X

Trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh

Làm sao để trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh một cách hiệu quả để chúng phát triển, khi đó bạn sẽ thấy được lợi ích mà thiên nhiên mang lại cho không gian sống của mình. Bể cá cảnh mà thiếu bóng cây thủy sinh thì như vườn không nhà trống, thiếu đi sức sống của thiên nhiên, điều mà chúng ta muốn có khi thiết kế bể.

Cây thủy sinh là sinh khí của bể cá cảnh
Sản phẩm khuyên dùng:
Dung dịch rửa sạch làm trong kính Sonax Nano Pro
– Giá bán: 230 nghìn vnđ
– Trả lại sự sáng trong của kính ngay tức khắc
– Luôn đảm bảo tầm nhìn cho người lái được rõ rang và sạch sẽ một cách tốt nhất
– Xóa sạch tận gốc ngay tức thời các chất bẩn; bóng nhờn
– Công nghệ NANO làm cho hiệu quả đạt đến mức tối đa hơn so với các loại thông thường khác.

Xem thêm

1. Bể cá cảnh

Cá sống trong môi trường nước, muốn nuôi cá thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải tạo cho cá có môi trường sống thích hợp, sau đó mới nghĩ tiếp đến việc trồng cây thủy sinh trong bể. Bể nuôi cá đáp ứng yêu cầu này và là thứ không thể thiếu, dầu cho hình dạng và quy cách của “bể” cũng muôn hình vạn trạng.

Cậu bé chăn trâu nọ ở một vùng quê hẻo lánh, với chiếc vợt tự tạo vớt được đôi cá cờ trong ruộng nước. Chú cũng múc luôn nước ruộng cho vào chiếc keo nhỏ và nhẹ nhàng thả cá vào. Thế là một bể nuôi cá hình thành. Cá cờ tỏ ra mạnh khỏe, tung tăng không đòi hỏi gì hơn mà còn đem lại cho cậu bé niềm say mê thích thú.

Trò chơi thật tự nhiên và đơn giản lại không đơn giản chút nào! Thật thế, cậu bé “tác giả” đâu có biết rằng chính cậu, cùng một lúc đã thỏa mãn khá nhiều yếu tố thường được gọi bằng những tên khoa học khá xa lạ đối với cậu. Đó là nhiệt dộ, độ cứng của nước, độ pH rồi đến các thứ như thực vật thủy sinh, sinh vật, vi sinh vật, ánh sáng và môi trường. Chính vì có sự “không đơn giản” này mà nhiều ngành khoa học đã vào cuộc để làm nên một nghệ thuật nuôi và chơi cá cảnh hiện đại.

Ngày nay cá được nuôi trong bể kính đặt trong nhà làm bằng các vật liệu trong suốt như thủy tinh. Và là một hình thức trang trí nội thất, là đem đối tượng sinh vật ngoài thiên nhiên vào gần gũi với con người. Các kiểu bể nuôi cá được thiết kế theo các hình: tròn, vuông, chữ nhật, bán nguyệt và kiểu tùy thuộc vào đối tượng nuôi chủ yếu phù hợp với sự sinh sống của cá, tùy thuộc vào từng loại cá. Đã có 1001 chuyện và cá cảnh thì có không ít chuyện về bể cá và các thứ được trưng bày trong đó. Nhưng dẫu thế nào, thì xét cho cùng, một bể nuôi tốt trước hết phải là một cộng đồng sống mà tự nó đã có sẵn và luôn giữ được sự cân bằng sinh học.

2. Trang trí bể nuôi

Cân bằng sinh học: Trong bể cá cảnh, thực vật thường được coi như để trang trí cho có màu sắc tự nhiên hơn và đẹp hơn. Điều đó cũng đúng, nhưng không chỉ có thế, do sự quang hợp của chất diệp lục tố (chlorophyll) trong cây cỏ tạo ra oxy cho cá hô hấp, mặt khác quang hợp còn làm cho cây hấp thụ khí cacbonic do cá thải ra trong quá trình hô hấp mà nếu không có tác động này chẳng mấy lúc cá sẽ bị nghẹt thở. Trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh là cách hiệu quả tạo oxy cho cá hô hấp.

Nhưng trong bể, cá và cây cỏ là thứ ta dễ nhìn thấy, còn rất nhiều loại sinh vật nhỏ ấu trùng… và vô vàn vi sinh vật khác mà mắt ta không thấy.

Điều đáng ngạc nhiên là các “phần tử” này dầu nhỏ bé và tầm thường đến đâu chúng cũng không là kẻ vô tri vô giác, trái lại chúng không ngừng tạo ra (hay gây nên) hết chuyện này đến chuyện khác có khi tốt có khi xấu hoặc cả xấu cả tốt. Chúng, cùng các loài sinh vật, thực vật khác trong bể nuôi đã góp phần quyết định đến đời sống của cả cộng đồng. Hoặc là một bể cá mà mọi thứ sẽ chết dần cho đến một sự hủy diệt hoàn toàn, hoặc là một bể nuôi thật sinh động mà mọi vật đều phát triển với một sức sống dồi dào đầy màu sắc tươi đẹp trong làn nước trong lành tươi mát. Vì vậy người nuôi cá kiếng phải có sự am hiểu về mỹ thuật sinh lý tự nhiên của các loài thực vật thủy sinh. Bao gồm những loài ngập nước hoàn toàn và chỉ ngập một phần để trồng dưới đáy bể nuôi. Thiếu oxy chúng có thể giúp tăng cường khả năng hấp thụ các khí khác. Dưới đáy bể có thế rải cát trắng hoặc sỏi nhỏ rửa sạch trên một lớp đất sét. Ngoài việc trang trí bể nuôi cho đẹp thu hút sự chú ý của người xem, còn là bộ phận lọc nước và có tác dụng tái tạo oxy cần thiết cho bế nuôi.

Sản phẩm khuyên dùng:
Nam châm lau kính bể cá cảnh NanoMag
– Giá bán: 320 nghìn vnđ
– Lau kính NanoMag là một dụng cụ để hỗ trợ tuyệt vời cho công việc vệ sinh mặt kính bể cá cảnh
– Thiết kế nam châm chắc chắn
– Nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng.

Xem thêm

3. Kỹ thuật trồng cây thủy sinh

Có thể nói rằng: Trước khi ứng dụng kỹ thuật để thực hiện việc trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh, không thể không cân nhắc ít nhiều ở góc độ thẩm mỹ nghệ thuật cũng như là góc độ sinh học. Phải hình dung dược loài cây thủy sinh nào có thể đưa vào bể và đặt ở vị trí nào làm tôn vẻ đẹp của hồ cá mà đối tượng chính lại là “chủ nhà” của chúng. Có loài cây rất đẹp và màu sắc và hình thế nhưng vào bể cá lại làm “loãng” nét đặc sắc quý giá của cá cảnh. Về sinh học cùng rất nhiều vấn đề nhưng sơ đẳng nhất, phải biết loài cá nào thích ăn loài cây nào. Có khi không ăn mà còn cày ủi cho tung rể làm cho cây chết mà nước luôn vẩn đục rồi cá cũng không sống được bao lâu. Cho nên cần phải có khái niệm nhất định rồi mới tính toán xếp đặt. Mà tốt hơn hết là phải có sơ đồ phác tháo càng chi tiết, càng tốt. Khi xác định được nền bể thế nào, cây gì ở đâu thì mới nói đến trồng bằng cách nào. Chúng ta sẽ gặp hai vấn đề kỹ thuật lớn: đó là kỹ thuật làm nền và kỹ thuật trồng cây.

Làm nền: Mọi thứ đá hay sỏi thậm chí cát cũng phải rửa sạch trước khi đưa vào bể. Người ta còn dùng đất sét để trộn cát và đất phải được xử lý tốt cho đều và không được hòa tan trong nước (cùng như phân hóa học có thể có một tỷ lệ rất nhỏ trong một số trường hợp).

Trồng cây: Việc trồng cây thủy sinh trong bể cá có thể thật dễ như cắt một nắm rong vất vào bể hay thả một vài lá hay mảnh lá (Đinh lịch) cũng xong, nhưng câu chuyện không chỉ có thế vì có loài nhân giống hằng hạt, có loài bằng chồi, có loài tách cây, giâm cành v.v… phải tùy loại để chọn cách trồng.

