Sau 6 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung thêm dinh dưỡng bằng những bữa ăn dặm để có thể phát triển khỏe mạnh. Vào thời điểm này, cơ thể và đặc biệt là bộ máy tiêu hóa của trẻ còn yếu, vì vậy các mẹ cần phải lựa chọn kĩ lưỡng những loại thực phẩm để cho trẻ ăn dặm, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, không ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hóa của trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số thực đơn cho trẻ ăn dặm để tốt cho bộ máy tiêu hóa và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cùng với sữa mẹ.
Trong tháng đầu tiên bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm, mẹ hãy nên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.
Tuần đầu tiên: Các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 5ml – 10ml.
Tuần thứ hai: Sang tuần này, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml.
1. Bí đỏ nghiền
Bí đỏ nghiền
Gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ bí đỏ rồi luộc/hấp đến chín mềm. Mẹ có thể dùng thìa nghiền qua 1 cái rây như trong hình để loại bỏ phần xơ, thô. Bí sau khi nghiền cho vào nồi, thêm nước sao cho đạt độ loãng phù hợp (có thể dùng luôn nước luộc bí), quấy đều rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi 1 vài phút là được. Mẹ đợi nguội rồi cho bé ăn, cháo bí đỏ vừa bổ lại thơm, ngọt dễ ăn nên bé sẽ rất thích đấy!
Ngoài ra, mẹ có thể hấp thêm khoai tây rồi làm tương tự để được món cháo bí đỏ, khoai tây cũng rất thơm ngon!
2. Cháo với bột đậu xanh
Cháo đậu xanh
-
Bột gạo tẻ: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
-
Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
-
Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát
-
Mỡ ăn (dầu ăn): 1 thìa cà phê
-
Nước: 1 bát con
3. Khoai lang nghiền
Khoai lang nghiền
Mẹ chuẩn bị 1 củ khoai lang cỡ nhỏ, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ, ngâm vài phút trong nước cho hết nhựa, vớt ra để ráo. Cho khoai vào nồi hấp/luộc tới chín mềm, nghiền qua rây cho nhuyễn mịn rồi thêm nước sôi, quấy đều trên bếp vài phút là được món cháo vừa mịn sánh, vừa thơm ngậy cho bé ăn.
4. Cháo cải ngọt và đậu phụ non
Cải ngọt và đậu phụ non
Cải ngọt (có thể thay thế bằng cải chíp, cải bắp hay rau lá xanh theo mùa) đem nhặt rửa sạch, luộc chín mềm rồi cắt nhỏ, nghiền qua rây. Đậu phụ non chần qua nước sôi rồi nghiền tương tự rau cải. Trộn đều hỗn hợp rau với đậu phụ, có thể thêm nước luộc rau để đạt độ sánh mong muốn. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi sôi vài phút thì bắc xuống, để nguội rồi cho bé ăn. Đây là một món vừa mát, mịn dễ ăn mà cũng không kém phần bổ dưỡng.
5. Cháo bột tôm
Cháo tôm
-
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
-
Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
-
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa
-
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa
-
Nước 1 bát con
6. Cháo bột thịt
Cháo thịt
-
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
-
Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
-
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
-
Nước: 1 bát con
7. Cháo cà rốt
Cháo cà rốt
Khi bé đã quen dần với các loại rau, mẹ có thể tập cho con ăn thêm thịt động vật, bắt đầu với cá có thịt màu trắng. Món cháo cá cà rốt được chế biến như sau:
Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ cắt nhỏ, đem hấp chín rồi nghiền qua rây. Cá hấp chín kĩ, lọc bỏ xương cẩn thận rồi cho vào cối giã nhỏ mịn. Cho cà rốt, cá vào nồi cháo trắng đã nghiền, quấy đều và đun sôi nhỏ lửa trong vài phút. Tắt bếp, đợi cháo nguội rồi cho bé ăn.
Lưu ý: Khi bắt đầu cho bé làm quen với thịt động vật, mẹ nên thật từ từ với lượng rất ít một để hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi và tiêu thụ thức ăn. Tuyệt đối không cho con ăn quá nhiều cá, thịt 1 lúc. Đặc biệt, với các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, cá thịt đỏ,… mẹ hãy đợi khi bé được 7 tháng hãy cho con ăn.
8. Cháo bột gan
Cháo gan cho trẻ
-
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
-
Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
-
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
-
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
-
Nước: 1 bát con
9. Cháo bột cá
Cháo bột cá cho bé
-
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
-
Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
-
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
-
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
-
Nước: 1 bát con
10. Đậu Hà Lan nghiền sữa
Đậu Hà Lan nghiền sữa
Đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm. Dùng thìa nghiền đậu qua rây (có thể cho vào máy xay xay thật mịn rồi lọc qua rây), thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào phần đậu nghiền, trộn đều để được hỗn hợp thật sánh mịn và cho bé ăn.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này
– Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
– Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
– Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
– Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
– Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
– Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
– Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
– Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu một số thực đơn cho trẻ ăn dặm tốt nhất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cùng với sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.