Tỷ lệ người mắc viêm gan B ở Việt Nam có xu hướng tăng báo động, nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh nhân không biết bệnh, hoặc chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi và không làm các xét nghiệm đầy đủ
Tiêm vắc xin là phương pháp tốt nhất giúp phòng ngừa viêm gan B
Dấu hiệu nhận biết viêm gan B kín đáo, phần đông các trường hợp người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, chỉ khoảng 1/3 trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như mệt mỏi, ăn kém, củng mạc mắt vàng,…tuy nhiên những triệu chứng này không rõ ràng. Vì vậy, đa phần bệnh nhân viêm gan B chỉ biết bệnh khi nó đã chuyển sang giai đoạn muộn như xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan,…
Thực tế, việc chẩn đoán viêm gan B cần dựa vào các kỹ thuật cận lâm sàng bao gồm: các xét nghiệm về chỉ số HBsAg định tính nhằm xác định có nhiễm vi rút viêm gan B hay không, chỉ số HBsAg định lượng nhằm đánh giá hoạt động của vi rút trong chế bào gan, điều trị và tiên lượng,…; siêu âm ổ bụng, chụp CT ổ bụng…
Phòng và điều trị viêm gan B hiệu quả
Việc điều trị viêm gan B mạn tính khó khăn và tốn kém, do đó công tác phòng ngừa bệnh là khâu quan trọng.
Hiện nay, tiêm vắc xin là phương pháp tốt nhất giúp phòng ngừa viêm gan B. Nếu thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ người nhiễm vi rút viêm gan B, từ đó giúp giảm viêm gan vi rút B mạn tính, xơ gan, ung thư tế bào gan.
Đối với những trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm viêm gan vi rút B cần phải tiêm phòng vắc xin viêm gan B và huyết thanh kháng virus viêm gan B sau vài phút khi đẻ. Đối với người dưới 18 tuổi cũng cần tiêm vắc xin nếu chưa tiêm; nhất là những người có nguy cơ lây nhiễm cao (nhân viên y tế, nhân viên phục vụ trong trại nghiện ma túy…).
Ngoài ra, cần phòng tránh lây qua đường máu, đường tình dục, các thủ thuật xâm nhập qua da vào cơ thể,…vv..
Từ khóa tìm kiếm: ty le nguoi, viem gan b, lam cac xet nghiem,