Cho dù bận rộn bạn cũng nên dành 20-40 phút để ngủ trưa. Trong ngày, khi bạn cảm thấy rất buồn ngủ, hai mí như sụp xuống, màn hình máy tính mờ đi… thì nên dành một vài phút để chợp mắt
Nhiều người cho rằng chỉ nằm yên lặng nhắm mắt cũng có công hiệu phục hồi sinh lực như ngủ nhưng khác nhau về diễn biến. Khi ngủ thì con ngươi thu nhỏ, và ngủ càng say con ngươi càng nhỏ. Còn khi nhắm mắt nghỉ thì con ngươi vẫn nở rộng
Khi ngủ trưa, nhiều người tự nhiên thức dậy mà không cần báo thức, vì họ ngủ lâu mau tùy theo nhu cầu giải tỏa mệt mỏi của cơ thể.
– Tăng khả năng nhận thức.
Những người thường xuyên ngủ trưa hoặc ngủ chợp mắt sẽ có trí não làm việc nhạy bén hơn nên sẽ nghĩ nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ đó, hoạt động nhận thức sẽ được cải thiện đáng kể hơn.
– Giúp phục hồi sự tỉnh táo.
Hiệp hội chăm sóc giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ (NSF) khuyến cáo nên ngủ trưa mỗi ngày khoảng 20-30 phút ”để cải thiện sự tỉnh táo và làm việc hiệu quả mà không để lại cảm giác chếnh choáng hay mệt mỏi như những giấc ngủ vào ban đêm.”
– Ngăn ngừa sự kiệt sức.
Trong văn hóa luôn luôn hoạt động của chúng ta, chúng ta làm việc, làm việc và làm việc. Tuy nhiên chúng ta không nên làm việc theo cách thức chạy đua mà không có sự nghỉ ngơi. Làm việc nhiều thường dẫn đến tình trạng căng thẳng, thất vọng và kiệt sức. Có được một giấc ngủ trưa giống như việc chúng ta khởi động lại hệ thống. Nó giúp giảm bớt căng thẳng và mang lại cho chúng ta một khởi đầu mới.
– Giúp tăng cường giác quan nhận thức.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Sandra C. Mednick, tác giả của cuốn sách “Hãy ngủ trưa, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi”, ngủ trưa có thể giúp phục hồi độ nhạy về thị giác, thính giác và vị giác. Ngủ trưa cũng giúp tăng cường khả năng sáng tạo của bạn bởi việc thư giãn tâm trí và cho phép những sự kết hợp mới được hình thành trong nó.
– Tốt cho sức khỏe của tim.
Ngủ trưa làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và bệnh tim mạch bằng cách giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể.
Bạn có biết rằng những người ngủ trưa ít nhất ba lần mỗi tuần thì giảm 37% nguy cơ tử vong do bệnh tim? Đối với đàn ông thì tỉ lệ này lên đến 64%! Điều đó là sự thật, theo một công trình nghiên cứu được công bố vào năm 2007 bởi Hiệp Hội Y Khoa Mỹ. Dimitrios Trichopoulos, của khoa Sức Khỏe Cộng Đồng thuộc trường Đại học Harvard ở Boston, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết, “Ngủ trưa có thể được xem là một vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống lại nguyên nhân tử vong do bệnh động mạch vành.”
– Tăng năng suất và hiệu quả làm việc.
Nhiều nghiên cứu về y khoa đã chỉ ra rằng người lao động sẽ trở nên làm việc kém hiệu quả vào cuối mỗi ngày. Nhưng một nghiên cứu vào năm 2002 của Đại học Harvard đã cho thấy một giấc ngủ trưa khoảng 30-phút làm tăng sức làm việc của người lao động, phục hồi năng suất lao động của họ lên bằng với mức lúc bắt đầu ngày mới.
Ngủ trưa dễ dàng giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Nhờ tác dụng giảm căng thẳng, đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn. Nhờ đó, hiệu quả làm việc cũng tăng lên rõ rệt.
Một số bí quyết để ngủ trưa hiệu quả
Giờ ngủ và vị thế ngủ
Tùy theo từng người nhưng đa số đều cho rằng giấc ngủ khoảng giữa trưa là tốt hơn cả.
Theo kết quả nghiên cứu của bác sĩ Nathaniel Kleitman thì với một giấc ngủ ban đêm, khả năng lao động của con người tăng dần từ lúc ngủ dậy, tới một cao điểm trong ngày rồi xuống dần, thấp nhất vào lúc đêm. Bây giờ nếu ta ngủ ngắn hạn vào buổi trưa, thì sẽ có hai cao điểm của khả năng lao động thay vì một cao điểm.
Nhiều người chớm thấy mệt, kém tập trung, thấy không còn sinh lực là nghỉ ngay hoặc đi kiếm ly cà phê, uống chai nước ngọt để lấy sinh lực.
Vị thế để nghỉ trưa cũng quan trọng. Có người ngồi ngay thẳng trên ghế làm việc, có người ngồi xếp bằng dưới đất, cũng có người nằm gác chân lên bàn, tháo bỏ giầy cho thư giãn, rồi nhắm mắt ngủ.
Sửa soạn cho phút ngủ trưa
Ngủ trưa đúng cách cần sắp xếp cho chu đáo và một vài quy luật:
– Kiếm chỗ vắng, yên tịnh, thoải mái để chợp mắt.
– Cất điện thoại. Có miếng vải đen che mắt tránh ánh sáng càng tốt.
– Đặt đồng hồ báo thức 10 phút. Ngủ nhiều quá đâm ra ngây ngất lờ đờ vì rơi vào tình trạng ngủ say, khó thức dậy.
– Nhắm mắt, thư giãn, để lắng tâm hồn.
– Chú tâm vào nhịp thở, theo dõi không khí đi vào mũi, cuống họng, phổi.
– Thở hơi to để có thể nghe hơi thở và tập trung vào đó.
– Hãy luôn nhất quán. Bạn hãy cố gắng ngủ trưa vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này sẽ giúp hình thành nên nhịp sinh học cho cơ thể của bạn và làm cho việc ngủ trưa đạt hiệu quả cao nhất.
– Ngủ trong khoàng thời gian vừa phải. Tránh việc “ngủ theo quán tính,” điều đó sẽ dẫn đến tình trạng chếnh choáng và mất phương hướng có thể bị do việc ngủ quá lâu. Một giấc ngủ trưa quá dài có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ vào ban đêm. Theo tôi thì chỉ cần khoảng 20 đến 30 phút là đủ. Bạn hãy lên chuông điện thoại hẹn báo thức để tránh bị ngủ quên.
– Hãy tắt hết đèn. Ánh sáng hoạt động giống như một sân khấu cho cơ thể của chúng ta. Bóng tối truyền đến thông điệp đó là thời điểm để ngừng làm việc – hoặc chuyển sang chế độ nghỉ ngơi. Nếu bạn không thể tắt hết các bóng đèn thì hãy sử dụng một cái mặt nạ che mắt. Tôi cũng mua một cái như vậy tại Walgreens. Bạn hãy bật các bóng đèn sáng trở lại khi thức dậy.
– Sử dụng một chiếc chăn mỏng. Khi bạn ngủ, sự trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ giảm xuống, nhịp thở của bạn cũng chậm lại và nhiệt độ cơ thể bạn cũng hạ xuống một chút. Mặc dù không bắt buộc, nhưng thường bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đắp một cái chăn mỏng lên người trong lúc ngủ.
Cuối cùng, hãy thay đổi quan điểm của bạn về việc ngủ trưa. Những người thường ngủ trưa không phải là những người lười biếng. Họ có thể là những người thông minh nhất hoặc làm việc hiệu quả nhất mà bạn từng biết.
Theo thông tin trên tờ Huffington Post, một giấc ngủ trưa tuyệt vời là khoảng từ 20-30 phút. Sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. 30 phút đầu tiên của giấc ngủ trưa, bạn có thể đạt tương đương khoảng 60 phút của giấc ngủ về đêm. Nguyên nhân do giấc ngủ luôn có tương ứng với nhu cầu trạng thái sinh lý của cơ thể và luôn cần thiết cho những chức năng khác nhau của cơ thể. Bạn không nên ngủ trưa tới 60 phút vì nếu ngủ lâu hơn nữa dễ khiến bạn rơi vào trạng thái đờ đẫn khi phải thức dậy để làm việc tiếp.