X

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ bợ

Cỏ bợ hay còn gọi là rau bợ, mọc hoang ở vùng ruộng nước ẩm, Một số vùng làm thực phẩm thì còn có tác dụng chữa bệnh.
Rau bợ còn có tên gọi khác là cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo… là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy. (danh pháp hai phần: Marsilea quadrifolia L) là loài cây thuộc họ Rau bợ (Marsileaceae), đó là rau dại mọc khắp nơi, tập trung nhiều ở ao, rãnh, mương, hồ và đầm lầy.

Đặc điểm sinh học
Rau bợ là cây thảo thuộc loại cỏ bán thủy sinh, rất giống loài me đất, thân rễ mảnh bò ngang mặt bùn,có thân bò dưới đất, mảnh, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập. Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2-3 cái một ở gốc các cuống lá, các bào tử quả này có lông dày. Mùa sinh sản tháng 5-6. Rau bợ ăn bùi, ngọt như rau ngót, có vị hơi chua của me, tanh giống diếp cá.
Rau bợ tuy là rau dại nhưng giá trị dinh dưỡng cao và là một dược liệu quý. Dân một số địa phương ở miền Bắc Việt Nam thu hái rau bợ quanh năm để làm rau sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè. Trong 100 g rau bợ có 4,6% protid, 1,6% glucid, 0,72% caroten vitamin C và cyclolaudenol, rau bợ có vai trò rất lớn trong phòng và trị bệnh đồng thời là nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon như rau bợ nấu với cá rô đồng.
Tác dụng của cây cỏ bợ
Cỏ bợ có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu tiện, lợi sữa, chữa các chứng khí hư, vết bỏng…

Trị chứng nóng trong người: Lấy 20g cỏ bợ tươi rửa sạch, giã nát, cho thêm nửa bát nước (bát ăn cơm) sôi để nguội rồi vắt lấy nước uống, bã dùng để đắp lên các mụn do nóng mà lở ngứa.
Trị chứng bí tiểu, tiểu nóng đau tức bàng quang: Lấy 500g cỏ bợ tươi phơi ở nơi thoáng mát cho khô tự nhiên. Ngày dùng 10 – 15g rau bợ khô sắc với 3 bát nước, còn gần 1 bát chia uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Sau 2 – 3 ngày nếu đã khỏi, số cỏ bợ khô còn lại cứ cách 2 ngày lại sắc một lần để uống đến khi hết.
Trị chứng sưng đau ở vú, núm vú: Lấy một nắm cỏ bợ tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm ít nước, vắt lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Bã đắp lên chỗ sưng đau. Làm 2 – 3 ngày liền sẽ khỏi.
Trị chứng bạch đới, ngứa âm đạo, ra khí hư đặc nhầy như mủ chuối, đau bụng dưới, đau ngang thắt lưng: lấy 600g cỏ bợ (cả cuống) đem phơi chỗ thoáng, mát cho khô tự nhiên. Ngày lấy 18 – 20g sắc với 3 bát nước, còn 1 bát chia uống làm 3 lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau 3 4 giờ. Khi uống hâm lên cho nóng. Đồng thời lấy 40g cỏ bợ khô, nấu kỹ với nước, để ấm ngâm, rửa cửa mình.
Trị chứng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh: Lấy 15 – 20g cỏ bợ khô sắc với 2,5l nước còn 1 bát nước (bát ăn cơm) thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau 4 giờ. Dùng vải bọc lấy bã khi còn nóng, chườm xuôi từ phía trên vú xuống.

Một số món ăn, bài thuốc từ rau bợ.
Bài 1:
Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan…
Bài 2:

Bài thuốc cho người bị bệnh tiểu đường
Cỏ bợ 30g, thiên hoa phấn 10g, hoài sơn 50g. Cỏ bợ và thiên hoa phấn sắc kỹ lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, lợi vị, kích thích tuyến tuỵ tiết insulin, ức chế hấp thu đường của tế bào, đồng thời làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường. Thích dụng cho những người rối loạn chuyển hoá đường, tiểu đường, ăn uống kém…
Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 – 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém …
Bài 3:
Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích dụng cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mày đay, rôm sảy…
Bài 4:
Cỏ bợ  50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích dụng cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát… Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.
Bài 5:
Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng  nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại…
Bài 6 :
Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể…
Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.
Sudo Cây Thuốc
Chuyên mục: Cây Thuốc
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.