X

Phải chăng con người đang thông minh hơn

Các nhà khoa ở ở Học viện Hoàng gia London, qua phân tích 405 nghiên cứu về IQ từ năm 1950, kết luận rằng chỉ số bình quân trí thông minh của nhân loại tăng 20 điểm.
Trẻ em được giáo dục sớm cũng là một trong những yếu tố làm tăng chỉ số IQ. Ảnh: BBC
Theo BBC , Peera Wongupparaj, Veena Kumari và Robin Morris – ba nhà nghiên cứu ở Học viện Hoàng gia London đã thu thập dữ liệu đánh giá IQ của hơn 200 nghìn người ở 48 quốc gia trong vòng 64 năm.
Các bài kiểm tra IQ được thiết kế nhằm đảm bảo kết quả trung bình luôn ở mức 100, chính vì thế, chỉ số bình quân tăng 20 điểm là một bước nhảy đầy ý nghĩa.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, chỉ số IQ tăng vọt ở các nước đang phát triển, rõ rệt ở Trung Quốc và Ấn Độ. Những nước phát triển như Mỹ, chỉ số tăng ở mức ổn định, thậm chí còn giảm ở Anh.
Năm 1982, James Flynn, một nhà triết học và tâm lý học ở Đại học OTago, New Zealand, khi xem xét những bài kiểm tra IQ của Mỹ thời trước, đã nhận ra rằng “những người làm bài kiểm tra cũ có điểm số cao hơn so với bài kiểm tra mới”. Nói cách khác, những bài kiểm tra đang ngày một khó hơn.
Điều này được gọi là Hiệu ứng Flynn, cho dù ông Flynn nhấn mạnh mình không phải người đầu tiên nhận ra điều này, và không xứng với cái tên được đặt. Nhưng nếu các bài kiểm tra đang khó hơn, mà điểm số trung bình vẫn ổn định ở mức 100, có nghĩa là người ta đang ngày một thông minh hơn.
Nếu ngày nay, người Mỹ làm bài kiểm tra IQ của một thế kỷ trước, họ sẽ đạt mức điểm trung bình 130 – mức rất cao. Còn nếu người Mỹ ở 100 năm trước làm những bài IQ hiện nay, họ chỉ đạt mức 70. Nói cách khác, qua mỗi thập kỷ, chỉ số IQ lại tăng lên khoảng 3 điểm.
Tại sao lại có sự thay đổi đó?<br>
Theo BBC, rất có thể do môi trường giáo dục đã thay đổi, các phương pháp giảng dạy được cải tiến, giúp đào tạo con người tư duy tốt hơn.
Một giả thuyết nữa cho rằng thế giới ngày nay trực quan hơn so với thế giới 100 năm trước. Có lẽ truyền hình, trò chơi video, quảng cáo và sự gia tăng của các biểu tượng ở công sở khiến chúng ta dễ dàng hơn trong việc giải mã các tín hiệu ảnh và xác định mẫu.
Ngoài ra, dinh dưỡng cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc tăng trí thông minh.Richard Lynn, giáo sư danh dự khoa Tâm lý học thuộc Đại học Ulster, Bắc Ireland, lập luận rằng dinh dưỡng bào thai là yếu tố quyết định cân nặng khi sinh, có tương quan với chỉ số IQ cao hơn.
Sơ đồ tăng trưởng IQ toàn cầu. Ảnh: BBC
Hồng Hạnh
Theo vnexpress.net
Từ khóa tìm kiếm: chi so binh quan, tri thong minh, chi so iq, tam ly hoc, nhung bai kiem tra, bai kiem tra iq, lam bai kiem tra, hon so, noi cach khac, bai kiem tra dang, dang ngay, bai kiem tra,
Chuyên mục: Khoa Học

Trang web này sử dụng cookies.