10 cách đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp

Giao tiếp tốt giúp bạn tự tin hơn khi nói chuyện với người đối diện, làm chủ được bản thân khi ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cải thiện khả năng giao tiếp bằng 10 cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng đang có.

Giao tiếp hiệu quả là một trong những kĩ năng sống vô cùng quan trọng, tuy nhiên đôi khi chúng ta lại không mấy để ý tới chúng.

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mọi người cần phải có – được sử dụng khi chúng ta giao tiếp ở nơi làm việc, học tập với bạn bè, khi phỏng vấn và với đối tác để xây dựng mối quan hệ bền vững và mạnh mẽ. Sẽ có nhiều rắc rối đến với bạn nếu chúng ta có kỹ năng giao tiếp không tốt trong khi điều này không được dạy đúng cách ở trường. Kỹ năng giao tiếp được tích lũy được thông qua hoạt động hàng ngày bằng việc đối mặt với mọi người và các tình huống thực tế. Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà ai cũng cần phải trau dồi và cải thiện, đặc biệt với các bạn trẻ trong môi trường năng động như hiện nay. 

cai thien ky nang giao tiep
Cải thiện kỹ năng giao tiếp

1. Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán nhưng ngắn gọn và rõ ràng

Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.
Tất nhiên khi diễn đạt ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ hiểu, tuy nhiên điều này thì đặc biệt không thể thiếu khi bạn viết email. Đầu tiền khi trao đổi qua email bạn nên giới thiệu sơ qua về bản thân (để họ biết bạn là ai), lí do gửi, thông tin cần truyền đạt, phần kết. Làm theo những phần trên bạn sẽ có 1 email khá đầy đủ và rõ ràng.
Điều này tốt cho cả giao tiếp bằng lời hay bằng văn bản.

Không nói vòng vo khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

2. Tránh nói tranh phần của người khác

Đây là thể hiện sự thiếu tôn trọng và lịch sự trong khi giao tiếp. Hãy để đối tác của bạn trình bày xong vấn đề hoặc dứt câu hỏi rồi hãy tới lượt bạn. Hạn chế tối đa việc cắt ngang lời nói của người đang nói chuyện với bạn. Điều này giống như thể là chỉ những gì bạn nói là giá trị và quan trọng mà bỏ qua phần trình bày của người khác – hay nói cách khác là chỉ bạn kiểm soát cuộc nói chuyện.

3. Chú ý lắng nghe

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện giao tiếp là lắng nghe để thấu hiểu. Lằng nghe là cả một nghệ thuật, nếu bạn chỉ nghe một cách hời hợt và lơ đãng thì đó cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng người nói.

Tránh sao nhãng, mất tập trung Có vẻ như hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ.

Cũng giống như người có khả năng ca hát hoặc hưởng thụ âm nhạc. Một người có kỹ năng lắng nghe tốt chắc chắn sẽ có khả năng giao tiếp tốt. Đây cũng là cách để bạn nắm được thông tin của đối tác từ cuộc hội thoại; đồng thời không làm ngắt đoạn phần trình bày của người đó. Từ đó bạn sẽ có phần trình bày của mình được tốt và vào mạch văn cảnh trong cuộc hội thoại.
Tránh ậm ừ, những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin, hoặc thái độ thờ ơ của bạn đối với những lời mà người đối diện đang nói. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

Sự nhiệt tình lắng nghe của bạn có thể sẽ biến thành chất xúc tác giúp người nói có tinh thần để nói tốt hơn. Bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều thứ từ việc lắng nghe và cũng như hiểu hơn về bạn của mình. Cuối cùng thì hi vọng rằng những người khác cũng có thể lắng nghe bạn.
Phải nhìn nhận rằng chúng ta không thể tránh khở những lúc bị lơ đãng hoặc nghe nhầm khi một ai đó đang nói.
Vậy hãy đặt lại những câu hỏi hoặc nhắc lại ý của người nói để thể hiện rằng bạn đang quan tâm, tập trung tới những gì họ nói và cũng giúp bạn xác minh lại chắc chắn và tránh gây hiểu lầm.

4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Như chúng ta biết, đối với nhiều bạn trẻ thì sự tự tin còn hạn chế chứ chưa nói đơn giản thực hiện một cuộc hội thoại tốt. Nếu bạn để ý hoặc trực tiếp gặp nhiều người nước ngoài; họ thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể rất linh hoạt và hài hòa trong khi giao tiếp. Đôi khi chỉ có ngôn ngữ cơ thể mới miêu tả được cảm hứng và vẻ đẹp của từ cần diễn tả.

5. Liên lạc qua ánh mắt mắt

Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.

Bạn khó có thể chấp nhận được nếu người mà bạn đang trực tiếp nói chuyện không tập trung vào bạn – đó cũng là sự không tôn trọng và chân thật trong khi giao tiếp. Vì vậy, hãy giữ ánh mắt bạn luôn nhìn về  đối tác để chứng tỏ bạn chân thành và chú ý tới họ.

6. Thể hiện sự đồng cảm tạo sự thân mật

Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.
Hỏi lại những điều chưa rõ, đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.
Giao tiếp cũng như một con đường 2 chiều, chính vì vậy bạn nên suy nghĩ không chỉ 1 hướng mà bạn cũng nên thử luyện tập suy nghĩ theo hướng ngược lại để có cái nhìn thấu đáo hơn. Điều đó cũng phần nào hiểu hơn về quan điểm của người đối diện.Đồng cảm sẽ giúp bạn tiến rất xa trong giao tiếp, nó sẽ giúp bạn hiểu được đối phương mà thậm chí không cần phải nói ra.Sự đồng cảm cũng tạo nên sự tin tưởng và dễ nhận được sự chia sẻ chân thành.

7. Vui vẻ, lạc quan và nhớ tên người đối diện

Bạn lạc quan thì không những có ích cho sức khỏe của bạn mà con có ích cho sức khỏe của người xung quanh. Bởi lúc đó bạn biến thành một kiểu người mà căng thẳng và phiền muộn sẽ phải tránh xa. Mọi người sẽ nghĩ đến bạn như một người lạc quan, yêu đời, hòa nhã, và tự tin v.v…

Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.

8. Biết nói cảm ơn và dùng từ nhẹ nhàng khi nhờ người khác

Đây là một phép lịch sự tối thiểu, nhưng đôi khi trong giao tiếp thường ngày, nó mang lại hiệu quả đến không ngờ.

Bất kể chuyện gì bạn cũng nên cảm ơn nếu người ta giúp bạn (dù lớn hay nhỏ), và tùy trường hợp mà dùng thái độ, giọng điệu phù hợp để gửi thông điệp thân thiện của bạn tới đối phương.

Những lời nói của bạn có thể làm người đối diện vui vẻ, hoặc chán nản là tùy thuộc vào bạn.

Mỗi khi nói cảm ơn và khi nhờ vả người khác, bạn hãy thật khéo léo và thật lòng, bạn sẽ thấy hiệu quả trên cả sự mong đợi của mình trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, Đó là sức mạnh của sự tử tế và tôn trọng.

9. Học cách kể chuyện

Những câu chuyện rất có hiệu quả, chúng kích thích não bộ hoạt động, sự diễn đạt được cuốn hút, thuyết phục hơn hoặc nó có thể giúp ta ghi điểm trong một buổi phỏng vấn.

Khám phá những “bí kíp” để trở thành một người kể chuyện ấn tượng với những nguyên tắc được xưởng phin hoạt hình Pixar áp dụng tạo ra những câu chuyện hoặc đơn giản sử dụng thêm nhiều tình huống bất ngờ hơn để tạo khịch tính cho câu chuyện của bạn.

10. Thực hành

Không ai sinh ra mà sở hữu ngay tất cả những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Vì thế chúng ta không có lý do gì phải mặc cảm và tự ti về khả năng hiện tại. Có một thực tế là nhiều bạn sinh viên còn mạnh dạn tham gia đi bán hàng rong, làm thêm, hướng dẫn viên du lịch để thực hành và rèn luyện trực tiếp các kỹ năng cần thiết – trong đó cải thiện kỹ năng giao tiếp là lợi ích đầu tiên.
Ngôn ngữ thường đi kèm với sự hiểu biết và trí tuệ. Do vậy, cùng với việc rèn luyện các kỹ năng thì việc đọc sách và học hỏi trau dồi kiến thức cũng vô cùng quan trọng với bạn. Giao tiếp – sự kết nối con người là chìa khóa thành công của cá nhân và sự nghiệp bạn.

Bài tập giao tiếp cho người nhút nhát

Có bao giờ bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với những người xung quanh chưa? Nhất là trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng, chính khả năng giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuối cùng. Người tự tin nhưng giao tiếp không đúng cách sẽ bị nhận rất nhiều điểm trừ từ phía nhà tuyển dụng đó bạn.
“Một lần, đi phỏng vấn vị trí PR cho một công ty, mình rất tự tin khi nộp đơn ứng tuyển vào vị trí này. Nhưng khi phỏng vấn, chính khả năng giao tiếp trung bình đã “giúp” mình bỏ lỡ cơ hội trở thành nhân viên PR. Mình học được một điều, để buổi phỏng vấn thành công, ngoài sự tự tin, năng lực bạn cần có thêm khả năng giao tiếp tốt mới ghi được điểm với nhà tuyển dụng”.
Trên đây là câu chuyện của một người bạn vì thiếu kỹ năng giao tiếp mà để trượt vị trí công việc mà mình mơ ước. Bạn thân mến, bạn có là người nhút nhát và không biết cách giao tiếp? Bài học sau đây sẽ giúp bạn cải thiện “khả năng ăn nói” của mình:
Bài tập 1: Làm quen với người lạ
Thường những người giao tiếp kém rất ngại làm quen với người lạ. Dù họ thừa tự tin rằng mình có thể làm được điều đó nhưng lại không dám thực hiện nó khi có mặt nhiều người lạ ở đó. Đó chính là rào cản để khả năng nói năng của bạn được nâng cao.
Trước khi tiếp xúc với người lạ, cần hít một hơi dài, lấy bình tĩnh và quan niệm đó chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường với một người bạn. Và nếu có chuyện gì xảy ra, như bạn lỡ lời hay bị vấp ở đâu đó, thì cũng chẳng có gì nghiêm trọng cả. Kỹ năng là một yếu tố bạn cần rèn luyện và vào giai đoạn đầu, phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi.
Bài tập này yêu cầu bạn thường xuyên tiếp xúc với mọi người, nói chuyện với họ với những lĩnh vực, chủ đề khác nhau. Bạn phải làm chủ được câu chuyện, không để mình bị bỏ lại “rìa” của cuộc nói chuyện đó. Sau khi nói chuyện, nếu thấy mình lộ rõ nhiều khuyết điểm, đừng tự dằn vặt bản thân mình. Thay vào đó, nó lại là động lực khiến bạn học hỏi nhiều hơn và nói hay hơn. Nếu thực hiện tốt bài tập này, bạn sẽ cải thiện đáng kể khả năng ăn nói của mình đấy.
Bài tập 2: Xem người đối diện ngang hàng mình
Bài tập này rất khó với những người nhút nhát, bởi gặp ai họ cũng cảm thấy mình “yếu thế” hơn hẳn, nên để có thể nói năng một cách liếng thoắng với người nhút nhát quả không phải là một điều dễ dàng.
Có một cách có thể giúp bạn vượt qua bài tập này đó chính là chia sẻ những vấn đề của bạn, những gì bạn tâm đắc mà người khác quan tâm. Khi đó bạn sẽ xem họ như những người ngang mình, thích thú với những gì mình nói. Bạn sẽ nói một cách tự nhiên, thoải mái, không ngập ngừng hay lo lắng.
Để cuộc nói chuyện diễn ra một cách suông sẻ, bạn nên chú ý đến gương mặt của người đó, nhìn vào mắt họ, mỉm cười và không quên “thủ ngữ” để màn trình diễn thêm ấn tượng nhé. Việc xem người đối diện ngang hàng mình sẽ giúp bạn có thêm tự tin hơn trong giao tiếp. Bạn sẽ không gánh những áp lực vô hình hay lo lắng quá mức cần thiết.
Bài tập 3: Hình thành thói quen giao tiếp
Người ít giao tiếp sẽ có khả năng ăn nói rất tệ, người bó mình trong văn phòng làm việc hay làm việc bàn giấy thường không thể ăn nói như một trainer. Vì vậy không phải ai cũng có thể trổ tài ăn nói trước những người xung quanh. Trong những buổi gặp gỡ quan trọng, người ta thường có xu hướng quan trọng hóa cuộc gặp đó, biến nó thành áp lực nặng nề cho bản thân. Vì vậy bạn sẽ rất khó để có thể hoàn thành tốt bài tập này nếu không kiên trì thực hiện nó.
Đừng nghĩ rằng, chỉ cần bạn giao tiếp tốt với người thân, bạn bè là đủ. Bạn còn có những mối quan hệ xã hội khác: đồng nghiệp, cấp trên, … Nếu bạn muốn tăng lương hay tìm kiếm một việc làm mới bạn sẽ không dễ gì tìm được nó nếu thiếu đi khoản ăn nói này. Vậy nên, hãy học cho mình cách nói chuyện thu hút, tự tin, nhiệt tình và thoải mái bạn nhé!

Blogsudo 

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *