X

Tác dụng chữa bệnh của cây tầm gửi

Cây tầm gửi tên gọi khác là tằm gửi là loại cây sống ký sinh, sống bám vào cây khác xuất hiện nhiều ở nước ta cây này có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp, giải độc gan, viêm họng, bệnh ngoài da…

Tầm gửi, tên tiếng anh là Mistletoe. Danh xưng trên bắt nguồn từ thực tế, loài này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại… chất thải.

Trong tiếng Anglo-Saxon, tầm gửi có nghĩa là “phân trên cành cây” và trong tiếng Hy Lạp, tên nó cũng không mấy hay ho: phoradendron, nghĩa là “kẻ trộm trên cành cây”.
Tầm gửi sống bám vào các loài cây chủ khác, hút chất dinh dưỡng, thậm chí giết chết chúng. Một trong các vật chủ yêu thích của loài cây này là cây táo. Tốc độ phát tán, lây truyền của tầm gửi cực nhanh, đặc biệt là tầm gửi lùn. 

Cây tầm gửi 
Khi quả tầm gửi chín, chúng sẽ nổ tung, bắn các hạt đi xa trong bán kính tới 15m, bám vào các cây khác. Từ đây, hạt nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới.
Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu.
Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần… Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh… Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan…

Tầm gửi trên cây dâu tằm chữa đau nhức thần kinh, cao huyết áp

Tầm gửi sống trên cây dâu tằm còn được gọi là tang ký sinh, có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Đông y thường dùng trong các bài thuốc  trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Chữa đau nhức thần kinh

Với các chứng thấp tý, đau nhức thần kinh, cơ nhục, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa… Đông y hay sử dụng bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang”: tang ký sinh 18g; phòng phong, đỗ trọng, ngưu tất, đương quy,độc hoạt, tần cửu, bạch thược, mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g; đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; nhục quế 1,5g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu. Bài này công năng chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận.

Trị chứng tăng huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ

Đông y hay sử dụng bài thuốc “Thiên ma câu đằng ẩm”: tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ, bạch linh, mỗi vị 20g, ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng cho người cao tuổi lúc giao mùa giúp dưỡng tâm, an thần, ngủ ngon, ổn định huyết áp rất hiệu quả.

Tầm gửi trên cây chanh chữa ho khan, ho có đờm

Trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm, dùng cho cả người lớn và trẻ em. Với trẻ em tùy theo độ tuổi mà gia giảm liều dùng cho hợp lý

Tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét

Dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang…

Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt chữa liệt dương, tiểu dầm

Đây là vị thuốc thỏ ty tử (hạt tơ hồng) trong Đông y, có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm…Cách dùng: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Ngày uống một thang, dạng thuốc sắc. Uống sau bữa ăn

Tầm gửi cây gạo tăng khả năng giải độc gan, tốt cho thận

Điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.

Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.

Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…

Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận… Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.

Theo Y học hiện đại, tầm gửi gạo có tác dụng lợi tiểu chống viêm và chữa nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính.

Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.

Ứng dụng các kết quả nghiên cứu trên về dược liệu tầm gửi gạo, công ty THHH Tuệ Linh đã nghiên cứu phối hợp tầm gửi gạo với những dược liệu có tác dụng lợi tiểu, thải độc, chống viêm như mã đề, thổ phục linh, cỏ tranh, kim tiền thảo, cối xay và mần trầu để cho ra đời sản phẩm Dưỡng thận Tuệ Linh giúp cải thiện chức năng sinh lý của thận.

Tầm gửi cây dẻ trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.

Vị đắng, tính bình; có tác dụng giải biểu. Dùng trị cảm mạo, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương.

Tầm gửi cây xoan chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.

Một số bài thuốc từ cây tầm gửi:

Bài thuốc sau đây có tác dụng điều trị chứng thấp tý, đau thần kinh tọa, đau nhức thần kinh, cơ nhục. Dùng 18g tầm gửi, 9g các vị: Độc hoạt, ngưu tất, đỗ trọng, bạch thược, đương quy, phòng phong, tần cửu, 3g tế tân, 15g sinh địa, 12g phục linh, 12g đảng sâm, 1,5g nhục quế, 6g cam thảo. Tất cả sắc với nước rồi chia uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Ngoài ra, có thể ngâm với rượu và bào chế thành dạng viên.

32g tầm gửi sao, 32g thảo quyết minh sao, 12g thiên ma, 12g câu đằng, 12g chi tử, 12g hoàng cầm, 12g đỗ trọng, 20g hà thủ ô đỏ dây, 20g bạch linh, 16g ngưu tất, 16g ích mẫu. Tất cả đem sắc lấy nước chia uống 3 lần trong ngày trước khi ăn. Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng khó ngủ, hồi hộp và huyết áp cao.

Lưu ý: tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên…

Sudo Cây Thuốc
Chuyên mục: Cây Thuốc
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.