Nguyên nhân
Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều nhưng chủ yếu rơi vào những yếu tố sau:
– Môi trường: Chứng bệnh này có quan hệ mật thiết với nhân tố môi trường, để hở chân tay ngoài gió lạnh, hay làm công việc phải tiếp xúc nhiều với chất xà phòng có tính kiềm cao, nước rửa tay có chất tẩy, tiếp xúc với chất béo hòa tan hay chất hấp thụ nước…, đều khiến da ngày càng khô ráp, mất đi tính đàn hồi và hình thành những vết nứt nẻ.
– Dinh dưỡng: Chứng khô nẻ chân tay mùa đông có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Khi chân tay bạn bị khô nẻ là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có thể đang thiếu một số vi chất như vitamin B2, vitamin E, vitamin C, vv…
– Tuổi tác: Tuổi càng cao, hàm lượng nước trong da càng thấp, dễ gây nứt nẻ chân tay. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ có tuổi đã mất hẳn thói quen chăm sóc da bằng kem dưỡng như khi còn trẻ nên hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến.
– Đi giày cao gót: Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vết nứt ở chân. Khi đi giày cao gót, sự ma sát của chân khiến mồ hôi tiết ra không đồng đều, làm nhiều chỗ ở bàn chân thiếu độ ẩm cần thiết, khiến da nứt nẻ.
Ngoài các trường hợp trên, các bệnh như vảy nến, á sừng, eczema cũng khiến da chân tay nứt nẻ, tuy nhiên các trường hợp này buộc phải đến bác sỹ chứ không thể tự chữa theo các cách thông thường
Cách làm giảm và phòng ngừa tình trạng khô nẻ chân tay
Về yếu tố môi trường: Bạn cần lưu ý che chắn và tránh tiếp xúc với những yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài:
– Đi găng tay và tất khi đi ra ngoài.
– Không nên thường xuyên nhúng tay trực tiếp vào các loại hóa chất như bột giặt, các chất tẩy rửa hoặc nhúng tay chân vào nước quá lạnh hoặc quá nóng. Điều này sẽ dễ dàng làm cho các tế bào trên tay chân bong tróc, gây nứt nẻ và viêm da. Bạn nên dùng găng tay khi làm việc nhà vào mùa đông.
– Thường xuyên bôi các loại kem dưỡng da cho chân và tay để duy trì độ ẩm cho da.
– Đối với các nhân viên văn phòng, phải thường xuyên dùng máy tính, lại ngồi dưới điều hòa nhiều, da tay không những khô mà còn có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Vì vậy, mỗi lần làm việc từ 1 tiếng đến 1,5 tiếng nên tranh thủ nghỉ ngơi, vẩy tay xuống đất để loại bỏ những mệt mỏi.
– Hạn chế đi giày cao gót khi phải di chuyển nhiều. Nếu chọn giày nên tránh các loại giày quá dốc, tạo áp lực lớn cho chân. Nên chọn giày có chất liệu mềm và vừa chân, không nên đi giày quá hẹp hoặc quá rộng.
– Nên tự mát xa thường xuyên bằng các động tác xoay, nắn, xoa tay chân, bạn sẽ ngạc nhiên vì những tác dụng của nó đến sức khỏe toàn bộ cơ thể.
Về dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và chữa trị nứt, nẻ da trong mùa lạnh và hanh khô. Ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước là cách giúp bạn giữ được làn da luôn mềm mại trong mùa đông lạnh giá.
Những thực phẩm giúp da mịn màng và tránh nứt, nẻ gồm có vừng (chứa nhiều loại vitamin E, B1, canxi…), hạt điều (cung cấp protein, giàu vitamin E giúp da giữ ẩm và mịn màng), đậu phộng (có nhiều dầu thực vật, giàu vitamin B2 giúp bảo vệ niêm mạc, tạo độ ẩm cho da và những vết nứt, nẻ), cần tây (giàu vitamin C, kali, kẽm… giúp lợi tiểu, loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể). Các loại quả như táo, bưởi, cam… cũng rất tốt cho da. Tăng cường hàm lượng vitamin A có trong củ cải, đậu, rau màu xanh, cá, sữa, vv…
3
Điều trị tại chỗ những vết nứt nẻ ở chân tay
Nếu bạn đang khổ sở vì những vết nứt nẻ ở chân tay, bạn có thể sử dụng một vài mẹo sau đây để làm giảm đau rát và nhanh chóng lấy lại làn da mềm mại:
– Dùng chuối cắt lát mỏng ngâm sữa tươi khoảng 5-10 phút. Đắp đều hỗn hợp trên lên chỗ da bị nứt, nẻ, rửa sạch sau 15 – 20 phút.
– Mật ong cùng ít nước cốt chanh trộn đều và đắp lên chỗ khô nẻ khoảng 15 phút.
