Chân gà có nhiều gân. Gân gà theo đông y có tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng sinh lực, cường gân cốt cho phái mạnh rất hiệu quả
Trong con gà, nhiều bộ phận được dùng làm thuốc theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian như đầu gà, tinh hoàn gà, máu gà, màng mề gà, trứng gà… Riêng gân gà ít người biết đến giá trị của nó trong thực phẩm và y học.
Gân gà được lấy bằng cách chọn những con gà trống tơ, giống gà to, khỏe mạnh, có bộ lông màu vàng đỏ và đôi chân chắc nịch. Lùa chúng vào một cái sân rộng có hàng rào bao quanh với chiều cao đủ để gà không nhảy qua được và mắt rào nhỏ để thân gà không chui lọt. Thả một con chó đã được huấn luyện, nó đuổi gà mạnh mẽ và liên tục; gà hoảng sợ chạy tán loạn cho đến khi không chạy được nữa thì gục ngã. Lúc này, lấy đôi chân gà, rạch lớp da chân, lột lấy những sợi gân căng mọng.
Gân gà, tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Ngày xưa, gân gà chỉ dành riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong những bữa đại tiệc. Nó được coi là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quý (bát trân).
Về mặt bổ dưỡng, có người cho rằng giá trị của gân gà cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng tăng cường sinh lực, cường gân cốt, có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi phối hợp với các vị thuốc bắc. Những thầy thuốc y học cổ truyền lại giải thích là khi con gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó.
Dạng dùng thông thường của gân gà là thức ăn – vị thuốc, nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ, rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng.
Phần xương và da chân gà sau khi lột lấy gân cũng được tận dụng để chữa bệnh. Theo sách thuốc cổ, phần này được nấu thành cao, uống mỗi ngày 8g với nước sắc ngũ gia bì 8g và thạch xương bồ 8g, chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững.
Theo kinh nghiệm dân gian, xương và da chân gà ninh nhừ với tôm tươi, lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày để chữa chứng da xanh, bủng beo, chậm biết đi, chậm mọc răng; nếu đem đốt thành than, tán bột, rắc lên vết thương lại là thuốc cầm máu. Sở dĩ như vậy là do chất canxi có trong xương và da chân gà cùng với canxi có sẵn trong máu đã làm tăng nhanh quá trình đông máu. Kêratin và gêlatin cũng có tác dụng cầm máu. Hơn nữa, bột than này khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với một bề mặt khô và nháp, nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông và cầm lại ngay. Có người còn dùng xương và da chân gà với da trâu (cũng đốt thành than), tác dụng cầm máu sẽ tốt hơn.
Ở Trung Quốc, người ta dùng gân, xương và da chân gà phối hợp với đỗ trọng, ngưu tất, đỗ đen, táo tàu, ninh nhừ lấy nước uống với rượu để chữa viêm khớp, đau lưng.
Các bài thuốc từ chân gà ngoài bồi bổ cơ thể còn giúp các quý ông tăng cương khả năng chuyện ấy và chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý.
Cách thứ nhất: Chân gà hầm đậu đen.
5 cặp chân gà, 300g đậu đen, 50 hạt mướp, 100g nếp hương, gia vị. Chân gà sạch, bóc lớp da vàng cứng ở ngoài, bỏ móng, đập dập chân gà. Đậu đen ngâm qua đêm cho nở, hôm sau rửa lại cho sạch. Cho các thứ vào nồi, cho nước để nấu cháo đủ ăn. Nấu cháo nhừ nhuyễn, ăn nóng với tiêu rau thơm.
Công dụng: cường dương bổ thận, chắc xương cốt.
Cách thứ hai: Canh chân gà với lạc nhân.
Chân gà 10 cái, lạc nhân 50g, gừng lát mỏng 5g, rượu 20g, hành 10g, mỡ gà, muối tinh, mì chính vừa đủ. Chân gà chặt bỏ móng, bóc da rửa sạch cho rượu gừng nước vào đun 1/2 giờ rồi cho lạc vào, cho vừa gia vị, đun nhỏ lửa, hầm 1,5 giờ – 2 giờ. Sau đó cho hành mì chính, tưới mỡ gà, múc lên bát ăn nóng.
Công dụng: tăngcương khả năng chuyện yêu.
Cách thứ ba: Canh chân gà, lạc, xương chó.
Chân gà 1 đôi (khoảng 250g), lạc 30g, xương sống chó 20g, táo đỏ 4 quả, trần bì 3g. Nhúng chân gà vào nước sôi, lột bỏ màng, chặt móng, rửa sạch. Rửa sạch xương sống chó, trần bì, lạc, táo đỏ. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm khoảng 2 giờ, nêm gia vị là được.
Công dụng: Bổ thận kiện tỳ, cường gân cốt, thích hợp với chứng tê liệt do thận khuy khí như triệu chứng cơ thể mệt mỏi vô lực, gầy yếu, lưng mỏi mềm đi lại không vững, khớp xương tê đau, tình dục suy giảm.
Cách thứ tư: Canh tủy sống lợn, chân gà.
Tủy sống lợn 4 cái, chân gà 8 cái, ba kích thiên 30g, ngưu tất 60g, sinh khương 4 miếng, táo đỏ 5 quả. Rửa sạch tủy sống lợn, nhúng sơ qua vào nước sôi, chân gà bỏ da, móng rửa sạch. Rửa sạch ba kích thiên, ngưu đại lực, sinh khương, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 3 giờ, nêm gia vị là được.
Công dụng: bồi bổ thận dương, tăng cường gân cốt, chữa suy giảm tình dục.
Cách thứ năm: Chân gà hầm sâm quy.
Chân gà 1 cặp, nhân sâm 1 củ, đương quy 8g, hạt sen 10g, ý dĩ 10g. Hầm nhừ, nêm đủ gia vị là ăn được.
Công dụng: mạnh gân xương, tăng cường khí huyết, chống lão hóa, bổ thận tráng dương.
Cách thứ sáu: Chân gà xào mộc nhĩ trắng.
Chân gà 5 đôi, mộc nhĩ trắng 1 cái to, nấm hương 5-6 cái, thịt nạc vai 100g, cà rốt tỉa 5-6 khoanh, bột đao 1 thìa cà phê, hành tỏi khô 1/2 củ, mỡ nước (hay dầu ăn) 3 thìa. Nước mắm, bột canh, hạt tiêu, mì chính, rau mùi, gừng, rượu. Chân gà đã rút xương, tẩy qua gừng rượu, ướp với nước mắm, bột canh, hạt tiêu và bột đao.
Thịt nạc vai thái mỏng, ướp giống như ướp chân gà. Mộc nhĩ trắng, nấm hương ngâm nở, rửa sạch. Cà rốt tỉa trần chín. Tưới mỡ láng chảo đun nóng già, phi thơm hành tỏi bỏ chân gà và thịt xào chín xúc ra. Mỡ còn lại xào mộc nhĩ trắng, nấm hương, cà rốt, nêm đủ các gia vị và chế thêm vài thìa nước cho chín đều mới trút chân gà và thịt vào đảo đều lên là được. Xúc vào đĩa rắc hạt tiêu, rau mùi, ăn nóng.
Công dụng: đại bổ khí huyết, tráng dương ích tinh.
Với các mon ăn bài thuốc từ chân gà trên đây, hi vọng các quý ông sẽ làm bạn tình mình thêm hài lòng.
Ms. Su Tổng Hợp