10 lời khuyên giúp bạn sống lâu hơn

Sức khoẻ đến từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Tạp chí Sách đỏ và tạp chí Bác sĩ gia đình của Mỹ mới đây đã đăng nhiều bài viết, giới thiệu các tư vấn sức khoẻ thực dụng do các bác sĩ nổi tiếng người Mỹ, Anh và Úc đưa ra. Nếu bạn vẫn chưa làm được những điều dưới đây, thì hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay nhé.

Lời khuyên thứ nhất: Nói “không” với xà phòng diệt khuẩn

Rửa tay có vai trò mấu chốt đối với việc phòng bệnh truyền nhiễm. Nhiều người cho rằng xà phòng diệt khuẩn có khả năng kháng khuẩn hữu hiệu hơn so với xà phòng thông thường. Kỳ thực đây là một sự hiểu lầm. Vì xà phòng diệt khuẩn có chứa thành phần hoá học triclosan gây tính kháng thuốc của vi khuẩn, còn thường xuyên dùng xà phòng thông thường rửa tay cũng có thể diệt được 99.9% vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay, xà phòng thông thường vẫn là vật dụng rửa tay lý tưởng nhất. Nếu sử dụng dung dịch rửa tay khô, phải đảm bảo hàm lượng Ethanol hoặc Isopropanol trong đó không dưới 60%.

Lời khuyên thứ 2: Đánh răng phải nhớ quy tắc “343”

                         

“Quy tắc đánh răng 343” – buổi sáng, trưa, tối lần lượt đánh răng 3 phút, 4 phút và 3 phút, vì trong khi ngủ tốc độ sinh sôi của vi khuẩn trong miệng chỉ bằng 60% vào ban ngày. Đánh răng tốt nhất là nửa tiếng sau bữa ăn, nếu không dễ gây tổn thương men răng. Ngoài ra, khoai tây rán có hại cho răng hơn đồ ngọt, do vậy ăn xong nên súc miệng ngay. Mỗi 6 tháng khám răng 1 lần cũng rất quan trọng. Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt tốt nhất không nên khám răng, Tiến sĩ Konstantine Trichas, chuyên gia nha khoa chỉnh hình, New York, Mỹ.

Lời khuyên thứ 3: Nước rửa mặt quá lạnh hoặc quá nóng đều không tốt

Nhiệt độ nước rửa mặt nên vừa phải, mùa hè không nên quá lạnh, mùa đông không nên quá nóng. Nhiệt độ của nước rửa mặt quá thấp sẽ khiến cho lỗ chân lông trên mặt khép kín, làm không thể rửa sạch các chất bẩn như bã nhờn, bụi bặm và các chất tồn đọng, dễ gây các bệnh về da như mụn trứng cá. Nước rửa mặt quá nóng dễ khiến da giãn nở nhanh, dẫn tới da bị lão hoá sớm, nếp nhăn xuất hiện sớm, Tiến sỹ Brooke Jackson, bác sĩ khoa Da liễu, Trung tâm Sức khoẻ về da, Chicago, Mỹ.

Lời khuyên thứ 4: Không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn

Nếu ăn hoa quả ngay sau bữa ăn (nhất là các hoa quả khá cứng như táo và lê), vừa tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, vừa gây trướng bụng. Do đó, ăn hoa quả 1-2 tiếng sau bữa ăn sẽ khoa học hơn, Tiến sĩ Amy Soloman, chuyên gia khoa Nội Tiêu hoá (Gastroenterology), Phoenix, bang Arizona, Mỹ.

                        

Lời khuyên thứ 5: Ngũ cốc bị nấm mốc phải bỏ đi ngay

Không phải tất cả các loại nấm mốc đều gây ung thư, nhưng các loại ngũ cốc tốt cho sức khoẻ như ngô, gạo nâu, đậu nành một khi bị nấm mốc, thì sẽ sản sinh chất độc gây ung thư. Loại độc tố này sẽ lây lan trong không khí, rất dễ bị hít vào cơ thể người, làm tổn hại đường hô hấp và đường tiêu hoá, gây ung thư. Vì vậy, khi ngũ cốc bị nấm mốc thì cần mau chóng xử lý hết, không được dùng ăn nữa, Tiến sĩ Amanda Smith, bác sĩ khoa U bướu, New York, Mỹ.

Lời khuyên thứ 6: Uống nước cũng nên có giới hạn
Uống nhiều nước có ích cho thận bài tiết độc tố, ngăn chặn sỏi thận. Lời kêu gọi “mỗi ngày uống đủ 8 cốc nước” cũng cho thấy rõ tầm quan trọng của việc uống nước. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu tìm được, thận của người trưởng thành mỗi giờ chỉ có thể lọc 800-1.000ml nước. Một khi lượng nước uống trong vòng 1 giờ vượt quá 1000ml, thì dễ dẫn tới hạ natri máu, và ngược lại gây hại cho thận. Bởi vậy, kiến nghị mỗi lần uống rượu không nên vượt quá 100ml, mỗi giờ uống nước không vượt quá 1.000ml, Tiến sỹ Timothy Matthew, chuyên gia khoa Thận “Tổ chức Sức khoẻ thận Australia” (Kidney Health Australia).

Lời khuyên thứ 7: Khi mệt mỏi cực độ không được uống cà phê

Lúc mệt mỏi, có người thích uống cà phê hoặc trà đặc, để đầu óc tỉnh táo. Sự thực thì, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi cực độ, uống cà phê hay trà đặc dễ làm tổn thương hệ thống tim mạch, hồi hộp tim đập mạnh là một trong các triệu chứng điển hình. Ngoài ra, hút thuốc khi mệt mỏi cũng làm tăng thêm tổn hại đến cơ thể bội phần, Tiến sĩ Susan Brozena, chuyên gia khoa Tim mạch, Philadelphia, Mỹ.

Lời khuyên thứ 8: Không uống thuốc cùng lúc với 3 bữa ăn

Nếu bạn cần một ngày uống thuốc 3 lần, cách làm “mỗi ngày uống thuốc 3 lần cùng lúc với 3 bữa ăn” trong nhiều trường hợp là sai lầm, cách làm khoa học hơn là 1 ngày 24 tiếng chia làm 3, mỗi 8 tiếng uống 1 lần. Uống thuốc tốt nhất nên dùng nước ấm, uống thuốc bằng nước quả, nước trà hoặc nước nóng dễ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Trong thời gian dùng thuốc còn nên kiêng rượu, vì cồn khiến cho tác dụng phụ của nhiều loại thuốc tăng thêm vài lần, cồn còn có thể xảy ra phản ứng với một vài thành phần trong thuốc, tạo ra chất có độc, Tiến sĩ Scott Chirag, chuyên gia Dược học, Trung tâm Y học Đại học Pittsburgh, Mỹ.

Lời khuyên thứ 9: Phương pháp “478” giúp giảm áp lực

Hít thở sâu có thể giảm bớt áp lực, nhưng nhiều người lại không nắm rõ về kỹ thuật hít thở sâu. “Kỹ thuật 4-7-8” là phương pháp giảm áp lực vô cùng hiệu quả. Động tác cụ thể: Trong cả quá trình hít thở sâu, đầu lưỡi luôn phải gá chặt vào mặt sau của răng. Dùng miệng thở ra, sau đó ngậm miệng lại, rồi dùng mũi hít vào trong thời gian 4 giây, sau đó nín thở 7 giây, cuối cùng từ từ thở ra trong thời gian 8 giây. Lặp lại vài lần sẽ giúp giảm nhẹ áp lực hữu hiệu, Tiến sĩ Andrew Will, bác sĩ khoa Thần kinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Y học tích hợp, Học viện Y, Đại học Arizona, Mỹ.

Lời khuyên thứ 10: Sau 50 tuổi, mỗi năm đều nên kiểm tra tuyến giáp

Thyroxine không phải là nội dung kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhưng bắt đầu từ khi 50 tuổi, trong kiểm tra sức khỏe định kỳ của nữ giới nên bổ sung thêm mục kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp xáo trộn dễ dẫn tới các vấn đề như mệt mỏi, đói, trầm uất, lo lắng, khó ngủ, huyết áp tăng, bong da và thể trọng tăng, Tiến sĩ Ridha Arem, chuyên gia Nội tiết học, Viện trưởng Viện nghiên cứu tuyến giáp Texas, Mỹ.

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *