Những nghiên cứu về tinh trùng, trứng, tình dục… đã tạo tiền đề cho các nhà khoa học hiểu hơn về “chuyện ấy” của con người.
Những nhà triết lý Rome và Hy Lạp cổ đã từng suy nghĩ rất nhiều về tình dục. Về cơ bản, “chuyện ấy” ở con người hay các loài động vật là một bản năng tự nhiên và thiết yếu nhằm duy trì nòi giống.
Vào thế kỷ thứ 4 TCN, nhà nghiên cứu Aristotle tin rằng, nhiệt độ chính là yếu tố quan trọng trong việc xác định giới tính thai nhi. Điều này đúng đối với cá sấu khi mà nhiệt độ ấp trứng của chúng ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính cá sấu con sau này. Aristotle tin rằng, khi làm “chuyện ấy”, nếu như nhiệt độ cơ thể nam giới lớn hơn nữ giới thì họ sẽ có con trai còn nếu như cơ thể nam giới lạnh hơn nữ giới thì sẽ sinh con gái.
Ở thời điểm đó cũng có rất nhiều nhận định kì lạ như của “cha đẻ Y học phương Tây ” Hippocrates – khi ông cho rằng, phụ nữ có tiền sử các bệnh về tâm thần dễ mắc thêm chứng lệch tử cung. Trong khi đó một số khác lại nói, làm “chuyện ấy” trong thời kì cho con bú sẽ làm hỏng sữa mẹ.
Khoa học cùng các tiến bộ khoa học phát triển đã dần hé mở những bí mật của con người, những mối liên kết giữa hai cá thể khác giới. Dưới đây là 5 trong số những bí mật đó.
1. Trong tinh dịch là một “biển tinh trùng” Nhà khoa học Hà Lan – Anton van Leeuwenhoek vẫn luôn tò mò về những thứ ở trong tinh dịch sau mỗi lần làm… chuyện ấy. Vào năm 1677, ông đã tự mình giải đáp thắc mắc đó khi sử dụng kính hiển vi và chính “sản phẩm” của mình để nghiên cứu.
Mặc dù được nghiên cứu từ thế kỉ XVII nhưng phải mất rất nhiều thời gian về sau, các nhà khoa học mới lý giải được tinh trùng có vai trò ra sao trong quá trình thụ thai của loài người.
Ở thời điểm của Leeuwenhoek, ông cho rằng, trong mỗi tinh binh đều ẩn chứa một con người. Và “con người ” này luôn khát khao được “ đột nhập” vào trứng của phái đẹp để từ đó phát triển, lớn mạnh, dần hoàn thiện mình hơn.
2. Trứng gà khác hoàn toàn trứng người Các nhà khoa học cho rằng, trứng của con cái không dễ theo dõi và nghiên cứu như tinh trùng ở con đực. Bởi vậy mà tới tận 150 năm sau khi tinh trùng lần đầu tiên được nghiên cứu, người ta mới phát hiện ra ẩn số liên quan tới trứng.
Trước đó, sau quá trình nghiên cứu trứng của loài chim, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, chúng không hề giống với trứng của động vật có vú cũng như con người. Nhà khoa học William Cumberland Cruikshank là người đầu tiên có vinh dự được nghiên cứu trứng động vật có vú khi ông phân tích loài thỏ vào năm 1779.
Thế nhưng tới tận năm 1872, giáo sư Karl Ernst von Baer mới thành công khi xác định được chính xác quá trình phát triển của trứng ở những loài động vật có vú cũng như con người.
Mặc dù nghiên cứu của Karl Ernst von Baer vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn… xét nghiệm trứng chứ chưa hoàn thành một quá trình thụ thai hoàn chỉnh, thế nhưng nó đã trở thành tiền đề để các nhà khoa học về sau tiếp tục nghiên cứu thêm về sự thụ thai ở con người.
3. Khi “hai” trở thành “một” Vào cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học tranh luận rất nhiều về vấn đề thụ thai của động vật nói chung. Đã có hai quan điểm hoàn toàn đối lập nhau để giải thích về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, quá trình thụ thai thành công do tinh trùng bơi liên tục và tạo ra độ rung trong tử cung, giúp cho trứng phát triển thành phôi thai.
Quan điểm còn lại thì nói, khi tới gần trứng, tinh trùng sẽ tạo ra một hợp chất hóa học đặc biệt để kích thích quá trình biến trứng thành phôi thai, từ đó hoàn tất quá trình thụ thai.
Nhận thấy sự vô lý của cả hai quan điểm, năm 1872, nhà nghiên cứu người Đức – ông Wilhelm August Oscar Hertwig đã nghiên cứu loài nhím biển để tìm ra quá trình thụ thai cũng như mối quan hệ giữa tinh trùng và trứng để trở thành phôi thai hoàn chỉnh. Ông đã được ghi nhận trong lần nghiên cứu này khi phát hiện ra, chỉ cần một tinh trùng duy nhất vào được bên trong trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra thành công.
4. “Cuộc chiến” của 150 triệu tinh trùng để giành lấy 1 trứng Cuộc hành trình sau khi tinh trùng ra khỏi cơ thể nam giới và tới với tử cung giống như một cuộc chạy đua tốc độ cao. Kể từ khi “súng nổ”, hơn 150 triệu vận động viên tí hon sẽ cố gắng hết mình để tới được đích.
Nhưng khác với cuộc đua ngoài cuộc sống thật, cuộc chinh chiến của tinh trùng khốc liệt hơn rất nhiều, chỉ 15% số tinh binh lọt qua được cổ tử cung để tới được với trứng. Tới lúc đó cũng chỉ còn lại khoảng 1.000 “tay đua” tiếp tục trò chơi.
Sau cùng, chỉ có khoảng vài tinh binh mạnh nhất mới tới được đích. Nếu may mắn, trong số này sẽ có được một vài người thắng cuộc, số còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài.
Vào đầu thế kỉ XX, khi những khái niệm về hormone vẫn chưa rõ ràng, quá trình rụng trứng của nữ giới vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ở một số loài động vật, nếu như không thụ thai thành công ở một lần rụng trứng, màng tử cung sẽ vỡ để “thay máu” và tiếp tục cho một chu kì mới… may mắn hơn.
Dựa vào những yếu tố đó, nhóm nhà khoa học Edgar Allen cùng Edward A. Doisy đã mô phỏng lại toàn bộ quá trình với mục đích tìm ra vai trò của hormone trong mỗi chu kì. Thí nghiệm được thực hiện trên chuột cái đã cho thấy, hormone là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới quá trình rụng trứng. Nếu như không có hoặc không đủ lượng hormone, chu kì này sẽ không xảy ra.
5. Con người khó có thể “một vợ, một chồng” Với sự phát triển của loài người, vấn đề “một vợ, một chồng” đã không còn quá xa lạ nữa. Điều này giúp cho mỗi người chọn lựa kĩ càng hơn để tìm được một nửa hoàn hảo của mình chứ không còn giới hạn ở chuyện thể xác như thời kì xa xưa.
Khái niệm tình yêu ngày càng được củng cố và khẳng định rõ ràng hơn trong mỗi cá thể, giờ đây tình dục không còn trở thành một nhu cầu thiết yếu nếu như không có tình yêu. Vấn đề này đã làm các nhà khoa học đau đầu, họ không thể lý giải được sự liên kết giữa hai khái niệm trên cho tới tận đầu thập niên 90 của thế kỉ trước.
Nhà nghiên cứu C. Sue Carter nghiên cứu rất nhiều về loài chuột đồng bởi chúng cũng tuân thủ chế độ “một vợ, một chồng” giống hệt như con người. Bà đã phát hiện ra, loài chuột sản sinh ra chất oxytocin trong não bộ khi quan hệ, chất này giúp cho động vật có quan hệ mẹ con khăng khít hơn những giống loài khác.
Vào năm 1998, tiếp nối nghiên cứu của Carter, nhà khoa học Thomas R. Insel phát hiện ra, trong não bộ của chuột đồng thì oxytocin và dopamine có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Hai yếu tố này đã dẫn tới cảm giác thoải mái, đồng thời là sự gắn kết giữa vợ chồng chuột. Chính vì lý do đó mà một khi đã chọn được nửa còn lại, chúng sẽ ở bên nhau cho đến cuối đời.
Giống với não bộ của chuột đồng, não người cũng sở hữu oxytocin và dopamine, thế nhưng sự liên kết của hai hợp chất này kém hơn đôi chút so với chuột đồng. Vì thế con người cũng theo chế độ một vợ, một chồng nhưng không phải lúc nào cũng… chung thủy như loài chuột.
Từ khóa tìm kiếm: con nguoi nhung, nhieu, con nguoi, loai dong vat, nha nghien cuu, aristotle tin rang, yeu to quan trong, lam chuyen ay, the nam gioi, hon nu gioi thi, thoi diem do, ong cho rang, nhung bi mat, lien ket giua hai, tinh dich, kinh hien vi, da phat hien, du duoc nghien cuu, ly giai, qua trinh thu thai, thu thai, khi tinh trung, nghien cuu nguoi, nghien cuu trung, nha khoa hoc da, dong vat,