Những biểu hiện của bệnh giang mai rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận ra các triệu chứng của bệnh dễ dàng nhất. Giang mai là một trong số nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây biến chứng lên các dây thần kinh, mô và thậm chí là não bộ nếu không được điều trị.
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục
Để nhận biết những biểu hiện của bệnh giang mai , chúng ta sẽ tìm hiểu những người thuộc nhóm nguy cơ cao bao gồm:
– Bệnh giang mai có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vết loét. Những vết loét giang mai có thể xuất hiện bên ngoài bộ phận sinh dục, âm đạo, hậu môn hoặc bên trong trực tràng. Chúng cũng có thể xuất hiện trên môi và trong miệng.
– Những người có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng với người bị nhiễm bệnh có nguy cơ cao.
Những người bị mắc bệnh giang mai có thể nhiều năm không xuất hiện triệu chứng. Các vết loét có thể không được phát hiện và không điều trị. Vì vậy những người bị bệnh có thể vô tình lây sang người khác.
Các vết loét trên miệng do giang mai
Những biểu hiện của bệnh giang mai qua các giai đoạn
Bệnh giang mai phát triển qua 3 giai đoan bao gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn này thường bắt đầu với sự xuất hiện của các săng giang mai. Các săng có kích thước nhỏ, cứng, tròn và không đau. Chúng có thể biến mất mà không cần điều trị sau khoảng 3 – 6 tuần. Nếu không được điều trị đúng cách trong giai đoạn 1, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này bắt đầu bằng một phát ban đơn giản trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các đốm nâu đỏ, thô và không gây ngứa xuất hiện. Phát ban có thể xuất hiện ở các khu vực khác nhau trên cơ thể. Ngoài ra, còn có những biểu hiện trong giai đoạn này rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như cúm bao gồm: Mệt mỏi, đau cơ, sốt, đau họng, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, rụng tóc, giảm cân.
Giai đoạn 3: Giai đoạn này bắt đầu khi các triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 biến mất. Nhiễm trùng vẫn còn trong cơ thể và không có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh (giai đoạn ủ bệnh). Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm. Khoảng 15% người bệnh không được điều trị sẽ đi vào giai đoạn cuối của bệnh và gây biến chứng lên não, tim, gan, mắt, xương khớp do vi khuẩn tấn công. Những biến chứng này có thể rất nghiêm trọng dẫn tới tử vong. Những dấu hiệu của bệnh giang mai trong giai đoạn cuối bao gồm:
– Khó khăn khi vận động cơ bắp
– Tê, liệt các chi
– Suy giảm thị lực
– Sa sút trí tuệ
Giang mai có thể gây biến chứng lên hệ thần kinh
Dựa vào những biểu hiện của bệnh giang mai qua các giai đoạn, người bệnh có thể phát hiện và lên kế hoạch điều trị kịp thời. Giang mai nên được điều trị càng sớm càng tốt.
Xem thêm thông tin chi tiết về giang mai thần kinh hay còn gọi là giang mai giai đoạn cuối, để hiểu rõ căn bệnh này nguy hiểm đến mức nào nhằm có biện pháp phòng tránh các bạn nhé
Giang mai thần kinh là triệu chứng điển hình của bệnh giang mai giai đoạn cuối. Vậy biểu hiện của bệnh giang mai thần kinh là như thế nào để người bệnh có thể nhận biết?
Bệnh giang mai thần kinh là gì? Theo các chuyên gia, bệnh giang mai thần kinh là tình trạng nhiễm trùng tủy sống hoặc não do mắc bệnh giang mai nhưng không được điều trị.
Giang mai thần kinh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi mắc bệnh giang mai từ 10-20 năm. Không phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai thần kinh, chỉ những trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời nên mới mắc bệnh.
Những triệu chứng bệnh giang mai thần kinh rất giống với những căn bệnh phổ biến khác nên người bệnh thường khó phát hiện ra cho tới khi có những triệu chứng điển hình.
Các triệu chứng của bệnh giang mai thần kinh – Người bệnh thường dễ cáu gắt, hay bị nhầm và không tập trung.
– Có những biểu hiện của người mắc bệnh trầm cảm hoặc tâm thần và có dáng đi không bình thường.
– Người bệnh không thể di chuyển, đi lại bình thường và có thể bị mù cả hai mắt.
– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau nhức người và giảm thị lực.
– Thường bị tê ngón tay, chân hoặc cả bàn chân và bàn tay.
Bệnh giang mai thần kinh là biến chứng của bệnh giang mai, tuy nhiên các triệu chứng phát bệnh giang mai thần kinh thường sau 10-20 năm. Bệnh giang mai thần kinh thường biểu hiện dưới nhiều hình thức khách nhau.
5 hình thức thường gặp của bệnh giang mai thần kinh. Xét nghiệm giang mai thần kinh thường không có triệu chứng gì đặc biệt (dường như người bệnh không có triệu chứng gì). Trường hợp này thường gặp ở người bệnh đã khỏi bệnh và không có triệu chứng gì hoặc nhiễm trùng nhưng lại không có dấu hiệu gì.
Suy nhược thần kinh : Hiện tượng này xuất hiện khoảng sau 30 năm mắc bệnh giang mai, người bệnh có những thay đổi về tâm lý do não bộ bị tổn thương.
Giang mai thần kinh màng não : Gặp ở tuần đầu tiên hoặc trong những năm đầu nhiễm giang mai. Người bệnh thường có triệu chứng đau đầu, cổ, cảm giác buồn nôn và giảm thị lực.
Giang mai đột quỵ : xảy ra trong vài tháng sau khi nhiễm bệnh với triệu chứng tương tự bệnh giang mai thần kinh màng não kèm theo triệu chứng đột quỵ.
Giang mai thần kinh cột sống : do biến chứng bệnh giang mai không được điều trị sớm với triệu chứng đau nhức các cơ, cảm giác tê và ngứa khắp cơ thể. Xuất hiện những cơn đau bụng, chân thậm chí rối loạn bàng quang.
Bệnh giang mai thần kinh gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nhất là làm mất hoàn toàn thị lực và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, cách tốt nhất để điều trị bệnh giang mai thần kinh là cần điều trị bệnh giang mai ngay từ giai đoạn đầu. Ngoài ra, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nghi ngờ lây nhiễm bệnh người bệnh nên đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị
Blogsudo Tổng Hợp