X

Quy trình và cách tiêm vaccin cho gà

Chăn nuôi gia cầm ngày một phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Đi kèm với nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm phát triển là các loại dịch bệnh luôn đe dọa và gây thiệt hại về kinh tế như: Newcastle, tụ huyết trùng, cúm gia cầm…Vì vậy việc tiêm phòng phải được chú trọng hơn, bài viết tổng hợp lại một số kinh nghiệm cũng như kiến thức về quy trình tiêm vaccin, cách tiêm vaccin cho gà và một số lưu ý khi sử dụng vaccin, hy vọng sẽ giúp các bạn chăn nuôi hiệu quả hơn.
Hình ảnh : Tiêm phòng vaccin gà

Lịch tiêm phòng của gà tùy thuộc vào áp lực của từng trại và từng vùng khác nhau, tuy nhiên bạn có thể tham khảo lịch tiêm phòng như sau:
– 1 ngày tuổi: Vaccin Marek
– 7 ngày tuổi: Newlasota – IB
– 10 ngày tuổi: Gumboro
– 21 ngày tuổi: ND – IB
– 25 ngày tuổi: Gumboro.

1. Lịch tiêm phòng cho gà theo từng giai đoạn

Ngày tuổi
Phòng bệnh
Tên vắc-xin
Cách sử dụng
1
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Vắc-xin IB
(chủng H 120)
Pha 10 ml nước cất vào lọ 100 liều, nhỏ mũi hoặc miệng 2 giọt/con.
3
Niu – cát- xơn
Vắc – xin
Niu – cát- xơn chủng F
Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt.
7
Bệnh đậu
Vắc – xin đậu gà
Pha 1 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 ml, dùng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vắc-xin đã pha, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà.
10
Gumboro
Vắc-xin Gumboro
Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt.
15
Cúm gia cầm
Vắc-xin
Cúm gia cầm    H5N1
Tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con.
21
Niu – cát- xơn
Vắc-xin
Niu – cát- xơn chủng Lasota.
Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con
24
Gumboro
Vắc-xin Gumboro
Pha 500 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.
30
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Vắc – xin IB
(chủng H 120)
Pha 500 ml nước nấu chín để nguội vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.
40
Bệnh Tụ huyết trùng
Vắc-xin
Tụ huyết trùng
Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều 0,5 ml/con.
60
Niu – cát- xơn
Vắc-xin
Niu – cát- xơn
chủng M
Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.
* Khi dùng các loại vacxin phòng bệnh cho gà cần lưu ý:
– Hiện nay có nhiều loại vacxin bán trên thị trường. Khi lựa chọn và sử dụng loại vacxin nào thì phải thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng vacxin đó, thường có ghi ở nhãn lọ vacxin. Nếu ghi không rõ ở nhãn vacxin thì cần hỏi lại người bán vacxin. Đặc biệt là cần xem hạn dùng vacxin. Vacxin còn hạn thì dùng mới có hiệu lực.
– Vacxin phải được bảo quản đúng cách trước khi bán ra?
Phòng nhiễm một số bệnh thông thường và bệnh ký sinh trùng cho gà bằng hoá dược (vì chưa có vacxin phòng nhiễm).
Phòng bệnh cầu trùng gà: Gà con từ 1-8 tuần tuổi thường dễ mắc bệnh cầu trùng đường tiêu hoá với triệu trứng: ỉa phân lỏng, có máu tươi, tỷ lệ chết cao. Hiện có nhiều thuốc phòng nhiễm bệnh này. Nhưng hoá dược đặc hiệu và dễ sử dụng là ESb3.
Phòng bệnh ho thở mãn tính – bệnh CRD ở gà:
Bệnh phổ biến ở các cơ sở nuôi gà công nghiệp. Gà bệnh thể hiện: Ho, thở khó vào sáng sớm và ban đêm, khi thời tiết thay đổi. Hiện nay, kháng sinh Tylosin được dùng rộng rãi để phòng nhiễm bệnh.
Phòng bệnh bạch lỵ (phân trắng) cho gà: Gà bị bệnh bạch lỵ do vi khuẩn thương hàn (Salmonella pullorum), lây lan trong đàn gà ở lứa tuổi: Từ 1-3 tuần. Có nhiều thuốc có thể dùng phòng nhiễm. Nhưng hiện nay thường dùng là Oxytetracyclin.
Phòng các bệnh giun tròn và sán dây: Gà thả vườn thường bị nhiễm nhiều loài giun sán, làm cho gà gầy yếu, giảm tăng trọng, trong đó có bệnh giun đũa và bệnh sán dây. Ta có thể dùng Mebenvet đang được bán phổ biến để phòng nhiễm cả hai bệnh trên

