Nước là yếu tố quan trọng nhất cho hệ động thực vật trong bể cá thủy sinh, khí Oxy và CO2 hài hòa sẽ góp phần tạo nên môi trường nước lý tưởng. Tạo khí oxy đầy đủ sẽ giúp cá sống tốt trong khi cung cấp khí CO2 đầy đủ sẽ giúp cây thủy sinh phát triển tự nhiên.
Vòng tuần hoàn khí O2, CO2 tự nhiên trong bể cá thủy sinh |
1. Các thành phần hóa học trong hồ cá
Các thành phần hoá học chủ yếu trong hồ có tác động trực tiếp lên sức khoẻ, mức độ tăng trưởng và sinh sản của cá bao gồm khí Oxy, khí Cacbonic, khí Hydro Sulfua, Amoniac, Nitrit, Nitrat, độ cứng và độ pH.
Thành phần quan trọng nhất là nồng độ khí Oxy hoà tan. Mức Oxy từ 11 ppm đến 14 ppm là lý tưởng. Nồng độ Oxy thấp có thể làm cá ngạt thở và chết. Nồng độ này thường bị giảm khi nhiệt độ nước tăng cao vào mùa nóng hoặc vào buổi sáng sớm khi quá trình quang hợp chưa bắt đầu. Mật độ cá và rong quá cao, nước hồ bị ô nhiễm hoặc bộ lọc bị hư cũng là những nguyên nhân làm nồng độ Oxy giảm. Sử dụng máy sục khí là một biện pháp đơn giản và hữu hiệu để cung cấp thêm Oxy cho hồ.
Amoniac (NH3), Nitrit (NO2) và Nitrat (NO3) là các sản phẩm phát sinh trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ gồm chất thải của cá và thức ăn thừa. Hai chất đầu rất độc đối với cá nên cần phải duy trì ở nồng độ rất thấp. Thay nước thường xuyên là biện pháp hiệu quả nhất. Hệ thống lọc cũng phải đủ mạnh để nhanh chóng chuyển hoá chúng thành chất Nitrat ít độc hại hơn. Duy trì mật độ cá vừa phải, sục khí và trồng rong trong hồ là các biện pháp hỗ trợ hữu hiệu nhằm kiểm soát nồng độ các chất này.
Khí Hydro Sulfua (H2S), Metan (CH4) và Cacbonic (CO2) được tạo ra từ các ổ vi khuẩn yếm khí nơi lớp đá sỏi dưới đáy hồ. Các khí này tuy độc nhưng trong môi trường nước ngọt, nguy cơ làm phát sinh các khí này không cao. Ngoài ra, khí Cacbonic có thể làm độ pH trong nước hồ giảm nhẹ.
2. Khí Oxy (O2)
Vì sao phải tạo khí Oxy?
Oxy là một dưỡng khí không thể thiếu trong quá trình hô hấp của động vật. Trong môi trường sống tự nhiên lượng Oxy trong trước có mật độ khá cao nhờ vào quá trình nước lưu thông từ nơi này đến nơi khác, giúp hòa tan Oxy vào nước. Diện tích mặt nước trong tự nhiên cũng rộng và thường có gió tạo các gợn sóng trên mặt hồ, góp phần hòa tan Oxy vào nước được nhiều hơn.
Trong môi trường nuôi nhốt của bể cá cảnh, nước tĩnh cộng với diện tích bể nuôi chật hẹp làm Oxy không thể tự nhiên hòa tan vào nước như môi trường bên ngoài. Muốn cá hô hấp tốt thì phải tạo khí Oxy, nếu thiếu Oxy cá sẽ bị chết ngạt. Có một số loài cá không cần nhiều Oxy hòa tan để hô hấp vì chúng thường xuyên nổi lên mặt nước để đớp khí, nhưng đa số các loài thì cần Oxy hòa tan cao mới sống được. Thiếu Oxy chính là nguyên nhân hàng đầu làm cá cảnh bị chết.
Các nguồn cung cấp khí Oxy cho bể cá
Có 2 nguồn cung cấp Oxy đó là:
- Nguồn cung cấp Oxy tự nhiên: nhờ quá trình quang hợp của cây thủy sinh
- Nguồn cung cấp Oxy nhân tạo: nhờ máy sục khí hoặc máy lọc nước cho hồ cá.
Cách tạo khí Oxy
[ Click vào link từng phần để xem bài viết chi tiết ]
Tạo khí Oxy sử dụng máy sục khí:
- Máy sục khí sẽ hút Oxy từ ngoài bể sau đó sử dụng một đường ống đưa khí Oxy vào bể cá và cho Oxy sủi lên thành bọt khí, giúp hòa tan Oxy vào nước.
- Nồng độ Oxy từ máy: máy chạy liên tục tạo Oxy rất nhiều
Tạo khí Oxy sử dụng máy lọc nước hồ cá:
- Có rất nhiều loại máy lọc nước khác nhau cho bể cá cảnh, mỗi loại có cách tạo Oxy cho riêng mình. Quá trình tạo ra khí Oxy nhờ vào các vật liệu lọc; khi dòng nước đi qua các vật liệu lọc trong bộ lọc của máy, khí Oxy sẽ được hòa tan vào nước. Vì lượng Oxy hòa tan này khá thấp nên một số máy lọc sẽ có thêm bộ phận tiếp Oxy sau khi nước đã đi qua hệ thống lọc để quay trở lại hồ.
- Nồng độ Oxy từ máy: Oxy được tạo ra ít hơn so với máy sục khí, nhưng Oxy được hòa tan đồng đều hơn.
3. Khí Cacbonic (CO2)
Vì sao phải tạo khí CO2?
CO2 là chất khí quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật. Nhờ quang hợp sẽ chuyển hóa CO2 và năng lượng ánh sáng cùng các khoáng chất thành các thực phẩm cần thiết cung cấp cho quá trình sinh trưởng của cây.
Với cây thủy sinh trong môi trường bể nuôi chật hẹp, lượng CO2 thấp không đảm bảo cho cây phát triển toàn diện để cho màu sắc đẹp và khỏe mạnh như trong tự nhiên. Muốn cây xanh tốt chúng ta cần cung cấp khí CO2.
Các nguồn cung cấp khí CO2
2 nguồn cấp khí CO2 trong bể thủy sinh đó là:
- Nguồn CO2 tự nhiên: CO2 phát sinh từ quá trình hô hấp của cá và các sinh vật khác trong hồ. CO2 còn phát sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ của vi khuẩn yếm khí bên dưới đáy hồ.
- Nguồn CO2 nhân tạo: tạo ra từ bình CO2 tự chế hoặc bình khí CO2 nén. Khí CO2 được đưa vào hồ thông qua một đường ống sủi bọt khí, sau đó hòa tan vào nước nhờ vào một bộ khoách tán.
Cách tạo khí CO2
[ Click vào link từng phần để xem bài viết chi tiết ]
Có 2 cách chính để cung cấp CO2 nhân tạo cho hồ thủy sinh: dùng bình CO2 tự chế hoặc bình CO2 nén.
Tạo khí CO2 sử dụng bình CO2 tự chế
- Khí CO2 từ bình CO2 tự chế là sản phẩm của quá trình lên men hữu cơ thông thường. Sau khi trộn hỗn hợp các chất hữu cơ cần thiết để quá trình lên men xảy ra, khí CO2 sẽ sinh ra từ các phản ứng lên men và được bơm vào bể thủy sinh thông qua hệ thống ống nhựa và van tự chế.
- Ưu điểm: giá rẻ, có thể tự làm.
- Nhược điểm: Nồng độ khí CO2 giảm từng ngày, đến lúc hết khí (phản ứng lên men dừng vì hết nguyên liệu) thì phải thay nguyên liệu cho bình phản ứng.
Tạo khí CO2 sử dụng bình khí CO2 nén
- Khí CO2 từ bình khí CO2 nén (hóa lỏng) là sản phẩm CO2 được bơm sẵn trong bình, hóa lỏng và xả ra từ từ thông qua van tiết lưu. Khí CO2 từ van sẽ được chiết ra từ bình, sau đó theo ống dẫn CO2 và bơm vào hồ qua một bộ khoách tán khí tương tự bình CO2 tự chế.
- Ưu điểm: lượng CO2 cao, có thể sử dụng lâu dài không cần thay bình.
- Nhược điểm: giá thành cao hơn so với bình tự chế
4. Kết luận
– Phun CO2 đều và liên tục
– Dễ dàng lắp ráp
– Làm bằng thép không gỉ và gốm
– Sử dụng cho bể thủy sinh
– Hàng ngoại nhập