X

Tép cảnh đẹp và dễ nuôi trong hồ thủy sinh

Các loại tép cảnh đẹp hay tôm cảnh nước ngọt cũng được nuôi trong hồ thủy sinh không phải chỉ riêng cá cảnh. Có cả những người chơi riêng một phân khúc về tép cảnh. Hồ thủy sinh sẽ càng được hoàn thiện hơn, càng đẹp hơn nếu có những chú tép đẹp, màu sắc sặc sỡ quanh quẩn trong hồ. Hãy cùng xem các loại tép đẹp và phổ biến hiện nay trên thị trường phù hợp với hồ thủy sinh.

Dòng tép dành cho những người mới bắt đầu

1. Tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép anh đào, tép Sakura: dễ nuôi, nuôi trong chậu kiểng cũng sống và đẻ nhiều và nhanh nếu thích nghi nước. Muốn đỏ đẹp thì cho ăn lá dâu và nuôi bằng chất nền màu đen, không cần thêm khoáng vì khoáng trong nguồn nước là đủ. Không cần quạt nếu dưới 30 độ
2. Tép vàng, tép vàng sọc neon: Dễ nuôi như tép RC, không nên nuôi nền trộn vì 1 thời gian tép sẽ chết lai rai. Tốt nhất nên sử dụng nền chuyên chơi tép (cũ cũng được) là lựa chọn của mình. Có sủi khí oxy tép sẽ khoẻ hơn, châm thêm khoáng cho tép lột vỏ, nếu thiếu khoáng sẽ die từ từ. Nhiệt độ thích hợp phải từ 28 trở xuống mới nhanh ôm trứng . Một số con khi cho ăn lá dâu thì có thể chuyển qua xanh lá.
3. Tép Rili (các loại màu):  Rất dễ nên nuôi nền công nghiệp, cũ cũng được. Không cần châm thêm khoáng, nuôi giống các loại trên.
4. Tép cam Sakura: Dễ nuôi giống như tép vàng, cho ăn lá dâu màu sẽ đẹp.
5. Tép Pumpkin bí đỏ, bí xanh, bí vàng… Là loại tép được đột biến từ con tép vàng và con xanh dương. Rất đẹp, nuôi gống như các loại trên.
6. Tép xanh dương (có người gọi là tép Blue pearl). Nuôi như tép  RC lên màu đẹp hay ko là tuỳ vào chế độ ăn. Mới đem về sẽ chưa thấy được vẻ đẹp của loài này. muốn màu đẹp thì cho ăn lá dâu,cà rốt,dưa leo…
Các loại tép như: Chocolate, Aura Blue, Snowball,… cũng có cách nuôi tương tự.
Dòng tép cao cấp dành cho những người chơi chuyên nghiệp (các loại tép thuộc chi giống Cardinia Shrimp )
6. Tép ong đỏ: Nên sử dụng các nền chuyên dụng đã ổn định để giảm bớt dinh dưỡng và Nitrat trong bể  như ADA cũ, Gex cũ, Benibachi cũ, vật liệu lọc chỉ có bông lọc, nếu đầu tư thì sử dụng các vật liệu lọc cao cấp như gốm lọc, bio…, Nhiệt độ là quan trọng nhất từ 23 đến 24 tép sẽ ôm trứng nhiều . Muốn tép màu đẹp thì cho ăn lá dâu và châm khoáng đều. Quan trọng nhất là đảm bảo môi trường nước ổn định PH 5,5-7,5, TDS 120-250. Nước nên giàu oxi (có thể bổ sung lọc sủi bio trong bể), nền phải thoáng
7. Tép Ong đen: nuôi y hệt ong đỏ ,khó đẻ hơn ong đỏ, nhưng sống dai hơn.
8. Các loại đột biến khác của tép ong: Nuôi như tép ong nhưng đảm bảo chất lượng nước đảm bảo ổn định cao, tránh cho tay vào hồ gây động nền,…
9. Các loại tép Sulawesi: Yêu cầu nước ổn định giống tép ong, nên nuôi thành đàn lớn vì tép rất hay trốn. Tép chỉ thích ăn các loại thức ăn bám sẵn trong hồ như tảo, rêu… độ khoáng từ 250 đến ngoài 300. PH phải hơn 8. Nhiệt độ bình thường, ở miền Bắc thì mùa đông phải có sưởi  để nhiệt độ ổn định trên 26 độ.
10. Tép  Blue tiger và Tiger các loại: Nuôi gần giống tép vàng, nhưng cần nhiều Oxy hơn, nên bắt buộc phải xục khí Oxy liên tục tép mới khoẻ và ít chết, cái quan trong nữa là nhiệt độ phải dưới 28. và trên 25.
11. Tép ong huế nuôi giống Blue tiger vì mình nuôi 2 loại chung mà. Muốn mau sinh sản thì nuôi nhiệt độ giống tép ong. bạn sẽ khó phân biệt đc ong huế f3 với ong đen nếu so sánh màu trắng của nó.
Thức ăn chung:
Thức ăn chính: thức ăn dành cho tép cảnh (có thành phần đạm động vật)
Thức ăn bổ trợ: viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu…..lâu lâu bổ sung rêu hại.
Muốn mau lớn thì cho ăn nhiều, nhưng ăn xong thì hút ra chứ ko sẽ bị sán và ô nhiễm nước. 1 tuần thay 10% nước, thay bằng nước máy trực tiếp (nếu nguồn nước không bị ô nhiễm)

Nếu bể bị dính nhang muỗi,thuốc xịt muỗi, tép bị ngộ độc sẽ có hiện tượng chạy vòng vòng,chui vào 1 góc, bơi lên rồi rơi xuống.ngay lập tức xục khí oxy và thay nước liên tục (thay 80% nước bể và từ từ) và châm vi sinh giải độc.

Thông tin chi tiết về một số loại tép cảnh:

1. Tép blue tiger

Giống như tên gọi, loài tép này có màu xanh lam trong suốt cơ thể hết sức đặc biệt, thu hút ánh nhìn của bất cứ người xem nào. Cách chăm sóc nó cũng giống như các loài tép thông thường, nhưng tốt nhất nên cho nó ăn các loại thức ăn chuyên dụng như thức ăn tôm, tảo tấm, … Nhưng chỉ nên cho chúng ăn một lần trong ngày, sau vài ngày, hãy ngưng cho chúng ăn, để chúng dọn dẹp tất cả các thức ăn thừa trong hồ, nếu không hồ sẽ dễ bị bẩn.

2. Tép Sulawesi

Nổi bật là màu sắc sặc sỡ của chúng khiến bất cứ ai cũng sẽ tò mò về loài tép này. Tuy mới chỉ được phát hiện cách đây vài năm, nhưng do màu sắc cũng như độ dễ nuôi mà chúng nhanh chóng trở thành loài tép được ưa chuộng của những người chơi tép cảnh và thủy sinh.

Cũng giống như mọi loài tép khác, tép Sulawesi cũng ăn những thức ăn hết sức bình thường. Cũng chỉ nên cho chúng ăn một lần trong một ngày, và trong một tuần có thể không cho chúng ăn liên tục 2 ngày liền, để chúng ăn tất cả các thức ăn dư thừa đã!

3. Tép Rili

Cũng làm một loài tép mới, và cũng rất nổi bật bởi màu sắc của chúng. Thân hình trong suốt,  phía trên của đầu và cả đuôi có màu đỏ, có sọc đỏ trên sóng lưng, còn lại thân hình trong suốt trông rất thú vị. Đây là loài tép rất phù hợp cho hồ thủy sinh nhà bạn, rất dễ nuôi tương tự như tép Sulawesi.

4. Tép đỏ RC

Tép RC – Tép đỏ (Tép red cherry), đây là một loại tép dễ nhất sống trong môi trường nước ngọt. Tép RC xuất xứ từ Đài Loan, là giống tép nhỏ, con trưởng thành có thể lên tới 4cm chiều dài, tuổi thọ vào tầm 1-2 năm. Việc nuôi dưỡng tép RC khá dễ dàng ko cần phải có hồ rộng hay thức ăn đặc biệt, điều kiện sinh sản cũng dễ dàng. Tép RC cũng hay được nuôi chung trong hồ thủy sinh cùng với cá, ngoài mục đích làm đẹp còn để dọn vệ sinh nền và ăn rêu tảo hại rất tốt, tốt hơn cả những loại cá chuyên ăn rêu hại khác, đúng là 1 công đôi lợi.


Môi trường thuận lợi:

Nhiệt độ 14-29 ° C (57-84 ° F) tốt nhất ở mức 22 ° C (72 ° F)
PH: 6,5-8, nếu pH kiềm nhẹ là tốt nhất.
Hàm lượng nitrat và nitrit thấp, không có đồng hay kim loại trong nước. Bất cứ loại tép nào cũng đều rất nhạy cảm với đồng nên cần phải thật cẩn thận với kim loại này, ko nên để tiếp xúc dưới bất cứ hình thức nào.
Môi trường sống:
Hồ thủy sinh là môi trường sống rất  tốt cho tép RC- Tép đỏ, dễ sinh sản, khi đã thích ứng sẽ phát triển nhanh. Nên cho rêu và dương xỉ vào hồ nuôi tép RC vì những loại cây này thích hợp và chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để tép phát triển, ngoài ra cây cối cũng là nơi để tép con lẩn trốn và tép mới lột xác, khi đó vỏ tép rất mềm và yếu, dễ bị cá và tép khác làm hại . Tép RC biến đổi màu sắc theo màu nền và môi trường xung quanh.Nếu chúng được nuôi trong một hồ có nền màu sáng, tép sẽ trở nên nhạt màu, hoặc thậm chí trong suốt. Trên một nền màu tối hơn, tép RC sẽ thể hiện màu đỏ một cách rõ rệt nhất. Màu sắc của tép RC cũng phụ thuộc vào các loại thực phẩm hàng ngày của tép (thức ăn tươi sống cung cấp những chất đạm và chất béo có nhiều dinh dưỡng có lợi hơn so với các loại thực phẩm chế biến sẵn), ngoài ra thì pH của nước và nhiệt độ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến màu sắc và sức khỏe của tép. Cá là mối nguy hại lớn cho tép, hồ nuôi tép ko nên nuôi chung với cá vì cá có thể ăn tép hoặc rỉa tép chết.
Đặc tính sống:
Tép hoạt động cả ngày và ít khi nào đứng yên. Tép đỏ lột vỏ định kỳ và ta nên để lại bộ vỏ để tép ăn bổ sung lượng canxi, khoáng chất đã mất. Khi mang trứng tép có xu hướng ẩn nấp nhiều hơn và khi thấy nguy hại sẽ xả bỏ trứng, lúc này tép sẽ cần môi trường cây cối nhiều để ẩn nấp.
Chế độ dinh dưỡng của tép đỏ:
Tép đỏ là loài ăn tạp, chúng rất thích ăn tảo. Ngoài ra thì thức ăn tươi sống và rau quả cũng cần được bổ sung thêm cho tép: đậu que luộc mềm, cà rốt, dưa leo. Lá bàng cũng hay được dùng cho tép ăn để bổ sung chất đề kháng giúp chúng khỏe hơn, nên luộc lá bàng để bớt vàng nước và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Thức ăn chế biến đặc biệt cho tép của một số nhà cung cấp cũng khá phù hợp cho tép RC. Thức ăn dư thừa sẽ sinh ra độc tố ảnh hưởng đến môi trường sống của tép vì thế ko nên cho ăn dư thừa và cần phải lấy ra khi tép ăn ko hết. Thức ăn và nước nuôi tép nên loại bỏ đồng và kim loại nặng vì nhưng chất này sẽ gây độc cho tép.
Phân biệt giới tính tép đỏ:
Con đực thường nhỏ hơn, dài hơn, đuôi hẹp và màu sắc ko đẹp bằng con mái. Con mái màu sắc đẹp hơn và to hơn. Phần lưng của con mái vào kỳ sinh sản sẽ có vùng tam giác trắng vàng trên lưng gọi là trứng lưng, nhìn khá giống yên ngựa. Khi xuất hiện yên ngựa trên lưng  chứng tỏ tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối, sinh sản.
Sinh sản:
Trứng sẽ phát triển trên lưng con mái thành một vùng tam giác giống như yên ngựa, chứng tỏ tép đỏ đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối. Lúc này tép mái sẽ tiết ra một chất đặc biệt lan truyền trong môi trường nước để thu hút con đực. Những con đực khi cảm nhận được chất này sẽ bị kích động, bơi lội rất nhiều và tìm kiếm con mái để giao phối. Trứng khi được thụ tinh sẽ chuyển xuống dưới bụng. Mỗi lần giao phối sẽ thụ tinh tầm 20-30 trứng, sau 2-3 tuần sẽ nở. Vào giai đoạn cuối khi sắp nở chúng ta sẽ nhìn thấy 2 chấm đen trong trứng đó chính là mắt của tép con. Tép con khi mới nở tầm 1 mm nhưng có đầy đủ bộ phận như 1 con tép RC trưởng thành, màu sắc thường nhạt và trong suốt. Thời gian đầu khi mới nở tép con thường ẩn nấp và ăn những màng nhầy trên lá cây. Sau khi cứng cáp hơn tép sẽ bơi lội nhiều và ăn rêu tảo trong hồ. Tép mái sau khi xả trứng vài ngày nếu gặp môi trường thuận lợi sẽ mang trứng tiếp.
Tép đỏ đồng huyết:
Tép đỏ trong môi trường bể thủy sinh rất dễ bị đồng huyết do giao phối cận huyết, khi đó tép đỏ sẽ thường bị nhạt màu và dễ chết. Nên giao lưu với những người chơi khác hay mua thêm giống mới để bổ sung hàng năm.
Sản phẩm khuyên dùng:
Thức ăn cho tép Lowkeys Hiden No Esa 30g
– Giá bán: 220 nghìn vnđ (đã giảm giá 29%)
– Hiden-No-Esa là công thức bí truyền của chủ trại LOWKEYS, ông Tsunemaru dùng để nuôi dưỡng dòng tép thuần
– Cung cấp chất dinh dưỡng cho tép khỏe mạnh
– Thành phần: rong biển, đạm thực vật, cá, vitamins

Xem thêm

Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.