Sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi. Bình thường quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết mình bị sỏi thận. Vậy làm thế nào để nhận biết?
Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Sỏi thận còn được gọi là sạn thận, là do kết quả của sự kết tủa của một số chất chứa trong nước tiểu. Những sỏi này thành lập trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản (ureter) xuống bàng quang. Nếu nhỏ nó có thể thoát ra với nước tiểu. Trong trường hợp sỏi lớn không thể đi qua được niệu quản nên nó cứ nằm trong niệu quản, gây nghẽn niệu quản và làm cản trở dòng nước tiểu đi xuống bàng quang làm bệnh nhân lên cơn đau.
Các nguyên nhân dẫn đến sỏi thận:
Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.
Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
Chế độ
ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại
thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
Biểu hiện khi bị sỏi thận
Người bệnh có thể đau từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt, đái ra máu…
Với những trường hợp sỏi nhỏ, (kích thước nhỏ hơn hoặc bằng hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Con với những ca bệnh có sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận.
Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận. Những dấu hiệu nhận biết Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Nếu có thấy xuất hiện một số triệu chứng sau thì cần xét nghiệm chẩn đoán thêm: Cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng.