Bệnh viêm xương khớp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng thế nào? Làm thế nào để chữa trị và phòng chống bệnh?…Những thắc mắc xung quanh bệnh viêm khớp của bạn sẽ được giải đáp dưới đây.
I. Viêm Xương Khớp Là Gì?
Viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi.
Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space), gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.
Người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và vận động kém đi. Không giống như một số dạng viêm khớp khác, viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Thấp khớp – dạng phổ biến thứ hai của bệnh viêm khớp – ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài các khớp. Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất.
Viêm xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Bệnh này xảy ra phổ biến nhất ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống.
II. Ai dễ mắc bệnh viêm khớp?
Bệnh viêm khớp có thể đến một cách âm thầm và sớm hơn bạn tưởng vì giai đoạn đầu không có biểu hiện gì khác thường. Đa số mọi người thường nghĩ viêm khớp chỉ xảy ra ở người già nhưng trên thực tế Bệnh viêm khớp thường xảy ra những người độ tuổi trên 40 hoặc có thể thấp hơn, đặc biết với những người đã từng bị tổn thương xương khớp.
Ở người viêm khớp, phần sụn, cơ quan có tác dụng bôi trơn, bảo vệ đầu xương dần mất đi, nguyên nhân hiện chưa rõ ràng nhưng đó là sự kết hợp giữa các nhân tố tuổi tác, gene di truyền, do chấn thương hay béo phì. Tuổi tác là một nguy cơ nhưng không hẳn ai về già cũng bị bệnh viêm khớp.
III. Những Nguyên Nhân Nào
Gây Ra Bệnh Viêm Xương Khớp? Viêm xương khớp thường diễn ra dần dần theo thời gian. Một số yếu tố có thể dẫn đến bệnh này bao gồm:
- Thừa cân
- Tuổi già
- Thương tích khớp
- Các khớp hình thành không đúng
- Dị tật di truyền trong sụn khớp
- Đè nén các khớp do một số công việc hoặc chơi thể thao.
IV. Triệu chứng nào cảnh báo viêm khớp?
Giai đoạn đầu của viêm khớp thường không có biểu hiện gì khác thường. Cứng khớp sau khi ngồi dậy khỏi giường hoặc sau khi ngồi lâu. Bệnh viêm khớp tiến triển ở vùng đầu gối, hông, xương sống, thắt lưng, cổ và khớp cổ tay. Chỉ khi bị mất lượng đáng kể sụn thì người ta mới cảm thấy đau và mất chức năng của khớp.
Có cảm giác lạo xạo hoặc tiếng các xương chà xát lên nhau.
Sưng hoặc đau ở một hoặc nhiều khớp. Nếu bị sưng, cứng hay đau khớp trong hơn 2 tuần, hãy đi khám bác sỹ. Việc chẩn đoán, dùng thuốc giảm đau, điều chỉnh lối sống sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương nặng hơn. Phương pháp chẩn đoán cần phối hợp kết quả chụp X-quang, thử máu và thử nước tiểu.
V. Chẩn Đoán Viêm Xương Khớp Bằng Cách Nào?
Không có kiểm tra đơn lẻ nào có thể chẩn đoán được viêm xương khớp. Hầu hết các bác sĩ sử dụng nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh và loại trừ các vấn đề khác:
Bệnh sử
Khám sức khỏe
Chụp X-quang
Các xét nghiệm khác như thử máu hoặc kiểm tra dịch ở khớp.
VI. Điều Trị Viêm Xương Khớp Như Thế Nào?
Bác sĩ thường kết hợp các phương pháp điều trị để phù hợp với nhu cầu, lối sống và sức khỏe của bệnh nhân. Điều trị viêm xương khớp có bốn mục tiêu chính:
Cải thiện chức năng khớp
Duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh
Kiểm soát cơn đau
Có được lối sống lành mạnh.
Kế hoạch điều trị viêm xương khớp có thể bao gồm:
Tập thể dục
Kiểm soát cân nặng
Nghỉ ngơi và chăm sóc khớp
Kỹ thuật giảm đau không dùng thuốc để kiểm soát cơn đau
Thuốc
Các liệu pháp bổ sung và thay thế
Phẫu thuật.
