Chủ yếu xảy ra ở nữ giới và chịu ảnh hưởng của các thay đổi sinh lý ở các giai đoạn phát triển như dậy thì, thai kỳ, tuổi mạn kinh.
Bệnh thường ít có biểu hiện ban đầu rõ rệt thường phát hiện sau khi thấy khôi bướu to bất thường vùng cổ, hoặc tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe nói chung, các đợt khám đường hô hấp… Tuy nhiên đôi khi bướu phát triển có thể gây chèn ép dây thần kinh thanh quản dẫn đến các biểu hiện như: nghẹn khi nuốt, khó thở, khàn tiếng…
Các bướu giáp đơn thuần thường phát triển mà ít gây ảnh hưởng hưởng đến nồng độ hormon bình thường của tuyến giáp nên còn có tên gọi là bướu bình giáp. Các bướu giáp này có thể tự khỏi hoặc khỏi sau điều trị nội khoa. Đôi khi có thời gian phát triển kéo dài, người bệnh chung sống hòa bình rồi đột nhiên bướu phát triển mạnh gây ra các tác động đến sức khỏe người bệnh.
Do đó, đối với các bướu này lời khuyên là điều trị ổn định bệnh bằng thuốc, các thực phẩm chức năng hỗ trợ và theo dõi định kỳ sự phát triển của bướu
Bướu đơn nhân kích thước khoảng 1cm, di chuyển theo nhịp nuốt và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các bướu này cần phát hiện sớm, thì có thể điều trị khỏi hẳn toàn bằng các thuốc nội tiết. Đối với các trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa, bướu tiếp tục to lên mới điều trị bằng phẫu thuật.
Các trường hợp nhân phát triển nhanh, có thể kết hợp nhiều phương pháp. Một chú ý với các bướu loại này là có thể nhầm lẫn với ung thư tuyến giáp. Do đó, bệnh nhân cần làm xét nghiệm, chọc hút tế bào để loại trừ nguy cơ ung thư.
Các bướu đa nhân có thể phát triển ngay từ đầu hoặc phát triển từ các bướu lan tỏa là sự phì đại toàn bộ của tuyến giáp trong đó có xuất hiện nhiều nhân bướu. Các khối u đa nhân tái phát cần chú ý nguy cơ ung thư.
Trước khi điều trị loại bướu này cần được xét nghiệm tính chất u lành hay ác. Lành tính có thể điều trị bằng hormon. Do có sự phì đại toàn bộ tuyến nên cần chú ý các biến chứng chèn ép, hoặc sự phát triển không đồng đều giữa các nhân cần tiến hành phẫu thuật bán phần hoặc toàn phần tuyến giáp.
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị lồi mắt, mệt mỏi, gầy sút nhanh, ăn nhiều, run tay chân. Nếu bướu giáp đơn thuần kèm suy giáp có thể làm chậm phát triển tinh thần, đần độn, phù cứng toàn thân, huyết áp thấp…
Điều trị bệnh tuyến giáp đơn thuần thể nhẹ thì dùng thuốc nhưng với trường hợp quá to gây chèn ép có thể phải phẫu thuật. Các dấu hiệu bướu ở cổ là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, có thể là bướu cổ đơn thuần hoặc các bệnh khác như ung thư tuyến giáp, Basedow, viêm tuyến giáp. Do vậy cần có những xét nghiệm cần thiết như định lượng hormon tuyến giáp, siêu âm bướu, chọc hút tế bào, chụp CT Scanner, chụp cộng hưởng từ… để có kết luận điều trị đúng.