9 bí quyết vừa học vừa làm hiệu quả

Vừa học vừa làm không hề đơn giản, bạn sẽ gặp rất nhiều áp lực với quỹ thời gian. Tuy nhiên bạn sẽ “dễ thở” hơn khi biết cách sắp xếp hợp lý. 
Vừa học vừa làm là khái niệm không còn xa lạ với các bạn trẻ. Đây là cách hiệu quả để vừa có tự chủ tài chính, vừa nâng cao kinh nghiệm, năng lực và kiến thức của bản thân. Học và làm, cả hai công việc này đều đòi hỏi sự nghiêm túc và có rất nhiều áp lực. Vậy bí quyết để vừa học vừa làm hiệu quả là gì?


1. Có định hướng rõ ràng, xác định mục tiêu công việc theo đuổi

Nhiều người lựa chọn việc học để tích lũy thêm kiến thức sau khi đã có một công việc ổn định. Ngay chính thời điểm này là cơ hội tốt nhất để bạn xác định con đường mà bạn theo đuổi từ đó lựa chọn ngành học phù hợp. Đây chính là điều kiện tiên quyết để vừa học vừa làm hiệu quả. Bạn có thể học liên thông cho tấm bằng cao đẳng, học thạc sĩ cho tấm bằng cử nhân theo đúng chuyên ngành của mình.

Bạn cũng có thể chọn học một chương trình học để bổ sung kiến thức cho chuyên môn của mình ví dụ như học văn bằng hai về luật hoặc ngoại ngữ nếu chuyên ngành chính của bạn là truyền thông hoặc kinh tế. Bạn cũng có thể lựa chọn một ngành khác biệt với công việc hiên tại để theo đuổi đam mê. Dù là lựa chọn nào thì bạn cũng phải cân nhắc thật kỹ, có thể nhờ thêm tư vấn của người thân, bạn bè bởi khi đã bắt đầu học, bạn phải đầu tư rất nhiều thứ: công sức, thời gian, trí óc, tiền bạc…

2. Đặt mục tiêu có thể thực hiện được

Đặt những mục tiêu cao để phấn đấu là tốt, nhưng theo đuổi những “giấc mơ xa xôi” sẽ khiến bạn mệt mỏi và hoang mang. Ví dụ như đạt điểm Giỏi tất cả các môn, làm thêm 30 giờ một tuần, ăn uống đầy đủ, dành thời gian giải trí và ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày là một kế hoạch gần như “không tưởng”.
Một ngày của bạn chỉ có 24 giờ và khả năng của mỗi người cũng chỉ có hạn, bạn không thể phân thân để làm tốt tất cả mọi việc. Vì vậy, bạn nên biết bản thân thật sự cần gì và khả năng của bạn ở đâu. Đừng mơ mộng xa xôi, hãy nhìn thẳng vào thực tế và chọn mục tiêu vừa sức mình sẽ giúp bạn đỡ bị áp lực cũng như tự tin vào bản thân hơn rất nhiều.

3. Lập kế hoạch

Các kế hoạch được vạch sẵn sẽ là những người bạn đồng hành tốt dù là trong thời gian ngắn hay trên cả đoạn đường dài. Không cần phải là những kế hoạch mang tầm “chiến lược” nghe thật hoành tráng, nó đơn giản chỉ là những công việc bạn cần hoàn thành trong ngày, trong tuần, trong tháng,… và cách bạn sắp xếp, phân bổ thời gian để hoàn thành từng công việc ấy sao cho hợp lý.
Còn với những dự định dài hơi, bạn nên chia thành các kế hoạch nhỏ, đặt ngày bắt đầu và ngày kết thúc từng kế hoạch ngắn hạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tính trước những “rủi ro” có thể gặp phải sẽ làm trì hoãn kế hoạch của bạn để có thể cân đối thời gian sao cho hợp lý. Bằng cách lập kế hoạch cho bản thân, bạn có thể kiểm soát tương lai của chính mình.

4. Duy trì thiết lập các mối quan hệ, chia sẻ với những người xung quanh

Hãy chia sẻ về việc học của mình cho cấp trên và đồng nghiệp để được tạo thuận lợi cho việc học tập và công việc. Bên cạnh đó, khi không đủ thời gian để hoàn thành công việc hoặc xin nghỉ phép để thi cử, bạn dễ được cảm thông hơn.

Bạn nên có một nhóm bạn học ở trường để cùng nhau thảo luận các vấn đề của bài học và liên lạc với họ thường xuyên để được cập nhật thông tin. Ngoài ra, việc chia sẻ công việc, học hành với bạn bè và gia đình cũng giúp bạn có thêm động lực và cân bằng cả hai công việc.

Bạn nên có một nhóm bạn học ở trường để cùng nhau thảo luận các vấn đề của bài học và liên lạc với họ thường xuyên để được cập nhật thông tin. Ngoài ra, việc chia sẻ công việc cũng như việc học với bạn bè và gia đình cũng giúp bạn có thêm động lực và cân bằng cả hai công việc. Bên cạnh việc học, bạn cũng cần có động lực để hoàn thành tốt các công việc ở công sở. Để làm được điều này tốt, bạn cần chia sẻ với sếp để có một kế hoạch làm việc cũng như hỗ trợ của các đồng nghiệp khi cần.