Việc Tự Chăm Sóc và “Thái Độ Tích Cực về
Sức Khỏe Tốt” Giúp Ích Như Thế Nào? Ba loại chương trình giúp mọi người tìm hiểu thêm về bệnh viêm xương khớp và tự chăm sóc và cải thiện thái độ tích cực về một sức khỏe tốt của họ:
Chương trình giáo dục bệnh nhân
Chương trình tự quản lý bệnh viêm khớp
Nhóm hỗ trợ bệnh viêm khớp.
Những chương trình này hướng dẫn cho mọi người về bệnh viêm xương khớp và cách điều trị bệnh này. Chương trình cũng có các ích lợi rõ ràng và lâu dài. Người tham gia chương trình này học cách:
Tập thể dục và thư giãn
Giải quyết vấn đề.
Những người mắc bệnh viêm xương khớp thấy rằng chương trình tự quản lý giúp họ:
Hiểu về bệnh
Giảm đau trong khi vẫn có thể năng động
Đối phó với cơ thể, tâm trí và
cảm xúc của họ
Kiểm soát bệnh tốt hơn
Sống năng động và độc lập.
Những người có thái độ tích cực về một sức khỏe tốt:
Tập trung vào điều họ có thể làm, không tập trung vào điều mà họ không thể
Tập trung vào điểm mạnh, không tập trung vào điểm yếu
Chia các hoạt động thành các nhiệm vụ nhỏ dễ quản lý
Đưa việc tập thể dục và
ăn uống có lợi cho sức khỏe vào lệ thường hàng ngày của họ
Phát triển các cách để giảm và kiểm soát căng thẳng
Cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động
Phát triển hệ thống hỗ trợ gồm gia đình, bạn bè và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Nghiên Cứu Nào Đang Được Tiến Hành về Bệnh Viêm Xương Khớp? Viêm xương khớp không đơn giản là căn bệnh “bào mòn” xảy ra ở khớp khi người ta về già. Có nhiều điều liên quan đến bệnh này hơn là chỉ
lão hóa. Các nhà
nghiên cứu đang nghiên cứu:
Công cụ để xác định viêm xương khớp sớm
Gen
Xây dựng mô—phương pháp đặc biệt để phát triển sụn nhằm thay thế sụn bị tổn hại
Một loạt các chiến lược điều trị
Các thuốc ngăn ngừa, làm chậm hoặc đẩy lùi tổn hại khớp
Các liệu pháp bổ sung và thay thế
Vitamin và thuốc bổ khác
Giáo dục để giúp mọi người kiểm soát tình trạng viêm xương khớp của họ tốt hơn
Tập thể dục và
giảm cân nhằm cải thiện khả năng vận động và giảm đau.
VII. Làm gì để phòng tránh bệnh viêm khớp?
Để phòng tránh bệnh viêm khớp bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn các thực phẩm rau xanh,vitamin C,E, các thực phẩm giàu axit béo omega-3.
Hạn chế ăn nhiều chất béo, ngọt, giàu năng lượng để tránh béo phì, thừa cân. Vì đây là một trong những nguyên nhân gât tăng lực nén lên tổ chức xương khớp.
Trong các vận động hàng ngày, chọn tư thế ngồi đúng cách, lưng thẳng, ghế có tựa để giảm tối đa lực ép lên đĩa đệm;
Không cố hết sức để với cao, với xa hay khiêng vác vật nặng vì tất cả các động tác quá sức gây ra
căng cơ, dễ trật khớp và cũng dễ tạo ra vi chấn thương lên ổ khớp.
Không nên tắm quá lâu, nằm ngủ trực tiếp trên nền gạch vì nền gạch lạnh, môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ gây co cơ, hẹp khe khớp tăng nguy cơ tạo vi chấn thương.
Ngoài ra, cần khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm các bệnh như đái tháo đường, loãng xương, bệnh gout để
điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về khớp.
VIII. Một số câu hỏi khác: