Hiện nay, trí thông minh nhân tạo không còn là một lĩnh vực nghiên cứu dành riêng cho các trường Đại học. Các “ông lớn” trong làng công nghệ cũng đã bắt đầu có những bước đi mạnh mẽ tham gia vào lĩnh vực này.
Google, Facebook và nhiều hãng lớn về công nghệ khác đang khá bận rộn trong việc mở cửa và vận hành những phòng nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo (artificial intelligences – AI) và ngầm tìm kiếm những giáo sư tài năng nhất ở các trường Đại học để dẫn dắt các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Nguồn: 33rdsquare
Giáo sư Yann LeCun là một trong những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực “học sâu” (deep learning) và là Giám đốc bộ phận nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của Facebook.
Sau đây những chia sẻ của Giáo sư Yann về mục đích của các công ty mạng xã hội như Facebook trong việc phát triển công nghệ có sử dụng trí thông minh nhân tạo.
Trí thông minh nhân tạo là gì?
Đây là một loại khả năng của máy móc giúp chúng làm những việc mà chúng ta nghĩ rằng đó là những hành vi mang trí tuệ khi so sánh với người hay các loài động vật. Xa hơn, điều này sẽ phát triển thành khả năng tự học hỏi ở máy móc và từ đó tự động cải thiện những hành vi cũng như hoạt động của mình.
Yann LeCun nghĩ rằng nỗi lo lắng về trí thông minh nhân tạo đã bị thổi phồng quá mức. Nguồn: facebook
Các cỗ máy có trí thông minh nhân tạo có thể thật sự tự mình suy nghĩ?
Liệu các cỗ máy này có bao giờ suy nghĩ như cách của con người? Nguồn: Getty Images
Những cỗ máy mang trí thông minh nhân tạo mà chúng ta có hiện nay vẫn còn khá thô sơ. Một số ít chúng được trang bị những hệ thống mô phỏng theo các nguyên tắc làm việc của bộ não – tất nhiên chúng không thể nào là một bản sao hoàn chỉnh của hệ thống não bộ mà chỉ mô phỏng theo vài nguyên tắc vận hành cơ bản.
Nếu xét theo tiêu chuẩn sinh học thì những cỗ máy mang trí thông minh nhân tạo này có kích thước rất nhỏ. Hệ thống thần kinh lớn nhất mà chúng tôi từng tạo ra chỉ có khoảng vài triệu tế bào thần kinh (neuron) cùng với vài triệu synapse (bộ phận liên kết giữa các neuron). Tất cả đều được giả lập trên máy tính. Với số lượng tế bào thần kinh ít ỏi như vậy thì mô hình giả lập được tạo ra chỉ có trí thông minh tương đương với những động vật rất nhỏ. Nếu nghĩ rằng với trí thông minh như vậy sẽ có những suy nghĩ giống như của con người thì đúng là điều không tưởng.
Thật sự thì với một bộ não và nhận thức như vậy thì các máy mang trí thông minh nhân tạo hiện nay không hề có khả năng suy nghĩ. Và chính vì thế, các nhà khoa học vẫn còn phải mất một khoảng thời gian rất dài nữa để tạo ra những cỗ máy có khả năng lý luận, lên kế hoạch, ghi nhớ chính xác, có các giác quan và thấu thiểu được nguyên tắc hoạt động của thế giới xung quanh.
Hiện nay các cỗ máy mang trí thông minh nhân tạo siêu việt nhất cũng chỉ có khả năng nhận diện đồ vật và hình ảnh, cũng như thực thiện những nhiệm vụ nhỏ nhặt như dịch một đoạn văn bản sang ngôn ngữ khác hoặc nhận diện văn bản thuộc loại ngôn ngữ nào.
Nguyên tắc vận hành của máy móc có trí thông minh nhân tạo
Hệ thống tin hiệu thần kinh ở người cực kì phức tạp và đẹp mắt. Các cỗ máy hiện nay đang cố gắng bắt chước lại hệ thống này. Nguồn Allen Institute for the Brain
Rất nhiều cỗ máy hiện nay đang được vận hành dựa trên hệ thống tế bào thần kinh nhân tạo. Chúng có thể thực hiện rất nhiều những nhiệm vụ đơn giản chủ yếu được xây dựng nên từ các thuật toán cộng và nhân.
