Quên tắt điện khi tan ca, quên đính kèm file khi gửi email cho đối tác… là những triệu chứng thường gặp của suy giảm trí nhớ. Thủ phạm chính là “tên khát máu” gốc tự do, từng giây phút tấn công các tế bào thần kinh não.
Từ tuổi 30, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với chứng suy giảm trí nhớ. Nhiều người không ngừng than vãn về việc liên tục bị chứng đãng trí hành hạ.
Suy giảm trí nhớ chính là dấu hiệu cho thấy bộ não của chúng ta đang “đòi hỏi sự quan tâm”. Khi trẻ, chúng ta thường tiếp thu nhanh, nhớ lâu, phản ứng với các vấn đề của cuộc sống rất bén nhạy. Nhưng sau tuổi 30, mọi thứ cứ dần trở nên “rối nùi” hơn, từ việc nhà cho đến việc cơ quan.
Một chị nội trợ kể lại: “Trước đây, mỗi khi đi chợ mình đều nhớ đầy đủ các món cần mua, còn bây giờ chẳng hiểu sao cứ nhớ trước quên sau”. Nhiều ông chồng cũng lo lắng vì thường xuyên quên nhiệm vụ đón con cái ở trường…
Ai cũng biết não bộ lưu trữ ký ức, khi cần là “mở ra”, vậy vì sao não không còn nhạy bén như trước đây nữa?
Các nhà thần kinh học đã chỉ ra rằng: não của chúng ta có chừng 100 tỷ tế bào thần kinh và chúng liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh (synape). Vì liên kết như vậy nên khi một tế bào bị kích thích thì cả “rừng thần kinh” đều xao động. Từ 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh bắt đầu bị thoái hóa và mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3000 tế bào quan trọng này. Với những người bị stress, trúc trắc trong cuộc sống… lượng tế bào thần kinh mất đi càng nhiều hơn.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao tế bào thần kinh lại già và mất đi khiến chúng ta suy giảm trí nhớ? Cho đến nay, tác nhân gốc tự do (free radical) đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận.
Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ánh nắng, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress…
Gốc tự do rất kém ổn định và có xu hướng chiếm đoạt điện tử từ các “hàng xóm” còn lành lặn. Vì vậy, chúng còn được các nhà khoa học ví như những “tên cướp khát máu”. Chúng tạo ra phản ứng dây chuyền, liên tục sinh ra những gốc tự do mới.
Với một người sống đến 70 tuổi thì cơ thể sản sinh ra chừng 17 tấn gốc tự do. Não là tổ chức cần oxy nhiều nhất (chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng cần tới 25% tổng lượng oxy), vì thế đây là nơi diễn ra quá trình chuyển hóa mạnh nhất, từ đó càng sinh ra nhiều gốc tự do.
Màng tế bào thần kinh có bản chất là phospholipid. Phần lipid gồm các acid béo chưa bão hòa là “miếng mồi” để các gốc tự do tấn công. Chúng làm tổn thương màng kéo theo những rối loạn về điện giải (mất kali, canxi…) khiến khả năng dẫn truyền thần kinh qua synape rối loạn theo. Các gốc tự do cũng chiếm ADN của nhân tế bào gây biến dị di truyền. Chúng còn tác động vào các ti thể làm tế bào bị bỏ “đói”.
“Tên khát máu” gốc tự do làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, gây lão hóa tế bào não dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Các nhà khoa học đã tìm ra nhóm chất chống gốc tự do tự nhiên với hàm lượng cao trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ.
Blueberry (có trong OTIV BLUEBERRY) chứa các hoạt chất sinh học giúp chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.
Blueberry đặc biệt có chất chống oxy hóa anthocyanin là chất chống gốc tự do cực mạnh. Khi dung nạp Blueberry vào cơ thể, chất chống oxy hóa anthocyanin vào máu, chạy lên não, vượt qua hàng rào mạch máu não và đến những vùng tế bào thần kinh, chống lại các gốc tự do, tác động trực tiếp đến synape làm tăng quá trình dẫn truyền. Nhờ vậy, Blueberry giúp cải thiện nhận thức, vận động và tăng trí nhớ. Nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy: Khả năng nhớ và học tập cải thiện rõ sau 12 tuần bổ sung Blueberry.