X

Tăng tiết mồ hôi làm phát sinh lang ben

Ngoài yếu tố da nhờn do tăng hoạt động của các tuyến bã, yếu tố góp phần phát sinh bệnh lang ben là tăng tiết mồ hôi, ẩm ướt, thai kỳ, suy dinh dưỡng, điều trị corticoit và các thuốc ức chế miễn dịch.
Lang ben (pityriasis versicolor, tinea versicolor) là dạng nhiễm nấm cạn ở da thường gặp. Đây là tình trạng nhiễm nấm mạn tính ở lớp sừng của da (lớp sát bề mặt da). Biểu hiện chủ yếu là những dát hoặc mảng nhạt màu hoặc đậm màu (tăng sắc tố ), ranh giới rõ, không đều đặn, trên bề mặt có vẩy mịn. Vị trí thường gặp ở thân, cổ và đầu gần các chi. Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở giai đoạn đang có sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn (từ tuổi dậy thì đến thanh niên). Tỷ lệ hiện mắc lang ben thay đổi 2-8 % ở Mỹ và 12-40% ở các nước có khí hậu nóng ẩm.
Lang ben do vi nấm Malassezia furfur gây ra. Gần đây, nhiều loài Malassezia đã được phát hiện và có những phân loại mới, trong đó nhấn mạnh tác nhân gây bệnh chủ yếu là M.globosa. Những yếu tố thuận lợi cho sự gây bệnh là khí hậu nóng ẩm, cơ thể tăng tiết bã nhờn, tăng tiết mồ hôi. Bệnh không hay gặp trước tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số trẻ em vẫn bị nhiễm lang ben, đặc biệt ở các nước nhiệt đới. Khi trẻ em bị bệnh, thương tổn lang ben ở mặt thường gặp hơn so với người lớn. Tỷ lệ mới mắc lang ben giảm sau tuổi trung niên do sự bài tiết chất bã giảm dần.
Điều trị lang ben thường dễ, song để bệnh hết hẳn hoặc hạn chế tái phát rất khó. Điều trị có thể dùng các thuốc bôi tại chỗ hoặc dùng đường toàn thân. Nhiều loại thuốc được dùng điều trị cục bộ trong bệnh lang ben. Một số nhóm thuốc không có tác dụng trực tiếp chống lại Malassezia, mà chỉ tác dụng về mặt hóa học hoặc lý học để loại bỏ lớp sừng bị nhiễm nấm. Nhóm này thường được sử dụng trước những năm 1980, gồm các thuốc: dung dịch riềng dấm 20 – 27%, BSI 2% , ASA 10% (Aspirin, Natri salicylate), propylene glycol, lưu huỳnh với axít salicylic. Những nhóm mới sau này là thuốc tác động trực tiếp chống lại nấm men Malassezia.
Thuốc bôi thuộc nhóm azole gần sau này hơn như ketoconazole phần lớn đã thay thế những thuốc trước kia. Ketoconazole dưới dạng kem 2% (Nizoral kem), dạng dầu gội (Nizoral shampoo) hoặc dạng dầu tạo bọt cũng có kết quả với thời gian điều trị thay đổi từ 1 đến 3 tuần, thậm chí loại gội có thể có hiệu quả với việc sử dụng một lần.
Điều trị toàn thân dưới dạng thuốc uống thường được lựa chọn hơn đối với trường hợp bị nặng, diện tích thương tổn rộng hoặc bị tái phát nhanh. Bệnh nhân cũng thích dùng thuốc uống vì nó tiện lợi, ít tốn thời gian, thời gian điều trị ngắn. Trong đó, Ketoconazole (Nizoral) là thuốc uống có hiệu quả điều trị lang ben. Bệnh nhân có thể dùng Ketoconazole 200 mg một ngày trong 10 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn không nên dùng sản phẩm với liều cao trong thời gian dài vì có tiềm năng gây ngộ độc gan. Bên cạnh Ketoconazole, Itraconazole (Sporal) là một triazole có tác dụng tốt và an toàn trong điều lang trị ben. Sự hấp thu thuốc được tăng cường khi uống trong bữa ăn. Thuốc thường có hiệu quả với liều 200 mg mỗi ngày trong 5-7 ngày. Liều tích lũy tối thiểu của Itraconazole là 1.000 mg. Fluconazole (Diflucan) cũng có nhiều hứa hẹn trong điều trị lang ben.
Nên gặp bác sỹ tư vấn và sử dụng thuốc theo đơn.
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Văn Đức Bộ môn Da Liễu ĐHYD TP HCM
Theo suckhoe.vnexpress.net
Từ khóa tìm kiếm: benh lang ben, tang tiet mo hoi, lop sung, chu yeu, tuoi day thi, mac lang ben, nuoc, khi hau nong am, dieu tri, the dung, tac dung, truc tiep chong lai, thoi gian dieu tri, hieu qua, uong co hieu qua, dieu tri lang ben,
Chuyên mục: Bệnh Lang Beng
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.