Các nhà khoa học thuộc Đại học Valencia (Tây Ban Nha) phát hiện rằng ăn cá có thể giúp ngừa bệnh tiểu đường.
Ăn cá giảm nguy cơ tiểu đường
Theo nghiên cứu của Đại học Valencia (Tây Ban Nha), nhóm nghiên cứu khảo sát ở 945 phụ nữ và nam giới tuổi từ 55-80 có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao. Theo các nhà nghiên cứu, ăn cá giúp giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường. Cá cũng giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim. Cá chứa nhiều axít béo omega-3 giúp cải thiện khả năng kháng insulin cho cơ thể, qua đó giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Trong khi đó, ăn thịt đỏ quá nhiều lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường và gây giảm tuổi thọ chủ yếu là vì mắc bệnh tim và ung thư.
Theo một nghiên cứu được công bố tại Nhật Bản cho biết, nam giới ăn nhiều cá có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với người ăn ít cá. Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về sức khỏe và y tế toàn cầu Nhật Bản đã tiến hành cuộc nghiên cứu, trong vòng 5 năm, về chế độ ăn uống của 50.000 người, bao gồm cả nam lẫn nữ trong độ tuổi từ 45 – 75.
Kết quả phân tích cho thấy, đối với nam giới, nhóm ăn nhiều hải sản nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chỉ bằng 0,73 lần so với nhóm ăn ít hải sản nhất. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường còn thấp hơn nữa nếu ăn các loại cá cỡ nhỏ và cỡ trung.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho rằng, các loại a-xít béo chưa bão hòa như EPA, DHA có trong mỡ cá cũng như vitamin D trong thịt cá đã giúp giảm chỉ số đường huyết trong cơ thể nam giới. Nghiên cứu cho biết, nam giới trong nhóm ăn nhiều hải sản nhất trung bình mỗi ngày ăn 172g hải sản. Với nữ giới, theo nhóm nghiên cứu, các chất trong hải sản có tác dụng ngăn cản quá trình chuyển hóa đường sẽ bị hòa tan vào mỡ trong cơ thể người.
Do đó có khả năng các chất này khi vào cơ thể phụ nữ, vốn có lượng mỡ nhiều hơn nam giới, sẽ bị suy giảm tác dụng. Nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến cáo tăng cường vận động nhằm giảm bớt lượng mỡ trong cơ thể, đồng thời chú ý cách chế biến nhằm hấp thu có hiệu quả nhất lượng mỡ trong cá.
Ăn 4 quả trứng một tuần có thể giảm nguy cơ tiểu đường
Các nhà khoa học cho rằng ăn trứng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như hạ mức đường huyết.
Nghiên cứu do Đại học Đông Phần Lan thực hiện, đã theo dõi thói quen ăn uống của 2.332 nam giới ở độ tuổi 42-60. Kết quả cho thấy những người ăn 4 quả trứng mỗi tuần có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn 37% so với người chỉ ăn một quả trứng mỗi tuần.
Mối liên quan này tồn tại ngay cả khi tính đến các yếu tố như hoạt động thể chất, chỉ số trọng lượng cơ thể, hút thuốc và sử dụng rau, quả.
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Mỹ American Journal of Clinical Nutrition . Theo đó, trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tác động tới sự chuyển hóa glucose và giảm mức độ viêm nhiễm. Tuy nhiên, ăn hơn 4 quả trứng mỗi tuần có thể không mang lại bất cứ lợi ích đáng kể nào. Các nhà nghiên cứu còn cảnh báo người đã mắc tiểu đường tuýp 2 không nên tăng lượng trứng ăn vào vì bản thân họ đã có khả năng mắc bệnh tim.
Ảnh minh họa: Upmakeup.com.
Nghiên cứu độc lập khác thấy rằng ăn các sản phẩm từ sữa nguyên kem cũng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund ở Thụy Điển phát hiện, những người ăn các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao có ít hơn 23% nguy cơ mắc bệnh này.
Nhưng thịt giàu chất béo lại làm tăng nguy cơ. Bác sĩ trong nhóm nghiên cứu, Ulrika Ericson cho biết khi tìm hiểu việc sử dụng axit béo bão hòa – thường có nhiều trong các sản phẩm sữa hơn là trong thịt, nhóm nghiên cứu thấy mối liên quan với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. “Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng các thành phần khác của các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phó mát có thể góp phần tạo nên kết quả này”, bác sĩ nói.
Theo bác sĩ, trong nghiên cứu, các tác giả không tập trung vào riêng chất béo mà chú ý hơn đến những thực phẩm mọi người thường. Nhiều loại thực phẩm chứa các thành phần khác nhau mà gây hại hay có lợi cho sức khỏe nhưng điều quan trọng nhất chính là khả năng cân bằng của nó.
Theo The Telegraph, khoảng 2,5 triệu người ở Anh mắc tiểu đường tuýp 2 và nếu xu hướng hiện nay tiếp tục, con số này có thể lên tới 4 triệu người vào năm 2025. Sự gia tăng của bệnh tiểu đường một phần có sự đóng góp của việc tăng tỉ lệ béo phì. Hai phần ba người lớn hiện nay bị béo phì hay thừa cân, gây nhiều vấn đề cho sức khỏe trong đó có nguy cơ tiểu đường.
Ở Việt Nam, tiểu đường hiện đã ở mức độ đại dịch với 5 triệu người mắc (thống kê cuối năm 2013) và con số này không ngừng gia tăng. Nguyên nhân của tình trạng này, theo Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, là sự chuyển đổi nhanh chóng sang lối sống Tây hóa cũng như sự coi nhẹ các hoạt động thể chất và chế độ ăn không hợp lý.
Ăn hành phòng chống tiểu đường
Hành có thuộc tính phòng bệnh và kháng khuẩn làm sạch giải độc cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều bệnh quan trọng như tim mạch, ung thư, hen suyễn, tiểu đường.
Với hơn 100 hợp chất chứa lưu huỳnh là nguyên nhân gây cay chảy nước mắt, hành có thể giúp dự phòng và điều trị nhiều bệnh như tiểu đường và bệnh tim nếu ăn hàng ngày.
Hành tây có lượng chất chống oxy hóa cao và kiểm soát tốt đường huyết
Nghiên cứu từ Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc cho thấy các hợp chất có trong hành có thể có giá trị trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Đây là tin tức tốt cho người bệnh thay vì sử dụng lâu dài các loại thuốc tiểu đường, và kiểm soát đường huyết có thể gây ra những tác dụng phụ đối với cơ thể, và sự lệ thuộc vào thuốc tiểu đường.
Thành phần cấu tạo của hành tây được nghiên cứu cho thấy hành tây chủ yếu bao gồm các hợp chất lưu huỳnh như S-methylcysteine và flavonoid như quercetin. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng, các nhà khoa học tìm thấy hành tây có công dụng làm giảm mức độ glucose và chất béo, cũng như giảm stress oxy hóa, tăng bài tiết insulin và kích thích hoạt động của enzym chống oxy hóa. Đây cũng là những công dụng cần thiết nhất trong việc điều trị phòng chống bệnh tiểu đường.
Nước ép hành tây có thể làm giảm 70% lượng đường trong máu
Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy chiết xuất hành tây làm giảm đường trong máu, và thử nghiệm lâm sàng sơ bộ cho thấy khả năng làm giảm chỉ số đường huyết của hành tây là đủ điều trị bệnh tiểu đường. Trong thực tế, một nghiên cứu phát hiện nước ép hành tây Ai Cập làm giảm lượng đường trong máu của những con chuột mắc bệnh tiểu đường bằng 70 phần trăm.
Một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 đầy hứa hẹn trên Tạp chí Khoa học Y tế Macedonian kiểm tra công dụng của hành tây trên chuột bị tiểu đường. Việc điều trị nhắm đến các phương pháp để làm hạ glucose máu và chất béo cùng với sự gia tăng insulin. Hơn nữa, tất cả những thay đổi trong mô tế bào của chuột bị tác động bởi bệnh tiểu đường đều biến mất sau khi được áp dụng điều trị bằng hành tây.
Một nghiên cứu được công bố năm 1975 trên tờ Clinica Chimica Acta; International Journal of Clinical Chemistry chỉ ra rằng tinh dầu hành làm giảm đáng kể lượng đường huyết và tăng đáng để hàm lượng huyết thanh insulin sau khi được sử dụng trên 6 người tự nguyện bình thường sau khi nhịn ăn 12 giờ. Vì vậy hành rất tốt cho việc phòng tránh tiểu đường.
Blogsudo Tổng Hợp