1. Giải đặc biệt – Paul Boutin (Nga)
Tác phẩm chiến thắng tại IAPLC 2010 là “Hương Rừng” của thí sinh Paul Boutin đến từ nước Nga. Kích thước của chiếc bể thủy sinh tuyệt đẹp này là 150x50x50 cm.
2. Giải Vàng – Zhang Jian Feng (Macao)
Chiếc bể thủy sinh có tên “Cao nguyên hoàng thổ” (90x45x45cm) của Zhang Jian Feng đến từ Macao đã đoạt giải Vàng của cuộc thi
3. Giải Bạc – Xuan Thuy Nguyen Thi (Việt Nam)
Thí sinh Xuan Thuy Nguyen Thi của Việt Nam đã vinh dự nhận được giải Bạc với tác phẩm “Sắc màu cuộc sống”, kích thước 120x45x40cm
4. Giải Bạc – Yutaka Kanno (Nhật Bản)
“Tầm nhìn” – 120x45x45 cm.
5. Giải Đồng – Zeng Qing Jun (Trung Quốc)
“Núi đá” – 150x60x60 cm
Tiêu chí chấm điểm của IAPLC
– Điểm số cao nhất là 200 điểm; đánh giá các tiêu chí chủ yếu bao gồm: điểm ấn tượng nghệ thuật (tối đa 100 điểm) và điểm kỹ thuật (tối đa 100 điểm chia thành 5 mục, 20 điểm/mục)
– Trong IAPLC năm 2010, ban giám khảo gồm 18 chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới
– Trong cuộc thi này, khả năng tồn tại lâu dài của thiết kế cũng là mối quan tâm lớn của ban giám khảo
– Bởi vì các tác phẩm bể thủy sinh tham dự cuộc thi mô tả các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, ban giám khảo không chỉ đánh giá cao vẻ đẹp hình thức của tác phẩm, họ còn xem xét tính bền vững của nó
– Trong bối cảnh đó, một đặc điểm của bể thủy sinh được các giám khảo đặc biệt lưu tâm là: việc sử dụng các loài thực vật khó tồn tại lâu trong nước là một tiêu chí bị trừ điểm
– Để tránh việc lạm dụng các loài thực vật trong thiết kế, không chỉ đòi hỏi ở các ứng viên kỹ năng sáng tạo mà còn đòi hỏi cả kiến thức về thực vật thủy sinh
6. Giải Đồng – Chen I Sheng (Đài Loan)
“Dạo bước trong rừng xanh” – 210x60x60 cm
7. Giải Đồng – Gregory Polishchuk (Ukraina)
“Khu rừng tĩnh lặng” – 120x50x50 cm
8. Long Tran Hoang (Việt Nam)
“Trong rừng xanh” – 155x81x50 cm
9. KP Wong (Hong Kong)
“Kỳ quan vô tận” – 120x45x45 cm
10. Li Da Wei (Trung Quốc)
“Đồi trắng” 120x50x50 cm.
Tiêu chí chấm điểm (tt)
– Đã có một cuộc tranh luận về việc sử dụng các loại cát trắng trang trí, chẳng hạn như cát Rio Negro
– Do tính chất của loại cát này, chúng ta dễ dàng nhận ra các chất bài tiết của cá và tôm hơn. Màu sắc của cát cũng dễ biến thành màu xanh hoặc đen do sự phát triển của tảo và sự lây lan của vi khuẩn yếm khí trong bể cá
– Các loại cát trang trí hầu như thể không giữ được độ sáng sạch sau một thời gian dài sử dụng
– Mặc dù cát trang trí giúp khiến cho bể thủy sinh trở nên xinh đẹp hơn, nhưng lại không được ban giám khảo đánh giá cao.
– Kết quả cuộc thi được đánh giá bởi 18 vị giám khảo đến từ các nước khác nhau trên thế giới
– Quá trình phân loại giải thưởng được thực hiện một cách công bằng từ phía ban giám khảo và được tính điểm bởi Hội đồng thi
11. Wang Chao (Trung Quốc)
“Mưa bụi” – 120x55x50 cm
12. May Kwan (Hong Kong)
“Đỉnh núi Shou” – 150x50x55 cm
13. Chonladar Rattanawichien (Thái Lan)
“Dãy núi trong tưởng tượng” – 200x40x40 cm
14. Zheng Ren Chao (Trung Quốc)
“Câu chuyện Sado” – 168x60x60 cm
15. Quoc Hung Vu (Việt Nam)
“Miền ký ức” – 120x45x40 cm
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ & HƯỚNG DẪN
ĐIỂM NGHỆ THUẬT ẤN TƯỢNG (tối đa 100 điểm)
ĐIỂM KỸ THUẬT (tối đa 100 điểm)
– Sáng tạo (tối đa 20 điểm)
Đánh giá tính toàn diện tổng thể và tính độc đáo của tác phẩm dự thi
Sử dụng các loài thực vật khó tồn tại dưới nước sẽ bị trừ điểm.
– Thành phần / Bố trí cây cảnh (tối đa 20 điểm)
Các thành phần của thiết kế liệu có phát triển tốt?
Những thực vật thủy sinh đã được bố trí phù hợp hay chưa?
Có sự cân bằng trong bố cục về màu sắc và hình dạng của các loại thực vật thủy sinh không?
– Sự cân bằng giữa cá và sự bố trí trong bể( tối đa 20 điểm)
Đánh giá sự lựa chọn cá và cách bố trí của bể thủy sinh.
Màu sắc, kích thước, đặc tính bơi và sinh thái của cá có phù hợp với bố trí của bể hay không?
– Bầu không khí tự nhiên (tối đa 20 điểm)
Thiết kế có giúp người xem dễ dàng nhận ra ý tưởng thiên nhiên của tác giả?
Phương pháp và kỹ thuật mà tác giả sử dụng để tạo nên cảm giác tự nhiên trong cách bố trí của mình ?
– Điều kiện sống của thực vật thủy sinh và thời gian tồn tại của bố trí (tối đa 20 điểm)
Đánh giá điều kiện sống của các loại thực vật thủy sinh trong bể.
Đánh giá thời gian tồn tại của bố trí dựa trên các loại thực vật được sử dụng và điều kiện sống của chúng.
16. Kazutaka Murase (Nhật Bản)
“Sau một khoảng thời gian dài” – 180x60x60 cm
17. Koji Nakamura (Nhật Bản)
“Rio Negro II – Hòn đảo Igarape” – 180x80x60 cm.
18. Chow Wai Sun (Hong Kong)
“Lòng cao thượng” – 200x66x66 cm
19. Lin Ting Quan (Đài Loan)
“Lời thì thầm của núi – Vươn tới đỉnh cao” – 127x60x50 cm
20. Gary Wu (Hong Kong)
“Cây leo” – 152x51x58 cm
Các bạn có thể ghé thăm website chính thức của IAPLC tại đây.
21. Jiang Wei (Trung Quốc)
“Nút thắt” – 130x50x55 cm
22. Michael GW Wong (Hong Kong)
“Khu rừng mê hoặc” – 120x60x60 cm
23. Hironori Handa (Nhật Bản)
“Buỏi sáng mong manh” – 120x45x45 cm
24. Lee Do Jae (Hàn Quốc)
“Sâu thăm thẳm” – 100x50x50 cm
25. Junichi Itakura (Nhật Bản)
“Ngọn gió Xanh tháng Năm” – 120x45x45 cm
Sản phẩm bể cá cảnh mini có thể sử dụng để chơi thủy sinh: