X

Triệu chứng của bệnh trĩ

Ngày nay, cuộc sống ít vận động cùng với chế độ ăn ít chất xơ khiến nhiều người có khả năng mắc bệnh trĩ rất cao. Nhận biết các triệu chứng của bệnh trĩ và cách điều trị để bảo vệ sức khoẻ của bạn.

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do căng dãn quá mức một hay nhiều tĩnh mạch trĩ thuộc hệ thông tĩnh mạch trĩ trên và dưới ở hậu môn. Có hai loại trĩ nội và trĩ ngoại.Triệu chứng nào khiến bạn nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ ? Triệu chứng của bệnh trĩ nội khác với bệnh trĩ ngoại ra sao. Bài viết này chúng tôi chia sẻ với bạn những triệu chứng của bệnh trĩ.
Có 2 triệu chứng chính cần đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ:
Táo bón : người bệnh khi ra máu thường hạn chế đi đại tiện tạo thói quen xấu dẫn đến táo bón, táo bón cọ sát vào các niêm mạc trĩ gây chảy máu, tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính.

Nếu bạn có những triệu chứng như táo bón lâu ngày, khó đi đại tiện, đi đại tiện ra máu, có vật lạ lòi ở hậu môn, hậu môn đau nhức, có thể kèm theo hiện tượng táo bón đó chính là những triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp. Các bệnh về trực tràng thường có những triệu chứng tương đồng nhau, vì vậy cần đến các phòng khám chuyên khoa để khám trực tiếp để được tư vấn rõ ràng.

Từ những biểu hiện nào ta có thể phán đoán người bị bệnh trĩ hỗn hợp?
Đại tiện ra máu : khi đại tiện xong thấy có lẫn vài giọt máu màu hồng tươi, máu dính trên giấy lau, có thể phát sinh trước và sau khi đại tiện, hoặc đơn thuần ra máu, hoặc máu lẫn trong phân.

Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy.

Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn : niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều dịch. Cơ vòng hậu môn dịch lỏng có thể dễ dàng tiết ra ngoài bất cứ lúc nào, làm cho phần da hậu môn thường xuyên bị kích thích và gây ngứa.

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau khi đi cầu, ngứa, ướt dịch quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

Dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài : Đây là triệu chứng chủ yếu của trĩ nội ở giai đoạn giữa và cuối, nguyên nhân chủ yếu là do khối trĩ nội ngày càng to ra, làm niêm mạc, các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách, khi người bệnh đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn ra bên ngoài. Khi người bệnh đại tiện vùng bụng dồn nhiều áp lực lên hậu môn khiến các búi trĩ lòi ra ngoài, khi ho hoặc khi dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài.
Đau nhức hậu môn : do hậu môn có rất nhiều dây thần kinh và rất nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ hoặc đau nặng khi phải chịu các kích thích, biểu hiện như: đau mạnh, đau nhiều, đau rát… phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.
Sa búi trĩ : đây là triệu chứng đau đớn thường gặp ở trĩ ngoại, trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể dẫn đến sa búi trĩ. Các búi trĩ sa xuống gây đau đớn vô cùng.

Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Bệnh xuất hiện không rõ ràng, có thể biểu hiện một hay một vài triệu chứng. Các triệu chứng, dấu hiệu này có khi âm thầm, không xuất hiện thường xuyên. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh.
Phân loại và biểu hiện triệu chứng bệnh trĩ nội  – trĩ ngoại:

  Trĩ nội: là do những búi trĩ phát xuất từ những búi tĩnh mạch trĩ  nằm trong lòng hậu môn, phía trên đường lược, khi phồng to quá mức thì sẽ sa ra ngoài. Tùy theo mức độ sa của các búi trĩ nội ra ngoài mà người ta chia ra làm 4 độ.
– Độ 1 là các búi trĩ phồng to hơn mức bình thường nhưng vẫn nằm trong lòng ống hậu môn ngay cả khi bệnh nhân rặn mạnh, có thể gây ra chảy máu khi đi cầu.
– Độ 2 là búi trĩ có kích thước lớn hơn độ 1, có thể “thập thò” ở hậu môn khi bệnh nhân rặn mạnh (có thể thấy được) nhưng nằm hoàn toàn trong ống hậu môn khi bệnh nhân ngưng rặn.
– Độ 3 là các búi trĩ lồi hẳn ra ngoài hậu môn khi bệnh nhân đi cầu hoặc ngồi xổm, làm việc nặng,…bệnh nhân phải dùng tay đẩy búi trĩ vào trong hậu môn sau khi đi cầu. 
– Độ 4 là độ nặng nhất, búi trĩ gần như thường xuyên nằm bên ngoài ống hậu môn, không thể đẩy vào hết trong lòng hậu môn.
  Trĩ ngoại:  xuất phát từ những đám rối tĩnh mạch nằm dưới da xung quanh lỗ hậu môn. Trĩ ngoại nằm nửa trong nửa ngoài ống hậu môn, được bao bọc một phần lớn bằng da hậu môn và một phần niêm mạc ống hậu môn.
Để tránh mắc chứng bệnh “khó nói” này, bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hàng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định, tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga) hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về dinh dương, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước; giảm dùng đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, các thức ăn gây táo bón

Xem thêm 1 vài nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ như sau:
Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm táo bón lâu ngày; tư thế ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác nặng; mang thai và sinh con, béo phì, u bướu hậu môn trực tràng; tiêu chảy, hội chứng lỵ, viêm đại tràng mãn tính…
Điều trĩ có thể điều trị ngoại khoa:
– Thủ thuật chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại. – Phẫu thuật cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH…).
Các phương pháp trên được chỉ định cho trĩ nội ở độ 4, cuối độ 3 và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ vòng sa. Đến nay, chúng ta cũng chưa tìm thấy một phương pháp phẫu thuật nào tối ưu. Theo bác sĩ CKII, Tổng thư ký Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, Hoàng Đình Lân, phẫu thuật trĩ tỷ lệ tái phát rất cao, còn thủ thuật chích xơ teo búi trĩ chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời chứ không thể loại bỏ hẳn búi trĩ. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, phẫu thuật hiện nay chưa thể điều trị tận gốc của bệnh, mà quan trọng là phải điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra bệnh này có thể điều trị nội khoa:
Phương pháp Tây y phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc trợ tĩnh mạch, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc nhuận tràng…(nhiều thuốc và nhiều tác dụng phụ).
Phương pháp Đông y gồm những kinh nghiệm dân gian rất phong phú, đã tìm ra các vị thuốc, bài thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Bài thuốc Đông y hoặc bài thuốc cổ phương có ưu điểm là điều trị từ nguyên nhân gây bệnh nên tính triệt để cao, ít tái phát, không có biến chứng, giảm đau, chi phí điều trị thấp hơn các phương pháp khác.
Trong Y học cổ truyền, có rất nhiều vị thuốc quý có tác dụng điều trị bệnh trĩ, như hoè giác, phòng phong, hoàng cầm, đương quy, thục địa, chỉ xác, địa du, ô tặc cốt…
Để bệnh trĩ nhanh khỏi và ngừa tái phát, bệnh nhân cần ăn nhiều chất xơ, rau mát, hoa quả mát, uống nước nhiều (tốt nhất là uống nước âm – dương); kiêng hoàn toàn đồ cay, nóng, các chất kích thích. Ngoài ra, bệnh nhân cần siêng năng luyện tập thể dục, và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ… Thường xuyên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ; điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…
Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Bệnh Trĩ

Trang web này sử dụng cookies.