X

Sơ cứu khẩn cấp khi bị côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn hoặc đốt bạn nên xử lý khẩn cấp theo một số biện pháp sau để đảm bảo tính mạng hoặc để không xảy ra biến chứng nguy hiểm về sau


Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước. Không nên cố kéo ngòi ra vì có thể khiến nọc độc giải phóng nhiều hơn. Nhập viện khi có biểu hiện khó thở, sưng môi hoặc họng, choáng, ngất…

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Đình Thắng, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc Bệnh viện Nhân dân 115, khi bị côn trùng đốt, nọc độc hoặc các chất từ côn trùng sẽ bơm vào da gây ra những phản ứng tại chỗ, hoặc nếu nặng là những phản ứng toàn thân.
Hầu hết phản ứng đối với vết côn trùng đốt thường chỉ biểu hiện tại chỗ nhẹ như sưng nề, ngứa hoặc buốt, khó chịu và sẽ hết trong vòng một ngày. Phản ứng chậm, nặng hơn một chút có thể là sốt, phát ban, đau khớp. Một số côn trùng có nọc độc nguy hiểm (ong, kiến…) sẽ gây sốc phản vệ hoặc suy thận, suy gan cấp cho người bị cắn và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí và cấp cứu kịp thời.
Với các trường hợp phản ứng nhẹ, rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước. Ảnh: Lê Phương
Vết cắn côn trùng gây ra những tổn thương tại chỗ thường gặp là sưng nhiều hoặc ít, có thể có hoại tử. Những trường hợp nguy hiểm, có thể gây các biến chứng toàn thân:
– Khó thở, suy hô hấp
– Nhịp tim nhanh, trụy tim mạch
– Suy đa cơ quan đặc biệt là gan và thận
Các vết đốt của ong (ong bắp cày, ong vò vẽ) và kiến lửa thường gây khó chịu nhất. Vết đốt của muỗi, ve, ruồi và một số loại nhện cũng có thể gây phản ứng, nhưng thường nhẹ hơn.
Xử trí khi bị côn trùng đốt 
Đối với các phản ứng nhẹ: 
– Di chuyển đến nơi an toàn để tránh bị đốt thêm.
– Cạo hoặc chải sạch ngòi bằng vật dụng có mép thẳng như thẻ tín dụng hoặc sống dao. Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước. Không nên cố kéo ngòi ra; làm vậy có thể khiến nọc độc giải phóng nhiều hơn.
– Để giảm đau và sưng tấy, dùng túi chườm lạnh hoặc bọc đá vào một miếng vải để chườm.
– Bôi kem hydrocortison 0,5% hoặc 1% ( kem bôi có chứa kẽm hoặc hồ soda nung với tỷ lệ 3 thìa cà phê hồ soda nung với 1 thìa cà phê nước) lên vết cắn hoặc vết đốt vài lần một ngày cho đến khi triệu chứng giảm đi.
– Uống một loại thuốc kháng histamin có chứa diphenhydramin (Benadryl, Tylenol Severe Allergy) hoặc chlorpheniramin maleat (Chlor-Trimeton, Teldrin).
–  Với các phản ứng dị ứng có thể bao gồm buồn nôn và đau bụng nhẹ, tiêu chảy, sưng với đường kính >5 cm tại vết đốt thì cần phải đi khám bác sĩ.