5. Sắp xếp thời gian hợp lý

Biết quản lí thời gian là một trong những kĩ năng cần thiết để tổ chức tốt việc học và làm. Việc biết trước giờ học nhóm, ngày thi sẽ giúp bạn chuẩn bị bài vở hiệu quả, hay khi biết trước lịch làm thêm, bạn sẽ thu xếp thời gian chuẩn bị bài vở mà không làm ảnh hưởng tới các thành viên trong nhóm thuyết trình chẳng hạn. Tốt nhất, hãy nắm hết tất cả những ngày quan trọng như hạn nộp bài luận của các môn, ngày thi, ngày họp nhóm, ngày thuyết trình… để xếp lịch cho hợp lí.

Làm những công việc có thời gian cố định sẽ giúp cuộc sống của bạn đơn giản hơn rất nhiều. Như vậy, bạn sẽ tự xếp được cho mình lịch ôn bài, lịch đi thư viện, lịch học nhóm với bạn bè mà không sợ thay đổi bất ngờ.

Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất: đừng bỏ tiết! Hãy nhớ xem bạn đã phải đánh đổi rất nhiều thứ để được trở thành sinh viên của ngôi trường đó. Hãy nhớ lại xem bạn đã lo lắng thế nào vào ngày phỏng vấn xin thị thực, nơm nớp ra sao khi chờ kết quả từ trường, hãy tính xem mỗi tiết học của bạn đáng giá bao nhiêu tiền, suy nghĩ xem bạn sẽ mất đi những gì, nếu năm học này không thể hoàn tất?

6. Cân bằng giữa học và làm

Nhiều người gặp khó khăn ngay khi bắt đầu việc học trong lúc đi làm. Họ bị rối bởi phải phân thân cho quá nhiều việc trong khi khoản thời gian vẫn như trước. Nhiều người lại khủng hoảng sau khi bắt đầu vừa học vừa làm một thời gian khi tự so sánh mình với những người xung quanh và cảm thấy kiệt sức vì không có thời gian để nghỉ ngơi. Để không rơi vào tình trạng này, bạn cần biết cách cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Cách tốt nhất là bạn nên lập thời gian biểu hợp lý và cố gắng hoàn thành công việc của mình theo đúng thời hạn đặt ra. Chú ý đánh dấu những việc quan trọng và để chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy để tránh bỏ sót hay nhầm lẫn trong công việc.

7. Tập trung

Bạn cũng cần phải thật sự tập trung trong công việc cũng như học hành. Không nên mang bài vở ra học trong giờ làm việc và cũng không nên mang hồ sơ giấy tờ của công ty ra làm khi bạn đang nghe giảng. Như thế bạn đã làm giảm hiệu quả của cả hai việc. Hơn nữa, không có cấp trên nào chấp nhận việc nhân viên của mình làm việc khác trong thời gian mà họ đã trả tiền cho bạn. Khi đang trong giai đoạn vừa học vừa làm, bạn phải tránh ôm đồm những việc không cần thiết. Điều này giúp bạn không bị phân tán đầu óc và thời gian bởi những việc nhỏ nhặt.

8. Kiên trì

Sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, thậm chí chán nản. Điều quan trọng lúc này là phải tìm được động lực giúp bạn vượt qua. Bạn có thể xem xét lại kế hoạch của mình để nhớ lại những kỳ vọng của bản thân trước khi bắt đầu việc học tập. Bạn cũng có thể nghĩ đến những điều bạn sẽ gặt hái được sau những chuỗi ngày vất vả. Chỉ cần mỗi ngày cố gắng một chút, kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình, bạn sẽ thành công.

9. Nghỉ ngơi , chăm sóc bản thân

Các bạn trẻ thường dễ bị “sa lầy” vào guồng quay của công việc và học hành với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, niềm đam mê học hỏi và khao khát cống hiến, tuy nhiên, nếu cứ bị cuốn theo cái vòng xoáy ấy, cả thể lực và sự nhiệt tình của bạn sẽ dần dần bị bào mòn. Một biện pháp khắc phục nhanh chóng là dành thời gian cho một hoạt động thú vị ít nhất 2 lần 1 tuần.
Hãy chọn cái gì đó dễ dàng, không tốn kém và thuận tiện nhưng có thể giúp bạn gạt căng thẳng sang một bên, ví dụ như tập thể dục thể thao, đi cắm trại hoặc tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Bạn có thể bận rộn quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, nhưng đừng vắng mặt trong tất cả những cuộc vui của bạn bè ở lớp. Đây là cuộc sống và bạn cũng cần được giao thiệp, gặp gỡ bạn bè cùng lớp, cùng khoa. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, xây dựng các mối quan hệ Xã hội và… xài những đồng tiền do chính mình làm ra nữa chứ!

Vừa học vừa làm khiến bạn phải làm hơn nhiều lần bình thường. Chính vì vậy, bạn phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, có một chế độ ăn đầy đủ và điều độ, tập một môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp. Bạn nên cố gắng tranh thủ dành thời gian trong lịch làm việc và học tập để nghỉ ngơi và thư giãn với bạn bè và người thân. Làm việc quá sức sẽ gây áp lực và khiến bạn có những stress không cần thiết.

Chúc bạn học tập và làm việc đạt kết quả tốt nhất!

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *