X

Tìm hiểu bệnh đau lưng

Đau lưng: các dấu hiệu cảnh báo và khi nào thì cần đến bác sĩ Hầu như tất cả mọi người đều bị đau lưng tại một thời điểm nào đó trong đời.

Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, đau lưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật và là một nguyên nhân chính gây nghỉ việc.  Riêng ở nước Mỹ, đau lưng là bệnh lý thần kinh phổ biến đứng thứ 2 sau đau đầu.1 Tại Việt Nam, cứ mỗi 100 người lớn thì có 27 người bị đau lưng (theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos tại Việt Nam cho đối tượng từ 18 đến 55 tuổi, tháng 4 năm 2010).

Mặc dù phổ biến, nhưng đau lưng cũng có thể khác biệt đáng kể giữa người này người khác và trong đợt này đợt khác. Nó có thể cấp tính, nghĩa là kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, hoặc là mãn tính, nghĩa là kéo dài từ 3 tháng trở lên.

Đau Lưng Là Gì?
Đau lưng có thể bao gồm nhiều loại, từ đau âm ỉ, liên tục đến cơn đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển. Cơn đau lưng có thể nhanh chóng bắt đầu nếu quý vị bị ngã hoặc nâng vật gì đó quá nặng, hoặc cơn đau có thể trở nên nặng dần.

Đau lưng có thể là hiện tượng sinh lý, xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc gò bó, đơn điệu về tư thế (ngồi một chỗ, ít hoạt động…) với cảm giác ê ẩm ở lưng và toàn thân. Tuy nhiên, nó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh đáng lo ngại.

Khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau lan xuống chân thì là do đau thần kinh tọa hoặc đau cột sống. Nếu đau vùng lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau nhiều khi lan xuống mông hoặc chân bên thì đó cũng là biểu hiện cuả bệnh thần kinh tọa.

Nếu có vấn đề ở rễ thần kinh, cơn đau lưng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc. Còn nếu đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, đôi khi kèm theo sốt, nghĩa là thận có vấn đề. Nên nghĩ đến chứng sỏi thận, sỏi niệu quản nếu có cơn đau dữ dội từ sau lưng chạy xuống cơ quan sinh dục

Ai Mắc Bệnh Đau Lưng?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ của quý vị đó là:

Lớn tuổi dần. Đau lưng phổ biến hơn khi tuổi tác của bạn lớn dần. Bạn có thể bắt đầu bị đau lưng khi ở độ tuổi 30-40.
Ít hoạt động thể dục thể chất. Đau lưng phổ biến hơn ở những người không khỏe mạnh.
Người thừa cân. Chế độ ăn giàu calo và chất béo có thể làm cho bạn tăng cân. Cân nặng quá lớn có thể gây áp lực lên lưng và gây ra đau lưng.
Di truyền. Một số nguyên nhân gây đau lưng, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, một dạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến cột sống, có thể mang yếu tố di truyền.
Các bệnh khác. Một số loại viêm khớp và ung thư có thể gây ra đau lưng.
Công việc của bạn. Nếu bạn phải nâng, đẩy hoặc kéo trong khi vặn cột sống, bạn có thể bị đau lưng. Nếu bạn làm việc tại bàn làm việc cả ngày và không ngồi thẳng người lên, bạn cũng có thể bị đau lưng.
Hút thuốc lá. Cơ thể bạn có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho các đĩa đệm ở lưng nếu bạn hút thuốc. Khi người hút thuốc bị ho cũng có thể gây đau lưng. Người hút thuốc chậm lành bệnh, do đó, đau lưng có thể kéo dài lâu hơn.
Một yếu tố khác đó là chủng tộc. Ví dụ: khả năng bị thoát vị một phần cột sống phía dưới ở phụ nữ da đen nhiều hơn hai đến ba lần so với phụ nữ da trắng.
Nguyên Nhân Gây Đau Lưng là Gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng. Bản thân các vấn đề cơ học ở lưng có thể gây ra đau lưng. Ví dụ:

