Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong bể thủy sinh. Vậy làm sao để trang bị hệ thống ánh sáng cho bể thủy sinh giúp cây thủy sinh phát triển tốt, có màu sắc đẹp và động vật thủy sinh sống mạnh khỏe? Bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu về ánh sáng cũng như hệ thống đèn cho bể thủy sinh, thời lượng chiếu sáng cho bể.
Cây thủy sinh, ánh sáng tự nhiên và màu sắc lá
Cây thủy sinh hiện diện trong mọi thủy vực, mà chủ yếu là các hệ thống sông ngòi. Tùy theo vị trí địa lý, mùa màng và những điều kiện khác nhau mà ánh sáng cung cấp cho cây thủy sinh khác nhau. Như ở gần thượng nguồn, môi trường hai bên bờ thường trống trải và ít cây cối, vì vậy ánh sáng luôn dồi dào vào mọi thời điểm trong ngày. Tình trạng cũng tương tự ở hạ lưu của con sông, nơi thường là vùng đồng bằng. Tuy nhiên, nhiều con sông miền nhiệt đới lại chảy qua những vùng cây cối rậm rạp và một phần đáng kể ánh sáng mặt trời bị cành cây và bụi rậm che khuất. Vì thế cây thủy sinh thường được phát hiện gần bờ các con sông cỡ vừa và lớn, nơi mực nước cạn hơn và cây thủy sinh thu được ánh sáng dễ dàng hơn.
Ngoài ra có một số loài cây có thể vươn ra mặt nước và hình thành lá cạn chẳng hạn như rong lá trầu Echinodorus spp để dễ dàng hấp thụ ánh sáng và CO2. Điểm thuận lợi của việc ra lá bên trên mặt nước là có khả năng quang hợp nhanh hơn và hấp thu CO2 dễ dàng hơn. Lá bên trên mặt nước cũng cung cấp bóng mát cần thiết cho những cây thủy sinh yếu hơn.
Việc cung cấp nguồn sáng đầy đủ, kết hợp với những điều kiện thích hợp về môi trường, sẽ đảm bảo rằng cây có thể quang hợp ở mức độ tối ưu và phát triển mạnh khỏe. Thông thường các hồ cá chỉ được trang trí bằng đèn huỳnh quang hoặc đèn led và thực tế rằng điều đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ánh sáng của nhiều loài cây thủy sinh. Và tất nhiên ánh sáng dành cho hồ thủy sinh đã trở thành một vấn đề rất quan trọng, vì thế để cung cấp ánh sáng hợp lý thì chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về vấn đề này nhằm tạo ra một môi trường tốt nhất cho hồ thủy sinh của mình.
Màu sắc của lá cây dựa vào mức độ hấp thu ánh sáng
Màu của lá cây cung cấp một bằng chứng quan trọng về nhu cầu chiếu sáng của chúng. Hầu hết cây cối đều có các cấp độ xanh lục khác nhau, nhưng nhiều cây cũng tạo ra lá nâu và đỏ. Màu của một vật thể được tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ chính nó (nghĩa là không bị hấp thu). Từ đó chúng ta có thể xác định được những bước sóng nào được cây sử dụng và mức độ hiệu quả của sự quang hợp ở chúng dựa trên màu của lá cây.
Lá cây màu xanh lục nhạt. Bởi vì màu trắng là tổng hợp của rất nhiều màu, màu sáng hơn cho thấy rằng có ít ánh sáng được hấp thu trên toàn bộ quang phổ (tức phản xạ nhiều hơn). Cây có lá màu xanh lục nhạt dường như không quang hợp một cách có hiệu quả và thiếu chất diệp lục tố. Cây màu xanh lục nhạt cần chiếu sáng mạnh để bù đắp cho việc thiếu chất diệp lục tố bên trong các tế bào.
Lá cây màu xanh lục sậm. Lá cây màu xanh lục sậm là dấu hiệu cho thấy cây hấp thu ít ánh sáng xanh lục hơn so với những vùng khác trong quang phổ. Lá cây xanh lục sậm thích nghi với điều kiện chiếu sáng yếu và không đòi hỏi chiếu sáng mạnh. Khi cây xanh lục sậm ra lá mới, chúng thường nhạt hơn rất nhiều, bởi vì lượng diệp lục tố vẫn chưa phát triển bằng với lá cây trưởng thành.
Lá đỏ. Vùng đỏ trong phổ ánh sáng thường là nơi mà quá trình quang hợp diễn ra mạnh nhất, mặc dù ở cây lá đỏ, ánh sáng này bị phản xạ và không được hấp thu. Sự thay đổi màu sắc dựa trên một yếu tố rằng cây sử dụng diệp hồng tố, loại sắc tố kém hiệu quả hơn so với diệp lục tố, để hấp thu năng lượng ánh sáng. Bù đắp cho việc thiếu ánh sáng đỏ, cây phải hấp thu nhiều ánh sáng xanh dương và xanh lục hơn và do đó cần được chiếu sáng mạnh hơn. Một số cây có thể thay đổi loại sắc tố sử dụng để quang hợp tùy vào điều kiện chiếu sáng. Trong trường hợp đó, cây lá đỏ sẽ chuyển thành xanh lục nếu lượng chiếu sáng không đủ, và một số lá xanh lục sẽ chuyển thành màu đỏ ở phần ngọn (tức nơi gần với nguồn sáng hơn) hay trong điều kiện lượng chiếu sáng tổng thể mạnh hơn.
Đèn thủy sinh
Đối với cây thủy sinh thì dãy quang phổ màu lam và đỏ là phù hợp, nhất là màu lam, rất cần thiết để cây quang hợp.
Màu sắc | Tím | Lam đậm | Lam | Lục | Vàng | Cam | Đỏ |
Quang phổ(nm) | 300-400 | 400+ | 500+ | 550-600 | 600+ | 700+ |
- Bể 30cm : 15-25w
- Bể 60cm: 50-100w
- Bể 90cm: 100-200w
Kích Thước Bể (Dài x Rộng x Cao) | Thể Tích | Số Lượng Đèn | Chiều Dài Bóng |
60 x 30 x 30 | 54 | 2 x 15W | 43,8 cm |
70 x 30 x 37 | 77 | 2 x 20W | 59,0 cm |
80 x 35 x 40 | 112 | 2 x 20W | 59,0 cm |
100 x 40 x 50 | 200 | 3 x 30W | 89,5 cm |
120 x 40 x 50 | 240 | 4 x 30W | 89,5 cm |
130 x 40 x 50 | 260 | 3 x 40W | 120 cm |
160 x 40 x 50 | 320 | 2 x 65W | 150 cm |
Thời gian chiếu sáng:
Tùy theo loại cây và mật độ cây cũng như các điều kiện khác như dinh dưỡng và hàm lượng Co2, thường thì 8-10 tiếng mỗi ngày, có thể chiếu sáng liên tục hay ngắt quãng giữa để ngừa rêu hại.
Nhiệt độ màu càng thấp thì ánh sáng có màu càng tối đỏ và càng cao thì càng sáng trắng. Trên 10,000K thì có màu trắng xanh lam, phù hợp với hồ cá biển. Đối với hồ thủy sinh thì nên chọn bóng có nhiệt độ màu 6500K
Temperature | Source |
1,700 K | Match flame |
1,850 K | Candle flame |
2,700–3,300 K | Incandescent light bulb |
3,350 K | Studio “CP” light |
3,400 K | Studio lamps, photofloods, etc. |
4,100 K | Moonlight, xenon arc lamp |
5,000 K | Horizon daylight |
5,500–6,000 K | Typical daylight, electronic flash |
6,500 K | Daylight, overcast |
9,300 K | CRT screen |
- Đèn huỳnh quang: khá phổ biến và tính chuyên dụng cao, bóng hay sử dụng là bóng kích thước T5 và T8, ngoài ra còn có bóng compact 1-2-3-4U.
- Bóng Metal: có công suất cao, cho ánh sáng mạnh nhưng mức tiêu thụ điện khá cao.
- Đèn led: công suất tiêu thụ điện thấp nhưng hiệu suất cao.
- Ánh sáng mặt trời: khó kiểm soát và rất dễ bùng phát rêu hại.
Đèn led cho bể thủy sinh, những điều cần lưu ý
Led cho bể thủy sinh hiện nay không còn là công nghệ quá mới mẻ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tranh cãi và chưa có một công thức cụ thể nào để có thể thành công với đèn led trong lĩnh vực tự chế (DIY). Xin được bày tỏ quan điểm về việc sử dụng đèn led cho bể thủy sinh thì sẽ có những vấn đề gì chúng ta cần lưu ý.
Ánh sáng đèn led không tốt cho mắt khi nhìn trực tiếpĐèn led được lựa chọn sử dụng cho bể thủy sinh, nhất là với những bể cao vì led có độ xuyên thấu lớn, ánh sáng tập trung. Cũng chính vì điều đó mà khi mắt người nhìn trực tiếp vào nguồn ánh sáng led sẽ bị chói, nhìn lâu có thể gây tổn thương võng mạ (nhất là đối với trẻ em). Hiện nay mẫu đèn led tự chế thường được đề cao yếu tố thẩm mỹ (mỏng và nhẹ) mà quên đi mất yếu tố an toàn cho người sử dụng. Khi đứng trước một bể thủy sinh có sử dụng đèn led, người xem có thể bị ánh sáng của đèn chiếu vào mắt gây khó chịu, đối với trẻ nhỏ, việc ngước lên nhìn đèn led (dù vô tình hay cố tình) ít nhiều cũng đều có thể để lại hậu quả.
Đối với đèn luxeon, khi chiếu xuống mặt nước động còn gây hiện tượng nhức, mỏi mắt cho người xem vì ánh sáng từ những sóng nước phản chiếu mạnh và liên tục ra môi trường xung quanh. Có thể nhìn lâu mắt bạn sẽ quen nhưng không ai dám chắc mắt bạn sẽ vẫn khỏe mạnh khi tiếp xúc lâu dài với ánh sáng ấy.
Với những bể thủy sinh nhỏ dùng đèn led, chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt sức chiếu sáng bằng việc sử dụng tấm mica đục mờ, hạn chế ánh sáng chiếu ra ngoài bể bằng cấu trúc che chắn của máng đèn. Tất nhiên việc này sẽ làm mất đi độ mỏng trong thiết kế của đèn.
Đèn led khó thể hiện được màu sắc thật của cây
Hiện nay chúng ta đang tự chế đèn bằng các sản phẩm led sử dụng chủ yếu trong ngành quảng cáo, trang trí nội thất. Việc sản xuất led có chỉ số tái tạo màu (CRI – chỉ số này càng cao màu sắc càng trung thực) thấp và chỉ tập trung vào sức chiếu sáng giúp cho sản phẩm nhanh chóng được phổ biến trên thị trường với mức giá rẻ. Ở những nước có nền công nghiệp led phát triển, các loại đèn led có độ tái tạo màu cao (CRI trên 95) thường đi kèm với giá thành không hề rẻ để có thể trở nên phổ biến ở thị trường các nước đang phát triển (Việt Nam).
Vậy chúng ta cũng không nên quá ngạc nhiên khi dưới đèn led, màu sắc của cây không được thật mắt cho lắm, tệ hơn là ánh sáng ngả quá nhiều sang một màu nào đó (thường là vàng hoặc xanh lam). Để có được một sản phẩm đèn led tự chế giá rẻ mang lại màu sắc thật cho cây buộc lòng chúng ta phải tìm ra công thức phối trộn màu. Công thức đó hiện nay vẫn đang còn là ẩn số.
Không nên quá tin tưởng vào người bán hàng và nhà sản xuất
Như đã nói ở trên, các sản phẩm đang được phân phối trên thị trường thường không có xuất xứ, nguồn gốc cũng như thông số kỹ thuật rõ ràng, chính xác. Nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ, tượng trưng, phóng đại và thường chỉ chính xác được khoảng 80%. Bên cạnh đó là tâm lý người bán chỉ mong thiêu thụ được nhiều hàng nên việc tư vấn đèn led sử dụng cho bể thủy sinh gần như không nằm trong khả năng của họ.
Ngay cả khi bạn chọn 2 sản phẩm đèn led giống nhau về thương hiệu và thông số kỹ thuật ở 2 nhà cung cấp khác nhau thì chất lượng ánh sáng hoàn toàn có thể khác nhau, điều đó đôi khi mắt người không thể phân biệt được. Có một thực tế là màu sắc ánh sáng khi chiếu trong không khí và trong nước cũng có sự khác nhau khá rõ nét.
Nên có sự nghiên cứu, thực nghiệm lâu dài
Để có được một sản phẩm đèn led tự chế đắc ý cho bể thủy sinh (cụ thể là cho chính bể của bạn) thì việc thử nghiệm trong thời gian dài, với nhiều loại cây thủy sinh là không thể bỏ qua. Bạn sẽ thấy cùng một sản phẩm đèn led nhưng có bể phù hợp có bể không, điều này dựa trên 2 vấn đề nền tảng: Không có bể thủy sinh nào giống nhau và chưa có công thức thành công nào dành cho đèn led tự chế.
Nếu bạn muốn tự làm một sản phẩm đèn led phục vụ hiệu quả cho bản thân hoặc xa hơn là phân phối cho thị trường, bạn cần có sự nghiên cứu nghiêm túc. Từ màu sắc đèn, quang phổ, công suất chiếu sáng, hình thức bố trí, thiết kế tổng thể đến sự tương thích với các loài cây thủy sinh, khả năng tùy chỉnh cho nhiều mục đích sử dụng, cho nhiều loại bể khác nhau.
Đảm bảo an toàn về điện
Đèn led tự chế hầu hết sử dụng dòng điện 12V, hầu như không gây nguy hiểm cho người sử dụng khi có sự cố. Tuy nhiên vấn đề về nguồn cung cấp điện cần được cân nhắc. Hiện nay có 3 loại nguồn đèn led phổ biến nhất: nguồn tổ ong (chuyên dụng cho led), nguồn nhựa (bao gồm cả nguồn sạc của máy tính xách tay) và nguồn điện của máy tính để bàn.
– Nguồn tổ ong có thiết kế thoáng mát để tản nhiệt, giúp tăng tuổi thọ của bộ nguồn. Khi hai cực âm và dương của đèn led tiếp xúc với nhau, nguồn có khả năng tự ngắt điện. Chính vì thiết kế thông thoáng mà cần tuyệt đối tránh nước cho loại nguồn này.
– Nguồn nhựa và nguồn sạc của máy tính có khả năng tránh nước cao hơn, phù hợp cho môi trường bể thủy sinh. Tuy nhiên, chính vì có lớp vỏ nhựa kín mà khả năng tản nhiệt giảm đi rõ rệt, tuổi thọ của nguồn bị rút ngắn. Nguồn sạc máy tính xách tay có tuổi thọ cao hơn nhưng giá thành lại đắt hơn, phù hợp sử dụng nếu bạn có thể tận dụng.
– Nguồn máy tính để bàn có hệ thống quạt làm mát riêng, khả năng tản nhiệt tốt nhưng không chịu được nước. Hệ thống dây điện phức tạp nên cần tìm hiểu một chút để có được dòng chính xác 12V cho đèn led. Ngoài ra, với các loại nguồn giá rẻ, không nhiều thông số kỹ thuật thì khả năng dòng điện không ổn định là rất lớn, điều này làm giảm tuổi thọ của đèn led.
Thời gian chiếu sáng cho bể thủy sinh
Điều quan trọng là bể cá được đặt ở đâu khi bạn chiếu sáng chúng. Lý tưởng nhất là bạn muốn có thể kiểm soát được hoàn toàn ánh sáng, do đó đặt tại khu vực tối và cách xa cửa sổ là tốt nhất. Ánh sáng mặt trời ở trên các bể chứa có thể dẫn tới việc rêu phát triển và tạo nên những thay đổi bất thường về nhiệt độ.
Loại đèn mà các bạn sử dụng cũng rất quan trọng cho việc sinh trưởng tự nhiên của cây thủy sinh. Nếu các bạn muốn tái tạo ánh sáng mặt trời tự nhiên thì tốt nhất cần phải hướng bể ra khỏi tất cả những màu sắc trang trí đang hiện có và dùng cho ánh sáng quang phổ. Rất nhiều loại “ánh sáng bể cá” không hề lý tưởng cho sự phát triển của cây vì các nhà sản xuất chỉ tập trung vào việc mang lại các màu sắc tự nhiên của cá chứ không mang đến sự phát triển của cây thủy sinh.
Theo kinh nghiệm, công suất hợp lý là vào khoảng 1 wat cho mỗi lít nước trong bể cá – cây cảnh. Ở đây có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng cũng cần ghi nhận rằng những loài cây thủy sinh khác nhau thì cần những điều kiện khác nhau về ánh sáng. Ví dụ như loài Ráy (Anubias sp.) cần ít ánh sáng để phát triển hơn loại cây họ Lá trầu (Echinodorus sp).
Sẽ rất khó dùng quá lượng ánh sáng cần thiết và cũng không có vấn đề gì đáng kể (ngoài vấn đề tài chính và thẩm mỹ cho bể) khi các bạn lắp được càng nhiều đèn ống bên dưới nắp bể càng tốt.
Thời gian chiếu ánh sáng
Phần lớn các cây thủy sinh trong bể cá đến từ vùng nhiệt đới là nơi có độ dài của ngày và đêm như nhau. Rất nhiều người chơi bể cá và cây thủy sinh đã cố gắng sao chép điều đó. Nhưng thực tế cho thấy sẽ thu được kết quả tốt hơn nếu ánh sáng được chiếu vào bể cá không quá 10 tiếng mỗi ngày.
Đồng hồ đo thời gian cũng như ổ cắm hẹn giờ sẽ là một dụng cụ trợ giúp hữu ích cho việc này. Bạn hãy thử và tính khoảng thời gian trong ngày của bể cá khi mà bạn có ở đó và bạn sẽ không phải bật đèn sáng khi không đúng lúc.
Chúc các bạn trang bị được hệ thống ánh sáng cho bể cá như ý!
Một số sản phẩm đèn cho bể cá khuyên dùng:
– Điện áp: AC 240V/110V ; 50/60Hz
– Công suất: 4W
– Hiệu quả chiếu sáng cao, tiêu thụ năng lượng thấp và phản xạ ánh sáng mạnh.
– Đèn có thể xoay cho phép ánh sáng xoay góc rộng.
– Kiểu dáng đẹp, đèn LED hiện đại.
– Ánh sáng: 6500 K
– Số bóng: 4
– Kiểu đèn: Kẹp
– Phù hợp cho bể: 30cm – 45cm
– Màu sắc: Màu đen
– Model: Compact R55
– Nguồn: 220-240v/50hz
– Công suất: 55w
– Cường độ ánh sáng: 6500k
– Số lượng bóng: 1
– Loại bóng: Compact
– Dùng cho bể: Cá/cây/tôm