1. Muối

Một trong những biện pháp khắc phục đơn giản để trị vết côn trùng cắn đó là muối. Muối có đặc tính chống viêm và khử trùng cực tốt. Bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn như sau:
Phương pháp 1:
Hòa một ít muối trong vài giọt nước. Đắp vào các khu vực bị nhiễm bệnh.
Phương pháp 2:
Trộn đều hỗn hợp nước, muối, và tỏi. Bôi hỗn hợp này trên da bị nhiễm khuẩn để giảm đau. Bạn có thể cảm thấy nóng rát trong vài giây.
Cách 3: Đi đến bãi biển và tắm ở đó.
2. Đá lạnh
Sử dụng nước đá để chữa vết cắn cũng là một cách tuyệt vời bởi tác dụng làm giảm viêm và cảm giác tê buốt ở vùng da bị ảnh hưởng .
Phương pháp 1:
Bạn đặt một cục nước đá trong một chiếc khăn ròi cuốn lại, sau đó chườm trên vùng da bị cắn khoảng 10-15 phút. Cách này sẽ làm giảm ngứa và sưng nhanh chóng.
Phương pháp 2:
Bạn cũng có thể ngâm vùng da bị côn trùng cắn dưới nước lạnh hay sử dụng một chai nước lạnh, rau quả hoặc trái cây đông lạnh đặt vào vết cắn.
3. Rượu
Để giảm kích ứng trên da và hạn chế sự phát triển của vết cắn, bạn có thể sử dụng rượu để xoa vào vết cắn. Thật đơn giản, bạn chỉ cần thao tác như sau:
Sử dụng một miếng bông và nhúng vào rượu. Xoa đều trên các khu vực bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và ngứa.
4. Kem đánh răng
Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch răng mà còn giúp bạn thoát khỏi tình trạng ngứa và sưng tấy do bị côn trùng cắn. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít kem đánh răng và bôi trực tiếp vào các vết cắn. Bạn nên sử dụng kem đánh răng bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà, baking soda để có kết quả tốt nhất.
5. Thuốc aspirin
Aspirin có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy cực tốt khi bị côn trùng cắn. Dưới đây là một số phương pháp sử dụng aspirin hiệu quả:
Phương pháp 1:
Nghiền các viên aspirin thành bột và hòa lẫn với ít nước. Bôi hỗn hợp này vào vùng da bị ảnh hưởng trong vài giờ. Sau đó, rửa sạch với nước ấm.
Phương pháp 2:
Bạn cũng có thể làm da ướt và bôi trực tiếp thuốc aspirin vào vết cắn.
Đây là các phương pháp tự nhiên và cực dễ làm để điều trị vết côn trùng cắn rất tốt tại nhà. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng sưng tấy, ngứa rát hay những kích ứng xấu đối với làn da nhạy cảm của trẻ.
6. Thuốc muối ( baking soda )
Baking soda thường được dùng trong chăm sóc da, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào thành phần này để trị vết côn trùng cắn hiệu quả, làm giảm ngứa và sưng ngay lập tức.
Phương pháp 1:
Đổ một vài thìa cà phê baking soda vào một cốc nước. Sử dụng một miếng vải sạch và nhúng vào hỗn hợp. Thoa đều vào vùng bị ảnh hưởng khoảng 10-20 phút trước khi rửa lại bằng nước.
Phương pháp 2:
Trộn baking soda và nước cây phỉ ( witch hazel ). Đắp vào vết cắn trong 10 phút. Rửa sạch lại với nước ấm.
Đối với các phản ứng nặng: 
Các phản ứng nặng có thể tiến triển nhanh, với các dấu hiệu và triệu chứng:
– Khó thở.
– Sưng môi hoặc họng.
– Choáng, ngất.
– Hoa mắt chóng mặt.
– Lú lẫn.
– Nhịp tim nhanh.
Theo bác sĩ Thắng, những trường hợp này, điều quan trọng là cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời những biến chứng đe dọa tính mạng, nếu thấy vết cắn nghiêm trọng tuyệt đối không chủ quan tự chạy chữa ở nhà. Việc tự dùng các loại thuốc bôi lúc này chỉ làm mất thời gian, dễ khiến nạn nhân chủ quan vì cứ nghĩ đã được điều trị, đến khi bệnh trở nặng mới đến bệnh viện thì việc điều trị lúc này gặp nhiều khó khăn.
Cần chủ động phòng tránh việc bị côn trùng đốt: 
– Không nên trêu chọc, kích động côn trùng. Đặc biệt, cần tránh các động tác nhanh, đột ngột ở gần tổ hoặc đàn côn trùng.
– Khi đi trong rừng, tiếp xúc với bụi cây hoặc các nơi côn trùng hay ở cần mặc quần áo dài ống, đội mũ, mặc các đồ bảo vệ (như ủng, mũ, găng, đeo kính)
– Người đã từng bị dị ứng do côn trùng đốt, cắn thì cần đặc biệt tránh xa chúng.
– Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, môi trường sinh hoạt và môi trường đất, nước. Phải phá bỏ những nơi côn trùng dễ cư trú như các đống rác, gạch vụn, cỏ khô, các vũng nước, các chậu nước, bồn nước không dùng đến…
Su Tổng Hợp
Chuyên mục: Sơ Cấp Cứu

Trang web này sử dụng cookies.