– 2 thìa bột nghệ trộn 1 thìa nước cam rồi đắp lên chỗ khô nẻ và rửa sạch sau 20 phút.
– Khoai tây luộc chín, nghiền nát, cho thêm một chút vaseline trộn đều, bảo quản trong hộp kín. Khi bị nứt tay, chân, có thể dùng để xoa vào vết nứt 1-3 lần mỗi ngày.
Các bạn có thể tham khảo thêm:
Những gót chân bình thường vẫn ngoan ngoãn, lặng lẽ ở phía sau chúng mình, chịu lực từ toàn cơ thể dồn xuống và kiêm nhiệm hoàn thiện đôi chân xinh. Các em ấy rất kiên cường nhưng sức chịu đựng đó cũng không phải vô hạn nếu các ấy không biết quan tâm đúng cách đó nha!
Khi các em í biểu tình sẽ trở nên khô có dẫn đến việc da bị nứt nẻ, vùng da chân xung quanh gót sẽ dày hơn, bị nứt ra vì áp lực và sự thiếu mềm dẻo. Và kết quả là chúng mình sẽ xót ơi là xót và có thể còn rớm máu nữa cơ. Hậu họa mà teens phải gánh chịu chính là cảnh khó khăn khi đi lại và mất tự tin vì những vết chân chim bám bẩn sau gót í!
Sở dĩ các em ý phản ứng dữ dội lên như vậy là vì hàng ngày đôi chân của teens chúng mình đã bị ướt vì từ những thứ nước bám bẩn ngoài đường đến nước xà phòng, chất tẩy rửa… khi giặt giũ hay dọn dẹp nhà cửa nữa. Bên cạnh đó, nếu ấy cứ tặc lưỡi chọn những đôi giày quá chật chỉ vì muốn chân mình trông nhỏ nhắn xinh xinh thì sẽ còn làm em ấy khóc thét do bị dồn ép và chà xát quá mức đó!
Cùng gót xinh vận động nào!
Ấy cần phải vệ sinh và tập thể dục cho chân của mình thật thường xuyên bằng cách miết nhẹ từ cổ chân xuống đến gót chân và toàn bộ bàn chân. Trước khi làm động tác này, teens có thể thoa lên một chút kem dưỡng da có Vitamin E, Vazelin hoặc các loại kem dược phẩm có tác dụng làm mềm da, để kem thấm sâu rồi dùng tay bóp nhẹ cho đôi chân của mình nhá!
Hằng ngày, trong lúc nghỉ ngơi thư giãn ngồi đọc sách hay xem ti vi, chúng mình có thể tiện thể tập luôn cho chân xinh bằng động tác đơn giản mà rất hiệu quả: đặt dưới chân một quả bóng và dùng bàn chân đẩy quả bóng lăn qua lăn lại. Đây là một cách giúp chúng mình massage cho đôi bàn chân và cả gót chân, giúp máu lưu thông tốt hơn đấy!
Làm sao khi đã trót để các em í biểu tình???
Nếu gót chân của ấy thường xuyên bị nứt nẻ thì ấy hãy chú ý đến việc tẩy da chết, da khô và làm mềm da. Cách thức thì siêu đơn giản luôn! Chỉ cần ngâm chân trong nước ấm hay thoa lên gót chân một chút nước chanh pha loãng hoặc sử dụng những lát chanh mỏng để chà xát gót chân là xong thôi.
Ngoài ra, các ấy hãy tránh cho hai em gót chân của mình tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất tẩy rửa để các em ấy không dễ lên phản ứng mà bong tróc nhá!
Mặt nạ dưỡng gót chân nào!!!
– Chăm sóc gót chân với bạc hà và đường.
Các ấy trộn đường đỏ với dầu của quả hạnh hoặc dầu oliu sau đó thêm vài giọt dầu bạc hà. Nếu không có dầu bạc hà thì các ấy có thể dùng tay vò nát những nắm lá bạc hà tươi để lấy nước thay thế nhé! Dùng hỗn hợp dung dịch bôi lên gót chân, vùng bị khô nẻ, mỗi ngày từ 1- 2 lần, ấy sẽ nhanh chóng cảm nhận sự khác biệt cho xem.
– Thêm một công dụng tuyệt vời của dầu oliu nè!
Lấy dầu oliu cọ xát vào những chỗ chai sần và những vết khô nẻ. Teens lưu ý massage kĩ kĩ một chút vùng gót chân , đốt ngón chân và những vùng nhạy cảm sẽ rất dễ bị chai sạn. Thực thi cách này sẽ không chỉ giúp ấy khắc phục được những cục chai chân, mà còn giúp cho máu dễ lưu thông, tạo cảm giác thoải mái nữa đấy!
(Blogsudo Tổng Hợp)