X

Tránh say xỉn bằng cách ăn quả lê trước khi uống rượu

Ảnh:  sanderellas.com.
Các nhà khoa học Auatralia thuộc tổ chức CSIRO phát hiện, nếu ăn hoặc uống nước lê trước khi uống rượu, bạn sẽ hạn chế được những triệu chứng say khó chịu như mất trí nhớ và giảm tập trung.
Ảnh minh họa

Đây được xem như là một thần dược cho những ai vẫn muốn uống nhiều rượu bia nhưng không say xỉn. 

Viện CSIRO, cơ sở khoa học đỉnh cao nghiên cứu về cơ thể con người của Úc, đã tìm ra biện pháp khắc phục triệu chứng say (buồn nôn, nhức đầu…). Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng từ trái lê để khám phá ra lợi ích tiềm ẩn của loại quả có hạt.

Các nhà nghiên cứu tin rằng nước từ quả lê sẽ giúp chuyển hóa rượu trong máu. Manny Noakes, giám đốc CSIRO cho biết: “Kết quả cho thấy nước lê làm giảm những chất độc hại trong máu gây ra tình trạng say. 14 triệu chứng khi say rượu giảm rõ rệt ở những người ăn hoặc uống nước lê trước khi uống rượu, đặc biệt là họ không hề bị mất tập trung”.

Quả lê có thể giảm lượng cholesterol trong máu, giảm táo bón và có tác dụng chống viêm.
Tuy nhiên, quan tâm lớn nhất vẫn là quả lê giúp tránh say rượu và giảm hàm lượng cồn trong máu.
Trưởng nhóm nghiên cứu Manny Noakes phát biểu rằng quả lê, đặc biệt giống của Hàn Quốc, có chức năng giống như enzyme chính liên quan đến quá trình chuyển hóa cồn, alcohol dehydrogenase (ADH) and aldehyde dehydrogenase (ALDH).
Để đạt được hiệu quả, bạn phải uống 220ml nước ép lê Hàn Quốc hoặc ăn cả một trái lê. Lưu ý là bạn phải uống nước ép lê trước khi uống rượu.

Ngoài ra, những người uống 220 ml nước lê trước khi uống rượu cũng không bị khó chịu với ánh sáng và tiếng động.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh lê chỉ có tác dụng giải rượu nếu được hấp thụ trước khi uống rượu. Một khi bạn đã say, ăn bao nhiêu lê cũng chưa chắc có hiệu quả.

“Hiệu quả chỉ biểu hiện nếu như lê được ăn trước khi uống rượu. Không có bằng chứng nào cho thấy bạn có thể ăn lê sau khi uống rượu để tránh việc say rượu. Và nên nhớ rằng, cách tốt nhất để không bị say rượu là… không uống rượu.”, theo Noakes.
Cuộc nghiên cứu chỉ mới cho ra kết quả sơ bộ và vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, Noakes và đội ngũ nghiên cứu của bà vẫn hy vọng đưa ra kết luận khoa học chính thức về trái lê, thành phần cấu tạo và công dụng của lê gì đến sức khỏe con người.
Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Bia Rượu
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.