng các loại thuốc men thực phẩm và đồ gia vị làm bùng phát cơn hen suyễn.

Cần cảnh giác đối với một số thuốc, nhất là thuốc Aspirin. Cuối cùng là cần điều trị dứt điểm chứng dị đường hô hấp theo mùa…

Lưu ý: người bệnh hen suyễn cần luôn mang bên người thuốc cắt cơn dạng hít để sẵn sàng sử dụng khi thấy triệu chứng hen xuất hiện.

Thuốc cắt cơn dạng khí dung như Buto – Asma được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc với thành phần chính là Salbutamol sulfat, có tác dụng giảm co thắt phế quản, hoặc tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục, đồng thời giúp ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức hay trước khi tiếp xúc với dị nguyên đã biết trước nhưng không tránh khỏi một cách nhanh chóng và giúp hạn chế những biến chứng không mong muốn do hen suyễn gây ra. Ngoài ra còn nhiều loại thuốc điều trị hen phế quản khác bạn đọc có thể tham khảo tại đây .

Khi gặp cơn hen ác tính hay nghi ngờ có các biến chứng của hen suyễn, cần khẩn cấp đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *