Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có sự hòa nhập và linh hoạt tốt. Một phần không thể thiếu trong con người hiện đại đó là sự tự tin. Có những người trong cuộc sống đã tương đối tự tin nhưng bên cạnh đó cũng có những người không thật sự tự tin lắm vào bản thân mình. Hãy nhớ rằng, khi bạn tự tin, giá trị của bạn không những tăng lên với người ngoài mà còn với chính bản thân các bạn. Và dường sự mất tự tin sẽ gây ra cho bạn nhiều khó khăn và làm tuột những cơ hội trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến vài phương pháp nho nhỏ để giúp mọi người trở nên tự tin hơn.
Không phải tất cả mọi người từ khi sinh ra đã có sự tự tin một cách tự nhiên. Nhiều người gặp phải những trắc trở và rất nhiều người gặp phải những tình huống khó khăn trong cuộc đời họ, thứ mà có thể thực sự tác động tới sự tự tin của họ.
|
Cách để có sự tự tin |
Vậy điều gì có thể được thực hiện? Bất cứ ai cũng có thể nâng cao sự tự tin nếu họ làm một số hành động đơn giản và quan trọng hơn là xây dựng những hành động đó thành một thói quen.
1. Tìm và đối diện với những gì khiến bạn sợ hãi
Bạn không tự tin về điều gì ? Nhất định rằng thứ làm cho bạn không tự tin sẽ là thứ mà mọi người hay chính bản thân bạn luôn coi đó là điểm yếu của mình. Đó có thể là sự không tự tin trước ngoại hình, vóc dáng, một môn học mà bạn học chưa tốt, những đặc điểm, bí mật khiến bản thân xấu hổ và lo sợ … có rất rất nhiều những vấn đề trong cuộc sống khiến bạn mất đi sự tự tin của mình. Hãy xác định xem bạn không tự tin về điều gì nhé.
Về lý do, có rất nhiều lý do gây ra sự mất tự tin của con người, có thể do một sự tổn thương trong quá khứ, sự chê bai soi mói của những người xung quanh, môi trường sống, tính cách nhút nhát tiêu cực cố định hay đơn giản chỉ là cảm thấy mình không bằng mọi người.
Hãy điểm danh lại xem bạn gặp phải vấn đề gì, ghi lại và phân tích, thật lòng với bản thân. Để có được sự tự tin thì nhất định không được trốn tránh thực tế không tốt.
Thông thường, chúng ta có cảm giác xấu hổ với những người lần đầu tiên gặp mặt hoặc những người không thường xuyên gặp gỡ. Việc ngần ngại làm quen hay bắt chuyện trước, nhất là những người mình không quen biết sẽ càng khiến cho bản thân cảm thấy thiếu tự tin hơn. Vì vậy, thay vì cố gắng né tránh những cuộc gặp gỡ, nói chuyện thì tại sao không một lần thử là người chủ động trước. Chủ động trước sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân và cả cuộc trò chuyện. Khi đó bạn sẽ dễ dàng đẩy được cái cảm giác sợ hãi ra khỏi suy nghĩ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng hòa đồng được với mọi người xung quanh và không cảm thấy bị cô độc nữa.
Đã bao giờ bạn khám phá con người mình để tìm ra đâu là điểm yếu, điểm mạnh của mình chưa? Việc hiểu rõ mình của mình sẽ giúp bạn vượt qua những tự ti về bản thân và trở lên mạnh dạn hơn. Hãy nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp mà bạn có đủ như trong giao tiếp bạn bè, trong ứng xử hay thậm chí là một chút tài lẻ trong cuộc sống. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn đi tìm câu trả lời thì hãy thử các mẹo sau đây.
Cũng giống như với điểm yếu, chúng ta ai cũng phải có một thế mạnh nào đó. Có thể bạn đã tìm ra hoặc có thể chưa. Nếu đã tìm ra thì hãy hết sức phát huy nó, còn nếu chưa tìm thấy thì hãy nỗ lực thử sức ở nhiều phương diện khác nhau mà cuối cùng đánh giá được đâu là hướng đi mình nên theo.
Vì sao điều này giúp tăng sự tự tin ? Thứ nhất, có lẽ các bạn hiểu cảm giác khi thành công việc gì đó sẽ rất hạnh phúc, có thêm động lực để làm tiếp, thoải mái với bản thân và những người xung quanh. Thứ hai, rõ ràng là, giỏi làm gì thì xác suất thành công sẽ cao hơn và thành quả đạt được cũng dễ làm bạn thỏa mãn hơn. Sự tự tin vào bản thân sẽ được nâng lên nhiều lần, dần dần rồi sự thành công ở lĩnh vực này cũng sẽ thúc đẩy sự thành công ở lĩnh vực khác. Bạn sẽ bị kích thích nhiều hơn để khám phá thế giới. và cuộc sống. Ngoài ra thì tìm ra được điểm mạnh của mình cũng sẽ giúp bạn tham gia vào những môi trường phù hợp với mình, gặp được những người tương thích trong xã hội.
Hãy nhớ lại những lời khen mà mọi người đã dành cho bạn. Không phải vô tình mà họ lại dành tặng bạn những lời khen tặng. Phải có lý do cụ thể nào đó, có thể vì vẻ ngoài hay sự tốt bụng của bạn…
2. Chăm chút bề ngoài hơn một chút
Cải thiện “góc” con người . Tự chăm sóc bản thân: Hãy giành thêm một chút ít thời gian trong ngày để chăm sóc thân thể để mình được đẹp hơn trong mắt mọi người.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc đó thực sự hiệu quả. Khi chúng ta thêm vào một chút nỗ lực vào vẻ ngoài của bản thân như trang phục hay sự chải chuốt thì chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải hiểu biết về tất cả những mẫu thời trang mới nhất hay dành phần lớn tiền tiết kiệm để nâng cấp tủ quần áo? Không hẳn là như vậy. Điều quan trọng nhất là chúng ta xây dựng một thói quen làm điều gì tốt nhất với những thứ mà chúng ta có, và một sự cải thiện đơn giản nho nhỏ trong những cách mà chúng ta thể hiện bản thân sẽ có tác động tích cực tới những gì chúng ta cảm nhận cũng như sự tự tin của mình. Một vũ khí bí mật khi nói đến diện mạo của chúng ta là đôi giày. Hãy giữ gìn những đôi giày thật tốt. Nâng cấp chúng nếu cần thiết. Một đôi giày trông dễ nhìn đi kèm với cảm nhận tốt về một người.
Ăn mặc tạo sự tự tin: Bạn không cần phải chi quá nhiều tiền để mua về những “bộ cánh” mới thì mới cảm thấy tự tin. Thay vì điều lãng phí đó, hãy ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với bản thân. Đừng quên việc giặt ủi quần áo thường xuyên để chúng được sạch sẽ, phẳng phiu nhất.
Hoàn thiện mọi tác phong: Cuộc sống hàng ngày của mỗi con người còn bao gồm cả việc giao tiếp nên bạn hãy hoàn thiện các kỹ năng ứng xử để người tiếp chuyện thấy được sự tự tin, chững chạc ở bạn. Hãy đứng thẳng và mắt hướng về người đối diện khi giao tiếp.
Nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt. Bạn cũng đừng ngại khi bắt gặp những ánh nhìn từ đối phương. Hãy giành cho nhau những lời nói, cử chỉ thân thiện nhất. Điều này là rất cần thiết trong mọi tình huống và sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.
3. Suy nghĩ tích cực
Sẽ chẳng bao giờ bạn xóa bỏ được tính nhút nhát nếu bạn không dám bắt chuyện với những người xung quanh, hy vọng vào nhưng mối quan hệ mới. Vậy nên, hãy suy nghĩ tích cực về những mối quan hệ xung quan và cố gắng biến chúng thành hiện thực. Như thế, bạn sẽ sớm giải quyết dứt điểm tính nhút nhát của mình. Đứng trước một đám đông xa lạ, thay vì tách mình ra khỏi mọi người sao bạn không thử cố gắng xem mình có thể kiếm được một ai để nói chuyện, chia sẻ một vấn đề gì đó bạn đang quan tâm? Hãy tạo lập thêm các mối quan hệ hay ít nhất tìm kiếm một người nói chuyện vào lúc đó.
Đừng nghĩ mình đã hết hy vọng. Là người nhút nhát thì việc tự gặp gỡ, nói chuyện với một ai đó thật là không dễ dàng. Nhất là khi đã lấy hết can đảm để gặp gỡ, nói chyện, làm quen nhưng chính bạn lại khiến cho câu chuyện trở nên ngượng ngạo, không thoải mái. Sẽ có những ấn tượng không tốt đối với người đang đối diện với bạn và có thể họ sẽ quên bạn ngay sau cuộc trò chuyện kết thúc. Những lúc như vậy bạn đừng thất vọng, mà hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến cuộc trò chuyện thất bại, nếu đúng là do sự nhút nhát thì nhất định không được nản lòng. Hãy tiếp tục như vậy cho đến khi bạn tự tin bước đến trước một người khác và trò chuyện.
4. Luyện tập và gặp gỡ trực tiếp
Các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitte, Yahoo… là nơi rất lý tưởng để bạn luyện tập làm quen, kết bạn chia sẻ những câu chuyện của bạn. Tuy nhiên, nếu cả ngày bạn chỉ bám riết lấy cái máy tính thì chắc chắn không thể cải thiện được tính nhút nhát. Để khắc phục tính nhút nhát, bạn cần phải có những cuộc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Có thể cuộc gặp đó chỉ là nói những câu chuyện phiếm, những lời hỏi thăm xã giao. Nhưng đó là cách tốt nhất để một người nhút nhát luyện tập cho mình sự tự tin và tạo dựng thêm những mối quan hệ mới bên cạnh việc duy trì những mối quan hệ cũ.
Không nên lảng tránh cái nhìn của người khác. Rất nhiều lần, khi người nào đó hướng ánh mắt về phía bạn, bạn sẽ lập tức nhìn xuống hoặc quay đầu đi nơi khác. Hãy thôi đừng lảng tránh cái nhìn của người khác nữa! Người ta giao tiếp với nhau đâu chỉ bằng lời nói, cảm xúc của cả bạn và người đối thoại đều rất quan trọng. Tất nhiên đừng làm điều gì quá quắt và cũng đừng tìm mọi cách nhìn chòng chọc vào mặt người nói chuyện với mình.
5. Lắng nghe và quan tâm tới người xung quanh
Xây dựng sự tự tin của mình bằng cách giúp đỡ người khác. Hãy dành cho ai đó một lời khen ý nghĩa hoặc làm một việc tốt nào đó cho họ. Kết quả là bạn sẽ có một ngày đầy cảm xúc khi làm người khác vui vẻ.
Dù là người nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhất là người lạ, nhưng bạn nên chú ý lắng nghe và quan tâm đến họ. Bạn không có một chủ đề, một câu chuyện nào để trao đổi với mọi người. Điều đó không sao? Thay vì tìm một góc và thu mình lại, bạn nên tham gia vào những câu chuyện của mọi người xung quanh, cho dù chỉ đứng nghe họ nói. Trong những câu chuyện đó, biết đâu sẽ có vấn đề bạn đang quan tâm hoặc bạn biết và có thể nói rõ hơn cho mọi người hiểu. Đó là cơ hội rất tốt để bạn xích lại gần với mọi người hơn. Đó cũng chính là cách bạn đang vượt qua nỗi ám ảnh là một kẻ nhút nhát và thật đơn giản để có được những mối quan hệ mới, đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ cũ.
Làm một điều gì cho ai đó. Điều này rất quan trọng. Chúng ta có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình khi nói đến cảm xúc của bản thân. Có nhiều lúc, chúng ta cảm thấy tồi tệ về bản thân đơn giản là vì chúng ta quá tập trung vào chính mình. Thoát ra khỏi bản ngã có thể thực sự là một cách làm mới, nâng cao vị thế đồng thời là một chặng đường dài để xây dựng sự tự tin trong bạn. Phải bắt đầu từ đâu? Hãy nhìn xung quanh, con người ở khắp mọi nơi. Tìm ai đó và làm điều gì đó tốt cho họ. Sau đó lại tìm một người khác và làm điều tốt đẹp cho họ. Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên về những gì tốt đẹp bạn cảm nhận được.
Khi bạn tốt với những người xung quanh bạn thì tức là bạn đang thực hiện một sự khác biệt tích cực trong cuộc sống của người khác. Có thể là những điều rất đơn giản như chỉ đường cho khách du lịch, giúp đỡ người già và trẻ em… Bạn sẽ biết rằng mình có giá trị đến thế nào, thế giới cần bạn như thế nào- điều này sẽ thúc đẩy sự tự tin của bạn.
6. Đặt ra một ‘mục tiêu cực nhỏ’ và đạt được nó
Sự tự tin dựa trên niềm tin rằng chúng ta có khả năng đạt được điều gì đó, do đó chúng ta không cần sợ hãi. Nhiều khi chúng ta bước vào lối mòn nơi mà chúng ta không cảm nhận được mình có khả năng đạt được bất cứ thứ gì. Khi điều này xảy ra nó có thể rất khó để bắt đầu, và những mục tiêu lớn có vẻ như không thích hợp.
Bởi vậy việc bạn cần làm trong trường hợp này là đặt ra một ‘mục tiêu cực nhỏ’ và đạt được nó. Một ‘mục tiêu cực nhỏ’ là một mục tiêu rất nhỏ nằm trong sức mạnh của bạn. Ví dụ như nếu bạn có một sự nghiệp dựa trên doanh số bán hàng, đơn giản hãy đề ra mục tiêu nhấc điện thoại lên và gọi cho 5 người. Đừng nên chỉ tập trung vào bán hàng. Hãy chỉ đạt được mục tiêu gọi điện. Tại sao phải làm điều này? Bởi vì nó đem lại cho bạn động lực và nó báo hiệu cho bộ não rằng bạn có thể đạt được những mục tiêu. Nếu bạn làm đi làm lại việc này – đặt ra một mục tiêu nhỏ rồi thực hiện nó – bạn sẽ rất ngạc nhiên với những gì bạn cảm thấy.
Đừng chọn những mục tiêu không thực tế. Sự thiếu tự tin bắt nguồn từ cảm giác thường xuyên thất bại? Vậy thì đừng chọn cho mình hoặc chấp nhận những mục tiêu không khả thi! Một trong những bí quyết then chốt của lòng tự tin chính là chủ nghĩa thực tế: Bạn cần biết rõ các khả năng cũng như những hạn chế của chính mình. Hãy chia nhỏ mục tiêu thành những giai đoạn chuyển tiếp nhỏ. Thành công trong những bước này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu cuối cùng, với điều kiện là nó nằm trong khuôn khổ của sự hợp lý.
7. Mỉm cười với cuộc sống
Nghe có vẻ nhàm chán nhưng nó rất hiệu quả. Khi cười chúng ta hạnh phúc hơn và khi đó chúng ta tự tin hơn. Nó cũng có tính lây lan. Nghĩ về cuộc sống hàng ngày của bạn. Khi bạn đi uống cà phê vào giờ nghỉ giải lao và người phục vụ nở nụ cười ấm áp thì bạn có thấy khó chịu không? Nó có khiến bạn tức giận và thực sự chán nản không? Không hề. Đôi khi cử chỉ nhỏ đó chính là những gì bạn cần để khiến bản thân thấy tốt hơn về những gì đã trải qua trong một ngày khó khăn. Khi bạn cười cũng như khi những người khác cười với bạn, tất cả chúng ta đều thấy tốt hơn. Khi đó bạn tự tin hơn.
Hãy biết tiếp nhận lời khen từ người khác một cách thông minh. Đừng chỉ nói rằng “ừ” hoặc chỉ nhún vai và quay đi. Bạn nên lịch sự hơn, tích cực hơn, có thể là cười và nói “cảm ơn”. Sự tiếp nhân này thứ nhất là sẽ khiến người đưa ra lời khen bạn thoải mái, mọi người sẽ cảm thấy muốn khen bạn nhiều hơn. Thứ hai là bạn sẽ khiến chính mình vui hơn, tích cực hơn.
Đừng quên thỉnh thoảng nhìn vào gương và mỉm cười với chính mình. Có những nghiên cứu xung quanh về vấn đề này có tên là “lý thuyết thông tin phản hồi trên khuôn mặt”, chúng cho thấy biểu hiện khuôn mặt bạn thực sự có thể kích thích cảm xúc não bộ . Vì vậy, hãy nhìn vào gươn và mỉm cười mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tin với chính mình trong một thời gian dài.
8. Năng động và bắt đầu tập thể dục
Như Tony Robbins đã từng nói, ‘Cảm xúc được tạo ra bởi sự vận động’. Nếu chúng ta muốn cảm thấy tốt đẹp, chúng ta cần đi lại và hít thở. Di chuyển làm tăng lượng ô-xy của chúng ta, giúp tăng cảm giác hạnh phúc của chúng ta. Tập thể dục giúp tiêu hao chất béo, xây dựng cơ bắp và cải thiện làn da và ngoại hình. Chúng ta sẽ ngay lập tức cảm thấy tốt hơn bởi lượng ô-xy nhận được nhưng nếu chúng ta thực hiện bước này như một thói quen lâu dài chúng ta sẽ sớm thấy được những lợi ích của việc nhìn vào gương và cảm thấy hài lòng với kết quả mà chúng ta nhìn thấy- những kết quả mà chúng ta đã tạo ra qua các hoạt động của mình. Chúng sẽ làm tăng sự tự tin trong chúng ta.
9. Học hỏi và từ hoàn thiện bản thân
Có thể nhiều người rất giỏi khi “giấu” được sự mất bình tĩnh của họ. Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả chúng ta đều phải trải qua một quá trình rèn luyện để đạt được nó.
Đừng lúc nào cũng nghĩ rằng bạn là trung tâm “đổ dồn” của mọi ánh nhìn. Một số người luôn “quan trọng hóa” vẻ bề ngoài của mình khi ra ngoài nên thường có cảm giác này. Hãy hít thật sâu và thở nhẹ và nghĩ tới việc không phải lúc nào bạn cũng hoàn hảo.
- Tri thức (rèn luyện thông qua học tập, đọc sách,…) để tự tin vào kiến thức của bản thân.
- Thể chất (rèn luyện thông qua thể thao, giúp đỡ các công việc nhà,…) để bạn tự tin vào vóc dáng, bề ngoài,…
- Tinh thần (rèn luyện thông qua giúp đỡ người khác, tham gia công tác xã hội,…).Rèn luyện tinh thần. Đây là một trong những điều quan trọng bậc nhất có thể giúp bạn lấy lại sự tự tin ở bản thân. Bạn hoàn toàn có thể tái tạo năng lượng, sức mạnh, năng lực, tự tin và can đảm cho mình. Hãy dành thời gian để tiếp cận với những điều nay thông qua một số hành động như: thiền định, lưu giữ nhật ký và các hoạt động làm bạn có lòng tin trở lại.
Đừng bao giờ so sánh bạn với ai đó. Đơn giản vì trong cuộc sống này thì không một ai là hoàn thiện và mỗi người đều có một quan điểm sống khác biệt. Thay vì luôn phàn nàn về những điều vô nghĩa thì hãy dành thời gian để tự hoàn thiện bản thân mình.
Sự tự tin là thành quả sau một quá trình rèn luyện, chứ không phải là điều “một sớm, một chiều” mà có
Bản thân của mỗi một quá trình bất kỳ luôn chứa đựng sự vận động trong nó. Do đó, ngay cả khi bạn đã đạt được sự tự tin cho bản thân thì quá trình này luôn vận động, có thể là tốt lên, nhưng cũng có khi lại xấu đi. Điểm cốt lõi ở đây là hãy biết cách rèn luyện bản thân vì cuộc sống này luôn thay đổi.
Những thành công mà bạn đã đạt được là gì? Nó có thể là thành tích cao trong học tập khiến mọi người phải ngưỡng mộ hay đơn giản chỉ là việc giúp đỡ ai đó trong cuộc sống. Hãy lặp lại những việc làm này nhưng ở mức độ đòi hỏi cao hơn.
Luôn phấn đấu cho những phẩm chất mà bạn đang muốn hướng đến. Không một ai là hoàn hảo, nhưng đừng vì thế mà bạn lại không tự rèn luyện bản thân để trở thành con người hoàn thiện nhất về mọi mặt.
“Mọi thứ trong vũ trụ này nằm trong tầm với của bạn. Hãy hỏi chính mình”– Rumi
Cuộc đời con người không thể mãi êm đềm bằng phẳng, ai cũng có vấn đề của mình. Bạn phải luôn ghi nhớ rằng không ai hoàn hảo. Ai cũng có lúc sai lầm hoặc thất bại. Nếu bạn mất tự tin vì những chuyện xảy ra trong quá khứ thì hãy cất nó đi. Chúng ta sống cho hiện tại và hướng đến tương lai, đừng trói buộc bản thân bởi suy nghĩ rằng mình đã là như thế thì mình sẽ mãi như thế. Điều sai lầm lớn của những người không tự tin là họ hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Hoàn cảnh có tác động nhiều nhưng không phải lớn nhất, chính sự đổ lỗi đó mới khiến bạn không nhìn ra sự thật rằng mình phải sửa chữa bản thân mình trước đã.
Tất nhiên, sự mong muốn sửa đổi này không đồng nghĩa với sự cầu toàn hoặc luôn tự nghĩ rằng mình kém. Chỉ là bạn nên đặt ra mục tiêu cho mình và cố gắng hết sức để không hối hận. Một khi đã cố gắng hết sức thì dù có thất bại thứ bạn nhận được cũng là những kinh nghiệm cho thành công sắp tới chứ không phải là sự nuối tiếc hay đổ lỗi cho bất cứ điều gì. Hãy nhớ rằng xã hội luôn có sự va chạm và chúng rất khắc nghiệt. Đừng rút mình vào vỏ ốc và mãi chỉ nằm sâu trong đó, hãy đứng lên và thể hiện những gì mình có thể. Bạn nên hiểu rõ mình là ai ? Mình cảm thấy thế nào ? Mình đang ở đâu ? Và mình nên làm gì ? Đừng để sự hoang mang đẩy bạn xuống đáy. Chỉ cần muốn, thì luôn có cơ hội được.