X

Triệu chứng của bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút gây ra, bệnh có tính lây truyền qua đường hô hấp. Vậy triệu chứn của bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, đến nay nó vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Sởi có khả năng lây lan rất cao (90%) trên những người chưa có miễn dịch (chưa tiêm vaccine, chưa bị sởi lần đầu) qua đường hô hấp (lây từ người bệnh ho, nói chuyện hoặc tiếp xúc thông thường).
Bạn cũng có thể nhiễm sởi nếu như để tay mình tiếp xúc với một bề mặt đã có nhiều virus sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi. Virus sởi có thể tồn tại trong môi trường trong vòng vài giờ đồng hồ.
Hiếm khi trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi. Nếu nhóm trẻ này mắc sởi thì là do lây từ mẹ (đến đúng thời điểm sinh con thì ba mẹ mắc các bệnh này) và lây từ trẻ khác do miễn dịch từ mẹ chưa đầy đủ để bảo vệ trẻ, do đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ không có kháng thể miễn dịch sởi, hoặc miễn dịch rất ít (bà mẹ chưa từng bị sởi, chưa được tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ) nên khả năng bảo vệ thấp hoặc trẻ không được bú mẹ thì cũng không có miễn dịch phòng bệnh.
Bệnh sởi thường lành tính không gây tử vong nhưng lại dễ bị biến chứng nguy hiểm như Viêm não-màng não, Tiêu chảy, viêm phổi, các biến chứng là nguyên nhân chính của tử vong do mắc sởi.
Triệu chứng của bệnh sởi
Khi trẻ bị sởi sẽ có những triệu chứng của bệnh, vì vậy, các bậc phụ huynh có con nhỏ nên lưu tâm khi thấy con mình có biểu hiện như sau:

Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là do thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

– Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.

Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, Có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 – 18 giờ.

– Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 độ đến 40 độ. Bên cạnh biểu hiện sốt cao, còn kèm theo các triệu chứng khác như co giật, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp. Ngoài ra, còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

– Thời kỳ phát ban:  Sau khi sốt 3 – 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 – 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.

– Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.

Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng : (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng…). Các biến chứng của sởi thường rất nặng và dễ gây tử vong: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.
Để phòng bệnh, cần tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại. Nên cách ly trẻ mắc sở ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu các vi chất.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi
– Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, sáng, không nên kiêng khem quá mức, nên bỏ tập tục kiêng nước, kiêng gió. Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ.
– Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước nhỏ mắt mũi, ngày 3 -4 lần.
– Nếu không có biến chứng thì không cần dùng kháng sinh chỉ dùng Vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sốt cao trên 39độ C thì có thể cho hạ nhiệt bằng thuốc
–         Trường hợp sởi có biến chứng (dấu hiệu trẻ vẫn sốt sau khi ban đã bay hết) phải đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời.
–  Khi trẻ bị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, chú ý bù nước và điện giải cho trẻ để chống mất nước mất muối.
– Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
– Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Blogsudo Tổng Hợp
Chuyên mục: Bệnh Sởi

Trang web này sử dụng cookies.