Vỡ đĩa đệm
Co thắt
Căng giãn cơ
Thoát vị đĩa đệm.
Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.
Đau lưng cũng có thể xảy ra kèm theo một số tình trang và bệnh tật, chẳng hạn như:
Chứng vẹo cột sống
Trượt đốt sống
Viêm khớp
Chứng hẹp cột sống
Mang thai
Sỏi thận
Nhiễm trùng
Lạc nội mạc tử cung
Đau cơ xơ hóa.
Các nguyên nhân khác có thể gây đau lưng đó là nhiễm trùng, khối u hoặc áp lực.
Khi Nào Tôi Nên Gặp Bác Sĩ Để Khám Đau Lưng?

Cần đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng:

Tê hoặc nhoi nhói
Đau nặng mà không đỡ sau khi nghỉ ngơi
Đau sau khi ngã hoặc chấn thương
Đau kèm theo bất kỳ vấn đề nào sau đây: Đi tiểu khó
Cơ thể yếu
Tê chân
Sốt
Sụt cân khi không ăn kiêng.
Chẩn Đoán Đau Lưng Bằng Cách Nào?

Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ xem bệnh sử của bạn và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

Chụp X quang
Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Xét nghiệm máu.
Một số cách điều trị đau lưng:
– Dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc.
– Dùng các thuốc trị đau lưng.
– Phẫu thuật.
– Đau lưng do lao, do nhiễm trùng đường tiết niệu, đường mật thì cần phải chữa nguyên nhân.
– Đau lưng thường, kể cả đau lưng ở phụ nữ có thai có thể chữa bằng cách sửa lại thói quen đứng, ngồi thẳng lưng hoặc nằm trên phản, giường cứng, không nằm đệm hoặc võng, thường xuyên tập luyện hoặc dùng châm cứu, bấm huyệt.
– Trường hợp đau lưng do giãn dây chằng hoặc nghi trượt đĩa đệm cần để người bệnh nằm ngửa, bất động trong vài ngày, nên kê đệm ở chỗ khoeo chân và lưng, nên dùng các thuốc giảm đau uống kèm theo đắp khăn nóng.
– Trong vài ngày nếu đau lưng không đỡ bạn nên đến phòng khám bệnh chuyên khoa để được khám và điều trị đặc hiệu.

Sau đây là một số loại phương pháp điều trị cho bệnh đau lưng mãn tính.
Túi Chườm Nóng hoặc Chườm Lạnh (hoặc Cả Hai)Túi chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm giảm đau, cứng lưng. Hơi nóng làm giảm co thắt và đau cơ. Hơi lạnh giúp giảm sưng và làm tê liệt chỗ đau nặng. Việc sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giảm đau, nhưng điều trị bằng phương pháp này không giải quyết được nguyên nhân gây ra đau lưng mãn tính.
Tập thể dục đúng cách có thể giúp giảm đau mãn tính nhưng không nên sử dụng cho đau lưng cấp tính. Bác sĩ hay nhà trị liệu vật lý có thể cho quý vị biết các loại thể dục tốt nhất cần tập luyện.
Ngoài ra có thể dùng thuốc chuyên trị cho bệnh đau lưng. Nên có toa của bác sỹ

Có Thể Phòng Tránh Đau Lưng Hay Không?

Những điều tốt nhất quý vị có thể làm để phòng tránh đau lưng đó là:

 – Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.
– Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.
– Khi ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
– Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
– Tập thể dục thường xuyên cũng là một phương pháp ngừa đau lưng hiệu quả

– Giữ cho cơ lưng khỏe mạnh.
– Duy trì cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm cân nếu cân nặng của quý vị quá lớn. Để có xương chắc khỏe, bạn cần phải nhận được đủ canxi và vitamin D hàng ngày.
– Hãy cố gắng đứng thẳng và tránh nâng vật nặng nếu có thể. Nếu quý vị nâng vật gì đó quá nặng, hãy gập chân và giữ thẳng lưng.

Blogsudo Tổng Hợp

Trang web này sử dụng cookies.