2. Điều cần biết khi sử dụng Vaccin cho gia cầm

– Không được dùng vaccin khi lọ bị bể hoặc nút không kín.
– Chỉ dùng vaccin cho đàn gà khoẻ mạnh.
– Trong quá trình sử dụng vaccin, chú ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
– Thời gian từ khi mở lọ vaccin đến khi sử dụng xong không được quá 2 giờ. Tốt nhất là trong vòng 1 gìờ.
– Không dùng nước uống cho đàn giống có sử dụng thuốc sát trùng 48 giờ trước và 24 giờ sau khi dùng vaccin.
– Tất cả các dụng cụ có liên quan đến vaccin không được dùng thuốc sát trùng để tẩy, rửa trước và sau 48 giờ.
– Bảo quản vaccin trong điều kiện nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C.
– Quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng lưu ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
– Khi pha vaccin nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ vaccin, tránh gây stress cho virus vaccin.
– Tránh không đặt tay vào đáy lọ nơi có viên vaccin.
– Thao tác pha vaccin phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay.
Hình ảnh vaccin

3. Các phương pháp sử dụng vaccin

3.1 Phương pháp cho uống vaccin

Hình ảnh : cho gà uống vaccin phòng dịch
– Nên cho gà nhịn khát khoảng 1 – 2 giờ trước khi cho gà uống vaccin.
– Dụng cụ và thiết bị phải chuẩn bị trước và sạch sẽ, cấm rửa bằng thuốc sát trùng.
– Hoà tan sữa bột không chất béo skim milk với nước theo tỷ lệ 3gr/lít nước.
– Lưu ý pha sữa vào nước trước, sau 15 phút mới pha vaccin vào.
– Pha lượng nước vừa đủ đảm bảo cho gà uống hết vaccin trong vòng 1-2 giờ, sau khi hết vaccin thì cho gà uống nước trắng.

3.2 Phương pháp nhỏ vaccin

Hình ảnh : Nhỏ vaccin gà
–  Hoà tan vaccin với nước pha chuyên biệt của hãng sản xuất, đậy nắp núm nhỏ cho kín.
–  Dung dịch vaccin đã hoà tan nên sử dụng hết trong vòng 1 giờ.
–  Nước pha vaccin phải có nhiệt độ tương đồng với nhiệt độ vaccin.
–  Bắt gà nằm nghiêng, nhỏ vaccin vào mắt hoặc vào mũi hoặc vào miệng mỗi con một giọt, đợi gà nháy mắt mới thả gà ra.
* Lưu ý: Khi dùng vaccin của hãng sản xuất, mỗi con chỉ nhỏ một giọt vaccin là đủ, nếu nhỏ 2 giọt sẽ thiếu.

3.3 Tiêm chủng vaccin áp dụng với vaccin vô hoạt

Hình ảnh : Tiêm chủng vaccin gà
– Lắc nhẹ lọ vaccin cho đều, đảm bảo dung dịch vaccin được đồng nhất trước khi tiêm và trong suốt quá trình tiêm cứ tiêm được khoảng 10 con lắc nhẹ lại 1 lần.
– Nên để lọ vaccin ra khỏi tủ lạnh 30 phút trước khi tiêm để nhiệt dộ vaccin gần với nhiệt độ môi trường khi tiêm cho gà.
– Nên dùng Xilanh tự động đảm bảo liều chính xác.
– Tiêm dưới da cổ hoặt tiêm bắp lườn.
– Nếu tiêm vaccine sống thì pha vaccine vào dung dịch nước pha (thường NaCL 0,9%) sau đó cũng tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực.
* Chú ý: Tất cả các phương pháp nếu còn dư vaccine thì phải huỷ bằng nhiệt độ và hoá chất
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích trong việc sử dụng vaccin cho gà, chúc các bạn thành công!
Chuyên mục: Vật Nuôi

Trang web này sử dụng cookies.