Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh về da mãn tính rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, những phương pháp điều trị vẩy nến chỉ mang tính hạn chế sự phát triển của bệnh, làm sạch thương tổn, và có thể kéo dài thời gian tái phát của bệnh.
Việc sử dụng các bài thuốc nam trong việc chữa bệnh vẩy nến được rất nhiều người sử dụng. Do tính an toàn của bài thuốc, cộng thêm dễ sử dụng, không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Chữa bệnh vẩy nến nếu không đúng với các có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều trị. Bạn nên có lời khuyên của các chuyên gia trong việc chọn lựa cách điều trị để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc 1
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh vẩy nến để có những sự chuẩn nguyên liệu cho phù hợp.
Chuẩn bị:
Ở mức độ bệnh nhẹ: Bạn chuẩn bị 7 lá trầu, 10 lá bèo hoa dâu, 2 nắm rau răm, lượng muối hạt vừa đủ, không nên mặn quá.
Ở mức độ bệnh nặng thì có thể chuẩn bị khoảng 20 lá trầu, 20 lá bèo dâu, 4 nắm rau răm, lượng muối vừa đủ, lượng nước khoảng 3 lít, tùy vào lượng nguyên liệu đã chuẩn bị.
Cách làm:
Bạn cắt hoặc xé nhỏ các loại lá trên, rồi bỏ vào nồi đun sôi khoảng 20 phút, để nước đã nấu ấm rồi đem nước đó đi tắm. Để bài thuốc có hiệu quả hơn bạn có thể lấy 1/5 ly nhỏ dùng uống rượu, lấy nước hỗn hợp đó uống để có tác dụng ngay từ bên trong. Đối với những trường hợp đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai, và những người đang trong thời kỳ cho con bí thì tuyệt đối không được uống hỗn hợp nước này.
Bạn cũng có thể dã hỗn hợp các loại lá này rồi lấy bông gòn thấm hút nước từ hỗn hợp lá đã giã nát đem chà xát nhẹ vào những vùng da bị vẩy nến, cách làm này giúp cho các vẩy nến bị bong tróc khỏi làn da, giảm thiểu những cơn ngứa do bệnh vẩu nến gây nên.
Ghi chú: Số lượng các loại lá được dùng cho mỗi lần nấu nhiều hay ít là tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ (mỗi lần nấu có thể sử dụng từ 7 – 20 lá trầu; từ 10 – 20 lá bèo hoa dâu; từ 2 – 4 nắm rau răm; lượng muối hột vừa đủ mặn (không nên quá mặn); lượng nước từ 2 – 3 lít nước).
Mỗi ngày nên tắm và thoa hỗn hợp lá này 2 lần (không nên tắm lại bằng nước sạch ngay mà phải đợi khoản 3 – 4 tiếng đồng hồ sau mới tắm lại bằng nước sạch nhằm giúp cho nước từ hỗn hợp lá này thấm sâu vào những vùng bị vảy nến). Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây mà không có hiệu quả mà muốn sử dụng bài thuốc này thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc tây.
Bài thuốc 2:
Để sử dụng bài thuốc này bạn lấy lá và đọt tươi của cây muồng trâu kết hợp với các loại thuốc có tác dụng trị vẩy nến bằng cách như sau:
Bạn lấy lá và đọt tươi của cây muồng trâu đem rửa thật sạch, rồi đâm nhuyễn lọc lấy nước. Sau đó lấy dụng dịch này pha với kem thuốc điều trị bệnh lác. Loại thuốc này bạn có thể mua ở các cửa hàng thuốc Tây trên toàn quốc. Bạn lấy tỉ lệ dung dịch nước lá và đọt muồng trâu tươi theo tỉ lệ 2/3 trộn đều với khoảng 1/3 dung dịch kem lác. Cuối cùng bạn lấy hỗn hợp này thoa lên những vị trí mắc bệnh vẩy nến, thoa một ngày 2 lần để có kết quả tốt hơn.
Những bài thuốc nam chữa bệnh vẩy nên trên chỉ có tác dụng khi bạn thực hiện chúng thường xuyên cho tới khi bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho da khi mắc bệnh vẩy nến, chế độ ăn uống cũng là điều quan trọng hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh.
Bài thuốc 3
Theo đông y, đa số bệnh vảy nến do thấp + nhiệt độc ứ trệ gây nên.
Một bài thuốc có kết quả lâm sàng cao mà chúng tôi thường dùng: kim ngân hoa, hổ trượng, đan sâm, kê huyết đằng, mỗi vị 15 gam; sinh địa, đương qui vĩ, xích thược, hoa hòe đều 12 gam; đại thanh diệp 9 gam. Sắc với 3 chén nước (600ml), còn một chén, uống buổi sáng.
Bã thuốc còn lại, buổi chiều, sắc với hai chén nước, còn nửa chén. Bài này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc.Uống thuốc 6-21 ngày.
Có thể dùng thêm bốn vị thuốc sau để ngâm: hoàng bá, khổ sâm đều 20 gam, củ nghệ vàng 15 gam, hương nhu 12 gam. Nấu lấy nước ngâm, tắm (nếu bị toàn thân). Thường ngâm 3-4 ngày, mặt vết thương sẽ khô se lại ngay.
Điều dưỡng
Tránh dùng các loại thuốc có tính kích thích mạnh trong thời gian phát triển.
Tránh uống rượu, các loại nước ngọt, cà phê, thuốc lá, không ăn các thức ăn cay nóng, hạn chế các loại chiên xào. Một số loại cá biển có thể gây dị ứng, ngứa và tái phát như cá ngừ, cá nục…
Bài thuốc 4
Bao gồm những loại thuốc sau:
Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ… mỗi thứ 12g, sắc uống trong 1-2 ngày, mỗi ngày 2 lần!
Đây là một thang thuốc uống trong 1 – 2 ngày, mỗi thứ 10 – 12g. Sau khi uống thuốc xong thì lấy bã đun them 1 ít nước và tắm, ngâm để cho lớp da chết bong ra.
Bài thuốc 5
Dùng cho bệnh vẩy nến kéo dài:
Ké, hà thủ ô, huyền sâm, ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa, tất cả đều 12g.
Sắc uống ngày 1 lần.
Chữa và điều trị vẩy nến bằng thuốc nam
Thuốc rửa ngoài thì dùng : Hỏa tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa. Nấu nước ngày rửa 1 lần.
Bài thuốc 6
Thuốc ngâm rửa cho trường hợp bị toàn thân trên diện rộng:
Khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g, sắc lấy nước tắm hoặc ngâm mỗi ngày, hoặc cách 1 ngày ngâm 1 lần.
Ngoài uống thuốc ra thì phải kết hợp với phương pháp sau để dieu tri vay nen hiệu quả
– Các chế độ ăn uống, ngủ nghỉ.
– Cách thức sử dụng thuốc mỡ, thuốc bôi.
– Day huyệt và điều hòa lại cơ thể.
Ngoài cách chữa vẩy nến bằng thuốc nam ra còn có các cách điều trị vẩy nến bằng thuốc mỡ, thuốc bôi, nhưng thuốc tây có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến các thế hệ sau.
Các loại thuốc Tây như: thuốc mỡ axit salixitic, kem chứa thành phần steroid, thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene, thuốc chứa Anthralin…. Mặc dù có tác điều trị vẩy nến nhanh chóng, hiệu quả làm giảm bớt bệnh nhưng nó chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến cơ thể, vì vậy nên nghe theo chỉ dẫn kỹ càng của bác sĩ.
(Blogsudo Tổng Hợp)