X

Tư vấn dinh dưỡng cho bé

Thực phẩm nào tốt cho bé? Vấn đề dinh dưỡng cho bé rất quan trọng vì nếu không cho bé ăn đúng cách rất dễ dẫn đến thiếu chất và suy dinh dưỡng. Các ông bố bà mẹ hãy tham khảo để cho bé ăn đúng nhé.
Dĩnh dưỡng cho bé rất quan trọng

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 năm tuổi

Chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của bé trong năm đầu đời sau khi lọt lòng mẹ.

Trong năm đầu đời sau khi lọt lòng, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau như: từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi, từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi, từ 8 tháng đến 10 tháng tuổi, và từ 10 tháng đến 12 tháng tuổi.
Với từng giai đoạn phát triển này của bé từ khi sơ sinh, bạn có thể dùng hướng dẫn mà bài viết cung cấp để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn bao nhiêu là đủ. Nếu em bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được đưa ra ở đây cũng không cần phải lo lắng vì các thông tin chỉ là những hướng dẫn cơ bản để bạn tham khảo.
Trong giai đoạn bạn đang cho bé tập ăn dặm, bạn có thể linh động chứ không nên đi theo thứ tự một cách cứng nhắc. Nếu bạn muốn cho em bé nếm đậu phụ ở lúc 6 tháng tuổi, có thể thử mà không cần phải chờ tới 8 tháng như thông tin tham khảo trong bài viết này.
Mặc dù vậy, các mẹ được khuyên là nên đợi bé lớn lên được 1, thậm chí là 3 tuổi trước khi cho bé sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao ví dụ như trứng, cá và đậu phụng. Mặc dù chưa thể khẳng định việc trì hoãn này có thể ngăn ngừa được việc bé bị dị ứng thực phẩm, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyến khích bạn nên chờ đến khi bé lớn hơn, đặc biệt với các bé bị bệnh chàm hoặc gia đình có tiền sử với dị ứng. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng nếu cảm thấy cần thiết.

Giai đoạn bé từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi

Bản năng sẽ khiến em bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng.
Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa theo công thức.
Hệ tiêu hóa của bé vẫn đang trong thời gian phát triển nên giai đoạn này chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.

Giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi 

Bạn có thể cho bé dùng thử thức ăn dặm nếu bé:
  • Có thể kiểm soát các cử động của đầu và cổ. 
  • Có thể ngồi lên với sự giúp đỡ của người thân. 
  • Có thể giả vờ nhai. 
  • Tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh. 
  • Thể hiện sự thích thú với thức ăn. 
  • Có thể ngậm một cái muỗng. 
  • Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng. 
  • Có thể đẩy lưỡi qua lại. 
  • Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày. 
  • Mọc răng.

Nên cho bé ăn gì vào giai đoạn này?
  • Sữa mẹ hoặc sữa bột. 
  • Thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt. Liều lượng mỗi ngày 
  • Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức. 
  • Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc.

Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, nên để một vài ngày rồi thử lại.

Giai đoạn bé từ 6-8 tháng tuổi 

Nên cho bé ăn gì vào giai đoạn này? 
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức. 
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch). 
  • Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào). 
  • Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang). 
  • Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò). 
  • Đậu phụ xay nhuyễn. 
  • Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng..).

Liều lượng cho bé ăn mỗi ngày
  • 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần. 
  • 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần. 
  • 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
Sau khi cho bé thử một món ăn mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó hay không.

Giai đoạn bé từ 8-10 tháng tuổi 

Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc:
  • Cũng giống như khi bé 6-8 tháng.
  • Bé thích dùng tay bốc thức ăn.
  • Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.
  • Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.
  • Chuyển động hàm khi nhai.

Nên cho bé ăn gì giai đoạn này?
  • Sữa mẹ hoặc sữa bột. 
  • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
  • Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
  • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
  • Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).

Liều lượng cho bé ăn mỗi ngày
  • 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa .
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
  • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
  • 1/4 đến 1/2 chén rau.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

Sau khi cho bé thử một món ăn mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó hay không.

Giai đoạn bé từ 10 đến 12 tháng tuổi 

Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm 
  • Cũng giống như khi bé 8-10 tháng.
  • Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
  • Bé mọc răng.
  • Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi.
Nên cho bé ăn gì giai đoạn này?
  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
  • Các loại ngũ cốc giàu sắt.
  • Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
  • Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
  • Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm).
  • Thực phẩm giàu chất đạm.
  • Thực phẩm cho bé ăn bốc.

Liều lượng cho bé ăn mỗi ngày
  • 1/3 chén bơ sữa.
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
  • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
  • 1/4 đến 1/2 chén rau.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

Sau khi bạn cho bé ăn thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để xem bé có hợp hay bị dị ứng với món ăn đó hay không.

Thực phẩm dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát, dồi dào hàm lượng vitamin A, C tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe của bé, nó phát huy tác dụng giúp cơ thể bé giải trừ độc tố, thanh nhiệt, phòng ngừa táo bón, giảm viêm tấy rất hiệu quả.
Bí đao có kết cấu mềm, dễ ăn nên rất thuận lợi để mẹ chế biến nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho bé. Bạn có thể ép lấy nước cho bé uống, cắt lát nhỏ nấu chung với cháo rồi xay mịn cho bé ăn hay cắt miếng nhỏ hạt lựu hầm với nước thịt cho bé ăn thành món canh đều rất ngon miệng, bổ dưỡng đấy nhé.
Củ cải trắng tốt cho bé ăn dặm
Đây được xem là nhân sâm cho bé ở lứa tuổi ăn dặm đấy nhé. Củ cải có vị ngọt, tính mát. giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein rất tốt cho sức khỏe của bé đồng thời, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp món cháo của bé thêm thơm ngon đậm đà, hấp dẫn, kích thích khẩu vị của bé. Mẹ có thể cho bé ăn củ cải khi bé được 7-8 tháng tuổi để cung cấp cho bé các dưỡng chất cần thiết, phát huy tác dụng trong việc chữa ho, tiêu đờm, phòng chống virus gây hại.
Với thực phẩm này bạn có thể gọt vỏ, luộc hoặc hấp cho bé ăn nguyên miếng hạt lựu mềm giúp bé ăn ngon hơn, ngoài ra bạn có thể cho vào cháo thịt của bé hay ninh hỗn hợp củ cải, hành tây, khoai tây, su hào để lấy nước ngọt nấu cháo cho các bé đều rất tốt cho sức khỏe và kích thích khẩu vị các bé hiệu quả đấy nhé.
Dứa tốt cho bé tuổi ăn dặm
Đây là thực phẩm rất tốt cho bé trong lứa tuổi ăn dặm vì nó chứa một hàm lượng phong phú chất xơ, các enzym kích thích tiêu hóa, canxi và kali, mangan, vitamin C giúp bé phát triển hệ xương, tăng chiều cao đáng kể. Với thực phẩm này khi chế biến cho bé ăn bạn cần gọt bỏ kỹ phần mắt dứa và phần cùi bên trong rồi thái hạt lựu ngâm với đường cho bé ăn, ép lấy nước nguyên chất trộn với sữa tươi cho bé uống đều phát huy tối đa tác dụng của nó đấy nhé.
Quả bơ tốt cho trí não của trẻ
Trong bơ có một hàm lượng chất béo không no rất dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh, đặc biệt là lứa tuổi ăn dặm. Ngoài ra trong bơ còn chứa rất nhiều protein, các loại vitamin tự nhiên A, E, C rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Với quả bơ, bạn có thể lột vỏ, tách hạt, xay nhuyễn với sữa tươi, sữa chua, váng sữa và cho bé ăn hàng ngày nhé.
Thịt bò cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé
Là thực phẩm quan trọng và không thể thiếu cho thực đơn ăn dặm của bé vì nó chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng hết sức phong phú, giúp bé phát triển về trí não và thể chất. Ở lứa tuổi ăn dặm bé khó có thể nhai thịt nên tốt nhất bạn nên băm nhỏ thịt bò rồi hầm với cháo và xay nhuyễn cho bé ăn hoặc hầm lấy nước nấu cháo cho bé cũng rất tốt đấy nhé.
Đậu Hà Lan
Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng cao protein thực vật và chất xơ nên nó có khả năng hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao và cải thiện hệ miễn dịch rất tốt cho sức khỏe của bé. Bạn có thể sử dụng đậu Hà Lan nghiền mịn cho bé ăn như những loại ngũ cốc khác hoặc cho vào cháo hầm mịn, xay nhuyễn cho bé ăn đều rất phù hợp.
Bí đỏ bổ sung dưỡng chất cho bé ăn dặm
Bí đỏ có vị bùi, ngọt mềm, rất thơm ngon, hấp dẫn, không những thế trong bí đỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như chất xơ, beta-carotene, protein và kali có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho bé tuổi ăn dặm rất hiệu quả. Bạn có thể nấu cháo bí đỏ với các nguyên liệu khác rồi xay nhuyễn cho bé ăn dặm hay nấu thành món chè với đậu xanh, hạt sen có vị ngọt ngon kích thích khẩu vị cho bé nhé. Dù bí đỏ rất tốt và hoàn toàn vô hại nhưng để bé yêu không bị ngán ăn hay da bị nhiễm vàng bạn chỉ nên cho bé ăn bí đỏ tối đa 1 ngày 1 lần thôi nhé.
Trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C tự nhiên, chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sự phát triển của bé, nó phát huy tác dụng trong việc nâng cao sức khở thị lực, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, răng, da, xương của bé. Chính vì vậy, khi bé ở tuổi ăn dặm bạn nên vắt lấy nước các loại quả này cho bé uống hàng ngày, có thể cho thêm đường, sữa tươi có đường để kích thích khẩu vị các bé hơn nhé, khi bé lớn hơn một chút, bạn cũng nên bóc tách múi cam, quýt thành từng miếng nhỏ và cho bé ăn dần để bổ sung chất xơ cho cơ thể bé nhé.
Các loại rau có màu xanh đậm
Bao gồm rau bina, rau bó xôi, rau dền xanh, rau cải xoăn,….có chứa nhiều chất sắt và vitamin, beta-carotene rất tốt cho sức khỏe của bé.
Khi chế biến rau cho bé, bạn chỉ nên lựa chọn những lá xanh non nhất, hấp chín rồi xay nhuyễn với cháo cho bé ăn nhé. Đặc biệt, bạn chỉ nên cho bé ăn rau nhà tự trồng hay có nguồn gốc đảm bảo để tránh những tác động không tốt từ thuốc trừ sâu, chất bảo quản gây hại cho sức khỏe và hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhé, bạn cũng đừng quên ngâm rau qua nước muối loãng trước khi chế biến để loại bỏ tối đa các chất độc gây hại, đảm bảo tính an toàn khi cho bé ăn nhé.
Thực phẩm dùng cho bé ăn dặm khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của bé thì 9 loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm trên đây đóng một vai trò vô cùng quan trọng mà các mẹ cần lưu ý để bổ sung linh hoạt, hợp lý vào chế độ ăn dặm của bé nhằm mang lại cho bé một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần nhé.
Sudo Mẹ & Bé
Chuyên mục: Mẹ Và Bé

Trang web này sử dụng cookies.