  • Với loại cây cứng vượt lên trên nước như dương xỉ, Cryptocoryne, Vallisneria, Acorus, Ohelix, Sagittaria, Nymphaea… chỉ cần vạch đất ra đặt rễ cây vào rồi phủ kín, đắp ít sỏi quanh góc (Riêng với Vallisneria không được ấn sâu cổ rể).
  • Với cây đã ra rễ từ thân, chỉ cần cắt đoạn {2-3 khúc) cấy vào nền đất, cần bố trí cho thẩm mỹ.
  • Có loài trồng thẳng lên đá (Microsorum bolbitis) có thể gắn lên non bộ hoặc trên một miếng gỗ đặt ở đáy bể, hoặc đặt chúng lên đá sỏi chúng sẽ tự phát triển.
  • Với loại cây nỏi ta chỉ cần tách những nhánh nhỏ hoặc phần tử của cây mà thả lên mặt nước.

Cũng như trồng cây cảnh trên cạn, một vài thủ thuật đáng được chú ý khi trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh như: không vùi lá xuống đất. Tách cây non để trồng khi có cây non. Một số hạt phát triển rất chậm như Mã đề nước, Ottelia alismoides phải ngâm vài tháng trong nước 18-20 C mới mọc thành cây.

  • Số lượng cây có quan hệ với số lượng cá vì phân cá là nguồn dinh dưỡng cho cây. Chỉ khi mới trồng người ta mới dùng chút ít urê mỗi tuần vài ba hạt bón vào gốc cây (có thể dùng NPK viên rất ít).
  • Chú ý đến chất sắt (giúp tạo Chlorophyll) nhưng có loại như cây mái dầm (Cryptocoryne) cần sắt có loại cần rất ít nhưng liều lượng lại liên quan đến vấn đề thay nước.
  • Người ta còn hòa tan 1 lượng khí cacbonic vào bể cá để giữ gìn sự cân bằng với oxy.

Tóm lại: Trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh là một kỹ thuật chuyên môn ngày nay đã có những nghiên cứu rất sâu. Nhưng nếu giới thiệu tất cả dẫu ở dạng sơ lược cùng sẽ rất dài dòng và cũng thật khó và không cấn thiết với đa số các bạn không có thì giờ đi vào nghiên cứu lý thuyết. Chúng tôi nghĩ tốt nhất là nêu vấn đề để các bạn có khái niệm nhất định. Chỉ khi có khái niệm nào đó rồi các bạn mới dễ dàng tìm hiểu và học hỏi. Và điều kỳ diệu chính là ở chổ này: Khi các bạn đã thực sự quan tâm tìm hiểu các bạn “chịu” đi hỏi nghĩa là bạn đã “tầm sư học đạo” thì phần được giải đáp không chỉ trong phạm vi những điều bạn hỏi.

Đành rằng trong nền kinh tế cạnh tranh, nhiều người muốn giữ bí quyết để làm ăn và có khi còn thủ đoạn để kiếm lời … Nhưng những người yêu nghệ thuật, các nghệ nhân chân chính sẽ rất vui lòng chỉ dẫn cho bạn mà không bao giờ tính đến một thù lao nhỏ. Vì ở họ với những con người đó thì giá trị là nghệ thuật và kinh tế nếu có thì cùng nằm ở phía sau. Vì thế, xin được nhắc lại: các bạn cần lưu giữ các khái niệm mà chúng tôi đã cung cấp phần nào trên đây, thế là đủ.

Sản phẩm khuyên dùng:
Dụng cụ vệ sinh và thay nước bể cá Python
– Giá bán: 1 triệu 383 nghìn vnđ
– Dụng cụ này có mục đích kép, ngoài việc là một máy vệ sinh đáy hiệu quả, nó còn đóng vai trò như một hệ thống thay nước trong bể.
– Có thể sử dụng dễ dàng bởi vì nó có thể kết nối được với hầu hết các loại vòi nước để thay nước.

4. Cây trồng trong bể thủy sinh

Trong bể nuôi cá thì cây hay thực vật thủy sinh chỉ giữ “vai phụ”. Nhưng không kém quan trọng về nhiều mặt. Về giá trị thẩm mỹ, nhiều cây có dáng dẹp và màu sắc thật tuyệt vời, nếu được lựa chọn khéo cùng với cá cảnh sẽ tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ huyền diệu và sinh động. Người ta còn sử dụng ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo) cùng nhiều thiết bị và vật trang trí khác tăng thêm giá trị thưởng ngoạn của bể cá.

Tác dụng thực tế của cây thì thật nhiều, khó có thể nói hết. Một số cây thủy sinh làm thức ăn cho cá cảnh, một phần làm thức ăn cho các loài động vật như (động vật không xương sống) để loài này sẽ làm thức ăn sau, cây cho trứng bám, nơi ẩn nấp của cá nhỏ, cây làm sạch nước và chi quan sát cây mọc bình thường biết độ an toàn của nước.

Cây thủy sinh có loại nổi trên mặt nước có loại sống ở cả hai môi trường, có loại nằm trong nước hoàn toàn, có loại rễ ít phát triển hoặc không có rễ như rong đuôi chó (Ceratophyllum), rong xương cá (Myriophyllum) cứ cắt ra mà cây vào bể là sống bình thường thật dễ dàng nên rất thường thấy trong các bể nuôi cá ở nước ta.

Tóm lại hệ cân bằng sinh thái trong, bể nuôi cá cảnh là cần thiết vì vậy người ta đã trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh để tăng thêm vẻ đẹp thẫm mỹ cần có cho bể nuôi nó còn trang trí cho không gian địa điểm nơi đó xuất hiện. Ngoài ra nó còn có tác dụng với cá như đang tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.

Một số loại cây thủy sinh

Thực vật thủy sinh nhiều vô kể mà cũng không có cách nào thống kê được hết.. Xin giới thiệu dưới đây một số mẫu chủ yếu để phục vụ các bạn ở thành phố (không có điều kiện gần với môi trường tự nhiên) tham khao nghiên cứu.

Thủy diệp lan (Cryptocoryne) 

Thủy diệp lan có nhiều loại lá tùy theo kích thước và hình dạng. Thủy diệp lan xuất xứ từ Singapore, Malaysia trong những lòng suối thiên nhiên và phát triển để xuất khẩu. Ở nước ta có cây mái dầm (còn gọi là cây ráy chùy ẩn), thân rễ mọc đứng trong nước cao khoảng 10 cm có các vảy ở mắt, lá thành tán 5-7 cái, phiếm lá dải dài góc lá thuôn dần hay hình ném cuống lá hẹp, nhạt. Thường mọc dài ở ruộng nước, ở các nơi ruộng ẩm (Miền Bắc), những cây mọc sâu trong nước lá hẹp dài hơn, cuống lá cứng dài.

Thủy phượng vĩ (Water Fern) 

Thủy phượng vĩ tính chất như thủy thần tiên thả trôi trên mặt nước, cây mọc khỏe tách khỏi không khí vẫn sống.

Cây cỏ năng còn gọi rong tóc tiên (Eleocharis acicularis) 

Cây cỏ năng phân bố ở Đông Á (Cả Bắc và Nam) Châu Âu và Bắc Mỹ thường thấy ở vùng đất cát ẩm hay ngập. Thân rễ mọc bò ngang không lá mà đâm lên một chùm thân dài 20 đến 30 cm. Cây bị ngập nhỏ hơn. Cụm hoa hình bông khá nhỏ (dưới 1 cm) ở ngọn các nhánh. Trồng ở nền đáy bể nhỏ hoặc tầng trung bình bể lớn. Cần đất có cát và nhiều ánh sáng. Nhân giống bằng thân bò. Cá thể phát triển thành bụi.

Rêu bèo (Riccia Fluitans) 

Rêu bèo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới từ đầm lầy đến ruộng nước và sông suối. Cây gần 1 tản {không có rễ thật) thân hay lá màu lục bóng rộng cỡ 0,5 đến 1 mẫu mã. Sinh sản phân nhánh chẻ đôi ở đỉnh tán dài đến 40 – 50 cm. Cây lan nhanh nếu trong nước cá nhiều chất dinh dưỡng. Ở nhiều bể nuôi chúng hình thành lớp bảo vệ tốt cho cá bọt. Có thể có dạng nổi cung cấp thêm oxy trên bề mặt nước. Sinh sản tự nhiên bằng tảo, nhiệt độ đến 25 độ C.

Rau đắng biển (Bacopa monnieri)

Rau đắng biển khá phổ biến tại các vùng nhiệt đới và nhiệt đới trừ Châu Úc. Việt Nam khá nhiều ở các cánh ruộng về vùng đất cát. Cây thảo, lâu năm, thân nằm, mập không lông. Hoa đơn trắng lá đổi hình muỗng dài khoảng lcm. Dễ trồng trong kể kính, mọc chậm, ưa đất mùn. Nhân giống bằng giâm hay cắt cành. Còn có loại, rau đắng biểu (lá dài) bacopa caroliniana có đặc tính tương tự như loại đã giới thiệu trên.

Cây ổ sao cánh (microsorum pteropus)

Cây ổ sao cánh phân bố từ Ấn Độ đến Viễn đông, mọc cả trên đá và nơi ngập nước. Thân rễ đầy lông nâu lẩn rễ dạng tóc màu đen. Lá màu lục tối dài khoảng 25cm rộng 4- 5cm. Lá cứng hay gãy, đầu lá nhọn lá nổi thường dài hơn. Loài dễ trồng trong bể kính bằng cách cột vào vật nặng trong bể. Khi nhân giống có thể cắt đoạn thân hoặc nhánh cây nhỏ mới mọc. Cây phát triển mạnh và ánh sáng nhiều hay thiếu cũng sống được.

Cây rau mát (Sagittaria) 

Cây rau mát là cây thân rễ có chùm lá mọc tỏa ra, hay gặp ở nước ta. Thường sống trong ruộng nước và đầm lầy, cây nở hoa từ tháng 8 – 11 (mọc dại), thân rễ và củ ăn được và dùng làm thuốc.

Bèo lục bình (Water hyacinth)

Bèo lục bình còn gọi là bèo Tây, bèo Nhật Bản là cây sống ở nước, trang trí đẹp cho hồ cá ngoài trời và cho trứng cá vàng bám vào đấy rất tốt lá mọc hoa thị, có cuống phồng thành phao nổi, gân hình cung. Ra hoa vào tháng 10 -11. Ở Châu Âu và các xứ lạnh không nuôi được bèo lục bình và bèo sú, người ta lấy nút bần dùi lỗ và xỏ xâu thành một chùm để cho cá đẻ trứng (thay cho rễ bèo).

Cây súng (Nymphaea) 

Cây súng sống trong tự nhiên và xem như cỏ dại. Nếu trồng trong ao cá cảnh lớn, cây súng cũng khá đẹp, hoa màu trắng. Khi lai tạo có thể cho hoa màu khác nhau, cây có lá mũi tên mọc chìm trong nước và lá trôi nổi trước mặt nước, hoa nở từ tháng 7 -8 vào mùa hè các lá nổi lên có tác dụng che bóng và làm chỗ trú ẩn cho cá.

Rong lá thông (Najas microdon)

Rong lá thông thường thấy ở ven suối, bờ mương ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đức, Sóng Bé. Thân giòn dề gãy, phân nhánh nhiều, nhiều lá, lá hẹp có gai nhỏ. Thân leo dưới gốc dài 20 – 60 cm.

Rong lá ngò (Cabomba aquatica)

Rong lá ngò là loại rong đẹp và rất phổ biến trên toàn thế giới, ở nước ta thấy trồng loại cabomba tán lá thưa hơn một ít.

Rong lá liễu (Potamogeton paste plus)

Do sự đồng nhất của môi trường thủy sinh trên toàn địa cầu nơi nào cùng có trong nước ngọt. Nhiều loại chịu tất cả các nhiệt độ cao thấp mà không chết, có loại nhiệt độ thấp và sẽ bị chết dần như rau cần và các loại rong trôi, nhiệt độ phù hợp là 24 – 27 độ c.

Rong xương cá (Myriophyllum) 

Rong xương cá cùng tính chất với hai loại trên.

Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum)

Rong đuôi chó phân bố khắp nơi, nhiệt độ thích hợp từ 10 – 20 độ C. Loại cây thảo mọc chìm, lá màu lục sẫm xếp thành vùng. Các dải có răng dạng gai cứng. Hoa đơn tính ở nách lá. Cây mọc nổi tự do rất ít rễ. Ánh sáng bình thường nhân giống rất dễ bằng cách giâm cành. Nhiều khi người ta chỉ cắt ít đoạn thân đem thả vào bể cũng phát triển tốt. Đâu loại cây thủy sinh thường thấy trong các bể nuôi cá.

Cây đình lịch (Hygrophila)

Các loài Hygrophila difformis đều là cây từ Châu Á nhiệt đời mà nay rất phổ biến trên thế giới. Việt Nam cỏ đình lịch lông xám vùng Đồng Tháp. Các loài Hygrophila đều có chung đặc tính sinh trưởng nhanh và rất mạnh. Một chiếc lá cũng tạo thành cây (tựa như sống đời). Cây nước rậm rạp thường tạo thành bụi lấp đầy các bể cá mà phía sau thường có các cây cao hơn. Nếu tỉa ngọn dần sẽ tạo thành bụi thấp và rậm hơn. Có thể ứng dụng “kỷ thuật” này làm cho cây phù hợp với cá và bể nuôi. Cây trồng trong bể cá còn có 1 dạng khác là tảo. Phần lớn bể cá đều có ít nhiều tảo. Nhưng có loại xuất hiện lại là báo động nước bị ô nhiễm nặng như tảo lục. Có thể do thức ăn dư thừa, nên thay nước mỗi tuần 2 lần, mỗi lần bằng 1/3 nước trong hồ. Ánh sáng quá nhiều thì tảo sợi phát triển cũng không lợi. Khi gặp các loại này (còn có tảo lam, tảo nâu…) cần vớt ra và xem xét điều kiện vệ sinh của nước.

5. Chăm sóc cây thủy sinh

Nếu cây thủy sinh phát triển mạnh ta phải tách bụi lấy bớt ra hoặc cắt tỉa bỏ lá uá, lá già.

Để cây thủy sinh sinh trưởng bình thường ta nên chọn số cây phù hợp với lượng cá đang nuôi, cần 1 lượng cacbonic thích nghi trong bể nuôi vì thiếu cây sẽ không đủ để phát triển bình thường.

  1. Ánh sáng: rong có loại rất cần nhiều ánh sáng, loại cần ánh sáng trung bình và loại cần ánh sáng tối thiểu.
  2. Cách tỉa rong: khi đám rong đã phát triển tốt và chia thành nhiều cụm chiếm quá nhiều trong hồ, nên vớt ra và tách bụi để tránh mất cân đối sinh thái và thẩm mỹ của hồ.
  3. Cách bón phân: ở thời kỳ mới trồng rong trung bình mỗi tuần có thể bám trực tiếp vào gốc mỗi cụm rong 2-3 hạt urê.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được cái nhìn sâu hơn về tầm quan trọng của việc trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh cũng như cách trồng và chăm sóc cây cơ bản. Ở bài viết trước về cách trồng cây thủy sinh, Sudo Cá Cảnh đã hướng dẫn khá chi tiết về kỹ thuật này, bạn có thể đọc thêm để tham khảo nếu quan tâm. Chúc bạn luôn đam mê với nghệ thuật nuôi cá cảnh và chăm bón các loài cây.

Sản phẩm khuyên dùng:
Vòi phun CO2 cho bể thủy sinh ngoại nhập
– Giá bán: 289 nghìn vnđ (đã giảm giá 50%)
– Phù hợp với mọi bể cá
– Phun CO2 đều và liên tục
– Dễ dàng lắp ráp
– Làm bằng thép không gỉ và gốm
– Sử dụng cho bể thủy sinh
– Hàng ngoại nhập

Xem thêm

Sản phẩm bể thủy sinh mini khuyên dùng:
Bể Cá Mini ML-M360
– Giá bán: 1 triệu 190 nghìn vnđ
– Thiết kế sang trọng
– Bể cá để bàn nhỏ gọn
– Kích Thước: 35.7×22.3×38 cm

Xem thêm

Chuyên mục: Cá Cảnh
Bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies.