Giàu có là điều ai cũng mong muốn, nhưng làm giàu thì không phải ai cũng làm được và đều thành công. 13 điều nên ghi nhớ để trở nên giàu có sẽ giúp ích cho bạn tiến gần hơn đến những khát vọng đó.
1. Khát khao kiếm tiền
Tất cả những tỷ phú đều bắt đầu với mơ ước, hy vọng, kế hoạch và khát khao trước khi họ thực sự giàu có.
“Ước ao sẽ không mang lại sự giàu có. Nhưng khát khao đến mức ám ảnh, sau đó bắt đầu lên kế hoạch rõ ràng, kiên trì thực hiện theo những kế hoạch đó và không chấp nhận thất bại, chắc chắn cuối cùng sẽ mang lại cho bạn sự giàu có”, Hill cho biết trong cuốn sách.
Về cơ bản, làm giàu là sự tích lũy của cải theo thời gian. Trước tiên bạn cần phải làm ra tiền đã. Điều này có nghĩa là trước khi có thể bắt đầu tiết kiệm hoặc đầu tư, bạn cần phải có một nguồn thu nhập lâu dài ổn định, đủ để sau khi trang trải cho các nhu yếu thiết yếu, bạn vẫn còn dư một khoản kha khá.
Bước này có vẻ đơn giản, nhưng đối với ai mới đi làm, hoặc đang tìm công việc mới, đây lại là bước cơ bản nhất. Hầu hết chúng ta đều biết số tiền tiết kiệm định kỳ dù nhỏ nhưng khi ghép lãi theo thời gian có thể tạo ra khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, điều này chưa phản ánh toàn bộ câu chuyện. Ngay từ đầu, liệu bạn có thể kiếm đủ tiền để tiết kiệm hay không? Và liệu bạn có làm tốt công việc hiện tại hay không và bạn có yêu thích nó đến mức làm nó trong 40 hay 50 năm để tiết kiệm tiền?
Đầu tiên, thu nhập được chia làm hai loại là chủ động (earned) và thụ động (passive). Thu nhập chủ động là những gì bạn thu về từ hoạt động “kiếm ăn” của mình (lương thưởng, hoa hồng …) còn thu nhập thụ động đến từ các khoản đầu tư. Phần này sẽ bàn về thu nhập chủ động.
Những người mới bắt đầu đi làm hoặc đang có ý định đổi nghề nên suy nghĩ về bốn yếu tố sau để quyết định làm thế nào để có được “thu nhập chủ động”:
- Sở thích. Bạn sẽ làm việc tốt hơn và dễ thành công về mặt tài chính hơn khi làm công việc mình yêu thích.
- Sở trường. Xem xét những gì bạn làm tốt và cách sử dụng những tài năng đó để kiếm sống.
- Đãi ngộ. Hãy tìm hiểu những công việc liên quan đến sở thích và sở trường của bạn, đồng thời đáp ứng được những kỳ vọng tài chính.
- Yêu cầu (giáo dục, v.v…). Xác định các yêu cầu về mặt giáo dục, nếu có, để theo đuổi lựa chọn của bạn.
Bạn nên cân nhắc bốn yếu tố trên để đi đúng hướng. Điều quan trọng là bạn phải cởi mở và chủ động. Bạn cũng nên đánh giá tình hình thu nhập của mình hàng năm.
2. Niềm tin
Sự giàu có bắt đầu trong suy nghĩ – với niềm tin rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền.
3. Tiết kiệm để đầu tư, đừng tiết kiệm để tiết kiệm.
Thay vì mua sắm hãy đầu tư và để dành. Một vài người tự hỏi tại sao họ không giàu có. Họ luôn cảm thấy như nếu họ để dành tiền thì họ sẽ chẳng bao giờ kiếm thêm được nhiều hơn. Câu trả lời thật đơn giản. Họ hãy ngừng việc mua hàng hóa của các công ty mà bắt đầu mua chính công ty đó. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy gần 1/3 thu nhập của những người giàu đều được dùng để đầu tư và tiết kiệm. Đó không phải là kết quả của việc trở nên giàu có mà đó là lý do họ giàu có.
Theo dõi chi tiêu của bạn cho trong ít nhất một tháng. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng excel hay các apps tài chính cá nhân hoặc đơn giản là một cuốn sổ ghi chép chi tiêu. Dù chọn cách nào, bạn đều cần phân loại các khoản chi phí. Đôi khi chỉ cần biết được số tiền bạn đã chi ra cũng sẽ giúp kiểm soát thói quen chi tiêu của bạn.
Giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Hãy chia nhỏ những mong muốn và nhu cầu của bạn. Nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và quần áo là hiển nhiên, nhưng cũng cần giảm thiểu những “nhu cầu hiển nhiên” như vậy. Ví dụ, thay vì đi ăn hàng mỗi ngày, hãy mang đồ ăn đến chỗ làm trong hai hoặc nhiều ngày mỗi tuần. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền.
Điều chỉnh khi nhu cầu thay đổi. Theo thời gian, sẽ có những lúc bạn lập ngân sách chi quá ít hoặc quá nhiều cho một mục nào đó. Thế nên, hãy điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với những sự thay đổi nhé.
Lập một quỹ dự phòng bởi sẽ có những bất trắc bạn không ngờ tới. Bạn nên cố gắng tiết kiệm để số tiền này tương đương phí sinh hoạt trong khoảng 3-6 tháng và nó sẽ phát huy tác dụng khi bạn gặp khó khăn tài chính, chẳng hạn như mất việc hoặc các vấn đề về sức khỏe. Hãy bắt đầu với số tiền nhỏ thôi nếu bạn thấy khó trong việc lâp quỹ dự phòng.
Bước quan trọng nhất là phân biệt những gì bạn thực sự cần với những gì bạn chỉ đơn thuần ham muốn. Một số cách đơn giản để tiết kiệm thêm chút tiền bao gồm việc đặt chế độ tự động tắt điều hòa hoặc bình nóng lạnh khi bạn không ở nhà, sử dụng xăng thường thay vì xăng premium, bơm thật căng lốp xe, mua đồ nội thất secondhand chất lượng và học cách nấu ăn. Điều này không có nghĩa là bạn phải chắt bóp mọi lúc mọi nơi: nếu như bạn đã hoàn thành mục tiêu tiết kiệm của mình, hãy tự thưởng cho bản thân một bữa thật thịng soạn hoặc mua sắm thoải mái một chút (trong giới hạn nhất định)! Bạn sẽ thấy lạc quan hơn và có động lực để kiếm nhiều tiền hơn.
Một khi thu nhập của bạn đã đủ để trang trải các chi tiêu cơ bản, bạn cần lập một kế hoạch tiết kiệm chủ động.
Sau khi đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm hàng tháng, bạn cần đầu tư một cách khôn khoan
Lý do duy nhất để tiết kiệm là để đầu tư nó. Đặt tiền tiết kiệm của mình vào vòng đảm bảo, không được phép chạm đến nó. Không bao giờ sử dụng các tài khoản này cho bất cứ điều gì, thậm chí cho một trường hợp khẩn cấp. Điều này sẽ buộc bạn phải tiếp tục tiến lên (tăng thu nhập). Cho đến ngày nay, ít nhất hai lần một năm, tôi bị phá sản bởi vì tôi luôn đầu tư thặng dư của tôi vào công việc kinh doanh Tôi không thể đạt được hiệu quả.
4. Tránh các món vay nợ mà không trả tiền cho bạn.
Hãy tạo ra một quy tắc mà bạn không bao giờ cho phép bởi vì các khoản nợ đó sẽ không giúp bạn kiếm tiền. Tôi đã vay mượn tiền cho một chiếc xe chỉ vì tôi biết nó có thể làm tăng thu nhập của tôi. Người giàu sử dụng nợ để thúc đẩy đầu tư và phát triển các dòng tiền. Người nghèo sử dụng nợ để mua những thứ mà làm cho những người giàu lại giàu hơn.
5. Dùng tiền của bạn để làm những việc lớn hơn
Một khi đã nhìn nhận được thành công, bạn cần hành động để theo đuổi nó. Hãy làm điều đó với lòng nhiệt thành và kiên định.
“Cơ hội đang vẫy gọi. Hãy bước lên phía trước, lựa chọn, lên kế hoạch và kiên trì hành động…Hầu hết chúng ta đều bắt đầu tốt nhưng kết thúc lại rất dở. Chưa kể người ta còn dễ bỏ cuộc khi mới gặp chút khó khăn. Lòng kiên định là thứ không gì thay thế được”.
6. Luôn tự nhắc nhở
Để biến khát khao thành hiện thực, mục tiêu phải được khẳng định chắc chắn. Bạn sẽ phải nói ra những gì bạn muốn và kế hoạch đạt được để luôn tự nhắc nhở bản thân mình.
“Khả năng tự nhắc nhở bản thân phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn phải toàn tâm toàn ý với khát khao của mình cho đến khi nó trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi”
7. Đầu tư khôn ngoan
Đầu tư là 1 chiếc Chén Thánh trong việc đưa bạn trở thành một triệu phú và bạn sẽ kiếm được nhiều tiền ra đầu tư của bạn hơn so với công việc của bạn. Nếu bạn không có tiền dư thừa, bạn sẽ không làm cho còn tiền cho các khoản đầu tư. Đầu tư là lý do duy nhất để làm các bước khác, và tiền bạc của bạn phải làm việc cho bạn và làm nâng cao công việc của bạn.
Bạn đang làm ra đủ tiền và đang tiết kiệm đủ, nhưng lại đầu tư một cách dè dặt. Thực ra điều này là không nên! Nếu muốn xây dựng một danh mục đầu tư đáng kể, bạn phải biết chấp nhận rủi ro, hay nói cách khác là phải đầu tư vào cổ phiếu. Thế nên hãy học cách xác định cổ phiếu nào có tiềm năng đầu tư?
Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá về tình hình của bạn. Viện CFA khuyên các nhà đầu tư nên lập một Bảng Chính sách đầu tư (Investment Policy Statement). Trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu về lợi nhuận và rủi ro. Hãy định lượng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn bao gồm thu nhập hộ gia đình, thời gian đầu tư dự kiến, cân nhắc về thuế, như cầu dòng tiền/thanh khoản và các yếu tố đặc thù của bạn.
Tiếp theo là xác định tỷ lệ phân bổ tài sản phù hợp với bạn. Nếu không thể tự mình làm việc này, bạn sẽ cần gặp một cố vấn tài chính. Tỷ lệ phân bổ này sẽ được dựa trên bảng chính sách đầu tư mà bạn đã lập ra. Trong một danh mục hỗn hợp, bạn có thể phân bổ cho tiền mặt, thu nhập cố định, cổ phiếu và các khoản đầu tư thay thế.
Đa dạng hóa sẽ giúp cho bạn không phải canh thị trường. Một nhà tư vấn đầu tư có chuyên môn sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược đa dạng hóa khôn ngoan.
8. Rút kinh nghiệm và trau dồi tri thức
Tri thức là sức mạnh tiềm ẩn. Giáo dục chỉ phát huy tác dụng và mang lại tiền bạc khi được ứng dụng vào đời sống. Bạn sẽ không bao giờ biết học thế nào là đủ đâu.
“Người thành đạt, dù ở lĩnh vực nào, cũng luôn không ngừng tích lũy kiến thức liên quan tới công việc của mình. Những người không thành công thường lầm tưởng rằng việc học kết thúc sau khi đã tốt nghiệp”.
9. Đối xử với tiền bạc như một người tình ghen tuông
Có hàng triệu ước muốn về tự do tài chính, nhưng hãy tạo ra sự ưu tiên để sinh ra có thể tự do về tài chính. Để làm giàu và ở lại giàu, bạn sẽ phải tạo ra một ưu tiên. Tiền là giống như một người tình ghen tuông. Bỏ qua nó và nó sẽ bỏ qua bạn, hoặc tệ hơn, nó sẽ rời khỏi bạn tới một người biết làm cho nó ưu tiên.
10. Học theo cá tính của những triệu phú
Hầu hết chúng ta đã được đưa lên tầng lớp trung lưu hoặc nghèo và sau đó giữ mình đến giới hạn và ý tưởng trong nhóm đó. Tôi đã nghiên cứu các triệu phú để lặp lại những gì họ đã làm. Nhận biết các nhân tố triệu phú trong cá nhân của bạn và nghiên cứu chúng. Hầu hết những người giàu rất hào phóng với kiến thức của họ và các nguồn lực của họ.
Phẩm chất mà Hill nhận thấy ở tất cả những người thành công mình nghiên cứu là tính quyết đoán. Họ đưa ra quyết định nhanh vì họ biết rõ mình muốn gì.
“Những người không giỏi kiếm tiền thường quyết định rất chậm, và thường xuyên thay đổi quyết định”
11. Kết giao và học hỏi từ những người xung quanh
Những người giàu có nhất luôn giao thiệp với những người tài năng hoặc cùng chung lý tưởng. Sự kết hợp của nhiều cái đầu thông minh đương nhiên sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn rất nhiều.
Não của chúng ta có tác dụng tiếp nhận tư tưởng từ những người xung quanh, đặc biệt là những người thông minh, sáng tạo và tích cực.
“Não người có khả năng bắt sóng suy nghĩ từ những bộ não khác”.
12. Kiên định và lạc quan
Sự kiên trì là một loại sức mạnh ý chí mà rất ít người có được, để biến nỗi khát khao thành sự giàu có thực sự.
Nếu thực sự muốn giàu có, bạn phải luôn nuôi dưỡng khát khao đó trong tiềm thức của mình.
“Tiềm thức rất ỷ lại. Nếu không áp đặt khát khao của bạn vào trong đó, nó sẽ lập tức lờ đi đấy. Cảm xúc tích cực và tiêu cực không thể diễn ra cùng lúc. Phải có một thứ vượt lên. Và bạn có trách nhiệm đảm bảo cho cảm xúc tích cực chiến thắng”.
13. Tin vào linh cảm
Quy tắc này chỉ áp dụng sau khi bạn đã hoàn thành tất cả những điều trên.
“Với sự giúp đỡ của giác quan thứ sáu, bạn sẽ cảm nhận được những cơ hội cũng như rủi ro sắp xảy đến”.
LỜI KẾT
Quá trình làm giàu sẽ mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào ba bước: đầu tiên là có đủ thu nhập, thứ hai là trích một phần trong thu nhập đó để tiết kiệm và cuối cùng là đầu tư tiền tiết kiệm một cách thận trọng. Hãy bắt đầu với một kế hoạch kỹ lượng và cần mẫn thực hiện kế hoạch đó. Thực hiện quá trình này, nghĩa là nhà đầu tư sẽ nhận ra mình đang tiến gần hơn đến sự thành công về mặt tài chính.