Trong những hệ thống tế bào thần kinh giả lập như vậy thì mỗi tề bào sẽ kết nối với vài ngàn tế bào khác. Một số tế bào giúp lưu trữ các loại thông tin như điểm ảnh (pixels of an image) hoặc tín hiệu âm thanh. Điều này giúp hệ thống có thể thực hiện những hoạt động cơ bản, ví dụ như tính tổng khối lượng, hoặc những giá trị khác. Và vì thế sẽ có hàng triệu thao tác mà hệ thống có thể xử lý.
Các nhà khoa học sắp xếp các tế bào thần kinh thành từng lớp – một cấu trúc dựa theo sự phân bố của tế bào trong cơ quan thị giác ở động vật có vú. Khi đó, các nha 2khoa học có thể huấn luyện các cỗ máy nhận ra đồ vật bằng cách cho chúng quan sát hàng ngàn vật khác nhau.
Nhưng nếu kết quả đạt được không như mong muốn, chúng tôi sẽ tìm cách điều chỉnh lại cường độ kết nối giữa các tế bào thần kinh nhằm đạt được kết quả chính xác hơn
Facebook muốn gì trong việc phát triển trí thông minh nhân tạo?
Sứ mệnh của Facebook không những là kết nối mọi người với nhau, tăng cường các phương tiện thúc đẩy giao tiếp giữa người với người mà còn kết nối họ với thế giới kĩ thuật số chính trong cuộc sống thường nhật của họ.
Một mục tiêu mà Facebook hướng tới đã lâu là phát triển một loại thiết bị thông minh đủ trí tuệ để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ khác nhau, bao gồm sắp xếp và tổ chức các buổi gặp mặt với bạn bè hay truy cập nhanh những thông tin mà bạn phải mất hàng giờ tìm kiếm trên Google theo cách thủ công.
Mục tiêu dài hạn của Facebook là phát triển một cỗ máy có giác quan, biết được cách thức hoạt động của thế giới, thấu hiểu người dùng và những sở thích của họ nhằm tăng cường lợi ích của người dùng trong tương lai. Đến lúc đó, Facebook có thể sử dụng công nghệ này trong rất nhiều công việc hữu ích, ví dụ như lựa chọn ra những nội dung thông tin có giá trị cho người dùng, lọc những nội dung gây xúc phạm, miêu tả hình ảnh lại thành bằng văn bản cho những người dùng có thị lực kém và những thứ tương tự.
Facebook đang tạo ra một phần mềm cạnh tranh với Siri?
Phần mềm M của Facebook tạo lập dựa trên thông tin nền về dịch vụ người dùng. Nguồn: AFP
Facebook đang phát triển một dự án với tên gọi “M” nhằm tạo ra một phần mềm có thể cạnh tranh với Siri.
Mục tiêu của Facebook là khiến “M” thật sự là một trợ lý có khả năng trả lời bất kì câu hỏi và khó khăn nào có thể xảy ra.
Một vài câu hỏi mà phần mềm gặp cần phải có câu trả lời từ các chuyên gia. Chính vì thế khi phần mềm không thể trả lời được, chúng sẽ gửi câu hỏi về các nhà lập trình và sau đó phần mềm có thể cải tiến trong những lần hoạt động tiếp theo. Khi phần mềm càng được sử dụng bởi nhiều người dùng thì nó sẽ càng tự động phát triển, thích ứng với phạm vi người dùng ngày càng lớn hơn.
Facebook mong muốn rằng phần mềm “M” này có khả năng tự học và tự động trả lời các câu hỏi chứ không phải chỉ là gửi về những câu trả lời đã được lập trình sẵn giống như các phần mềm phổ biến hiện nay, ví dụ như Siri hay Google Now.
Đây vẫn còn là một kết hoạch đầy tham vọng và rủi ro bởi Facebook có quá ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhưng trong vòng từ 2 đến 3 năm nữa, chúng ta có thể trông đợi những thành tựu của Trí thông minh nhân tạo – một cỗ máy có thể trò chuyện và giúp đỡ chúng ta về mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
Theo khampha